Bà mẹ mang thai ngoài tử cung ở vị trí rất hiểm, kỳ lạ hơn là thai nhi vẫn chào đời an toàn

Trang Anh - Ngày 15/12/2023 15:00 PM (GMT+7)

Người phụ nữ ở Ấn Độ đã bị đau bụng 10 ngày, đầy hơi, đi khám bác sĩ khám phát hiện bào thai 23 tuần đang phát triển trong ruột.

Các bác sĩ cho biết đây là hiện tượng rất hiếm gặp bởi vì thường các ca thai ngoài tử cung không thể phát triển đến tuần thứ 23 và sẽ tử vong rất sớm. Nhưng kết quả chụp chiếu của người phụ nữ Ấn Độ này cho thấy một bào thai "có hình dạng bình thường" ở khoang bụng, trong khoảng trống giữa dạ dày và ruột.

Việc thai nhi vẫn sống và phát triển bình thường ở vị trí này khiến các bác sĩ vô cùng ngạc nhiên. Họ đề nghị sản phụ đợi đến tuần thai thứ 29 mới sinh nhằm nâng cao cơ hội sống sót cho em bé. Thông thường, trẻ có thể sống sót khi chào đời từ tuần thai thứ 24, nhưng tỷ lệ thấp (68%). Ở tuần thai thứ 29, trẻ sơ sinh sẽ có cơ hội sống sót là 80-90% khi ra đời.

May mắn thay, các bác sĩ đã đỡ đẻ thành công cho sản phụ ở tuần thứ 29. Sau sinh 12 ngày, người mẹ tiếp tục phẫu thuật để loại bỏ phần còn lại của nhau thai. Trong vòng ba tháng, hai mẹ con đều được xuất viện. Ca bệnh hy hữu được báo cáo trên Tạp chí Y học New England.

Thai nhi ở ngoài tử cung vẫn phát triển và chào đời ở tuần thứ 29.

Thai nhi ở ngoài tử cung vẫn phát triển và chào đời ở tuần thứ 29. 

Các bác sĩ ghi nhận em bé nằm trong khoang phúc mạc, khu vực chứa các cơ quan quan trọng, với nhau thai gắn vào đỉnh xương chậu. Dù hiếm, trường hợp này vẫn có thể xảy ra nếu thai nhi bắt đầu phát triển trong ống dẫn trứng hoặc buồng trứng. Theo thời gian, khối bào thai vỡ ra, cho phép thai nhi "trốn" vào trong khoang phúc mạc.

Tỷ lệ xảy ra tình trạng này là khoảng 1/30.000 sản phụ. Theo dữ liệu y khoa Mỹ, nước này có dưới 2% trường hợp mang thai ngoài tử cung. Khả năng thai nhi tử vong lên tới 90%. Đối với những trẻ sống sót, cứ 5 em thì có một bị dị tật bẩm sinh hoặc tổn thương não.

Những câu hỏi về thai ngoài tử cung mẹ quan tâm nhất

- Thai ngoài tử cung có giữ được không?

Câu trả lời là không. Vị trí thai không nằm trong tử cung mà nằm ở các vị trí khác khi phát triển đến một mức nhất định sẽ bị vỡ, mẹ sẽ vô cùng đau đớn, khó chịu, thai vỡ gây xuất huyết ồ ạt nguy hiểm đến tính mạng của mẹ.

- Thai ngoài tử cung có đẩy vào được không?

Khi thai làm tổ ngoài buồng tử cung, các gai rau phát triển bám chặt vào vị trí làm tổ nên sẽ không thể đẩy thai vào trong buồng tử cung được.

- Thai ngoài tử cung bao lâu thì đau bụng?

Từ tuần thứ 4 hoặc thứ 5 mẹ đã có những dấu hiệu như trễ kinh, thử que 2 vạch nhưng siêu âm không thấy thai ở trong tử cung thì có thể là dấu hiệu của thai ngoài tử cung. Và từ đó cũng xuất hiện những dấu hiệu đau bụng, ra máu bất thường cảnh báo sớm.

- Có thai ngoài tử cung thử que được không, que thử có báo không?

Có thể dùng que thử phát hiện có thai. Với phụ nữ, thai ngoài tử cung tức là đã mang thai, nồng độ hormone hCG trong nước tiểu (hormone chỉ xuất hiện ở người đã mang thai và phôi thai đã làm tổ). Nếu dùng que thử nước tiểu sẽ thấy xuất hiện 2 vạch, kết hợp với các triệu chứng đi kém: trễ kinh, đau bụng, ra máu âm đạo bất thường, mẹ cần đến ngay các cơ sở có chuyên khoa sản phụ để được thăm khám và chẩn đoán chính xác nhất.

Thai không nằm trong tử cung mà ở vị trí khác được gọi là thai ngoài tử cung.

Thai không nằm trong tử cung mà ở vị trí khác được gọi là thai ngoài tử cung.

- Thai ngoài tử cung siêu âm có thấy không?

Siêu âm có thể thấy được thai ở ngoài buồng tử cung.

- Thai ngoài tử cung mấy tuần thì vỡ?

Rất khó để có thể trả lời mấy tuần thì thai sẽ vỡ bởi thời gian vỡ của khối thai sẽ phụ thuộc vào vị trí và nhiều yếu tố khác. Cụ thể:

+ Thai làm tổ ở vòi trứng sẽ có thời gian vỡ nhanh hơn ở ổ bụng do không gian vòi trứng hẹp hơn.

+ Kích thước vòi trứng, buồng trứng, ổ bụng của mỗi mẹ khác nhau nên khối thai vỡ sẽ có thời gian khác nhau.

+ Sự phát triển của thai nhi càng nhanh thì thời gian vỡ càng sớm.

- Thai ngoài tử cung phải làm sao, xử lý thế nào?

Thai ngoài tử cung không thể giữ lại được lâu mà bắt buộc phải có biện pháp xử lý. Có 2 cách xử lý thai ngoài tử cung:

- Điều trị nội khoa: sử dụng Methotrexate khi khối thai ngoài tử cung nhỏ, chưa vỡ, nồng độ betaHCG không quá cao.  Cần phải tránh thai sau khi điều trị ít nhất 3 tháng.

- Điều trị ngoại khoa: khi điều trị nội khoa thất bại, hoặc khi khối thai lớn, nằm ở góc tử cung, nồng độ betaHCG cao, khối thai ngoài tử cung đã vỡ. Điều trị ngoại khoa có thể là bảo tồn vòi trứng hoặc cắt vòi trứng.

- Một số trường hợp thai ngòai tử cung sẽ tự tiêu, gọi là thai ngoài tử cung thoái triển, bác sĩ sẽ chỉ định theo dõi sự thoái triển tự nhiên thì mẹ không cần phải dùng biện pháp gì để can thiệp, thai có khả năng sẽ tự tiêu.

Kiến thức thú vị: Nguồn gốc tên gọi của thủ thuật mổ lấy thai
Thủ thuật sinh mổ là một phương pháp sinh đẻ khá phổ biến hiện nay, và trong tiếng Anh nó có tên gọi khá lạ lùng “Cesarean Section”. Vậy tên gọi này...

Sinh mổ

Theo Trang Anh
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Câu chuyện mang thai