Tin vui đầu năm: Bé trai nặng 3.2kg chào đời khỏe mạnh từ người mẹ mắc ung thư giai đoạn 3, khi mới mang thai được 26 tuần

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 05/02/2025 00:45 AM (GMT+7)

Phát hiện ung thư khi mang thai ở tuần thai thứ 26, nhưng bằng nghị lực phi thường chị P đã quyết giữ con bên mình và sinh thành công ở tuần thai thứ 37, với cân nặng 3,2kg.

Chị T.T.H.P (27 tuổi, ở Hoa Lư, Ninh Bình) ban đầu mang thai rất bình thường như bao người phụ nữ khác, thai phụ phát triển bình thường. Khi thai được 22 tuần, chị P phát hiện có tình trạng ra máu âm đạo nhưng số lượng ít, khoảng cách thưa. Ban đầu thai phụ này nghĩ đó là dấu hiệu bình thường, nhưng đến tuần thứ 25, tình trạng ra máu ngày càng nhiều, nên chị đi khám. Kết quả thăm khám khiến chị choáng váng vì bác sĩ phát hiện có khối u của cổ tử cung. Kết quả sinh thiết sau đó xác nhận tôi mắc ung thư cổ tử cung, khi đó thai được 26 tuần.

Tôi rất sốc và lo lắng cho con. Vì tâm lý mang thai lần đầu, người bình thường đã lo lắng rồi chưa kể lại phát hiện mình mang căn bệnh quái ác khi thai nhi còn quá nhỏ”, chị P chia sẻ.

Khi biết tin mắc bệnh ung thư ở tuần thai thứ 26, chị P vô cùng sốc nhưng quyết giữ thai. Ảnh: BVCC.

Khi biết tin mắc bệnh ung thư ở tuần thai thứ 26, chị P vô cùng sốc nhưng quyết giữ thai. Ảnh: BVCC. 

Sau đó chị P đến Bệnh viện Phụ sản Trung ương thăm khám, điều trị với quyết tâm giữ lại bằng được đứa con trong bụng càng lâu càng tốt. Tại đây, các bác sĩ đã quan tâm, động viên chị P vì trước đó bệnh viện cũng đã điều trị cho nhiều thai phụ mắc bệnh và sau đó sinh con thành công. Đồng thời, đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, giúp chị P vững tâm tiếp tục chiến đấu.

Theo các bác sĩ, khi thăm khám chuyên sâu cho thấy, chị P mắc mắc ung thư cổ tử cung giai đoạn IB3 – khối u ở vị trí cổ tử cung kích thước khoảng 5cm, đây là khối u khi tế bào ung thư có kích thước lớn hơn 4 cm nhưng vẫn chỉ ở tại cổ tử cung.

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Thắng - Trưởng khoa Phụ Ung thư (Bệnh viện Phụ sản Trung ương) cho biết, với giai đoạn bệnh và kích thước khối u như của thai phụ P, bình thường nếu không can thiệp kịp thời, bệnh sẽ tiến triển nhanh, đe dọa tính mạng.

Đối với bệnh nhân không mang thai, thông thường sẽ chỉ định phẫu thuật cắt bỏ khối u ngay lập tức. Tuy nhiên, với trường hợp đặc biệt này, chúng tôi quyết định điều trị bằng cách giữ thai và thực hiện pháp đồ điều trị bằng hóa chất để kiểm soát khối u, kéo dài tuần thai đến mức tối đa”, bác sĩ Thắng chia sẻ.

img srchttps://cdn.eva.vn/upload/1-2025/images/phuongld/bn4-1738666255-875-width780height550.jpg /

Tin vui đầu năm: Bé trai nặng 3.2kg chào đời khỏe mạnh từ người mẹ mắc ung thư giai đoạn 3, khi mới mang thai được 26 tuần - 3

Sau quyết định vừa giữ thai vừa điều trị, chị P đã sinh con thành công ở tuần thai thứ 37, với cân nặng em bé là 3,2kg. Ảnh: BVCC.

Sau khi hội chẩn với lãnh đạo viện và các chuyên gia đầu ngành, phương án giữ thai được đưa ra, đồng thời được truyền hóa chất 3 chu kỳ, theo dõi sát sao để thai nhi phát triển khỏe mạnh mà không bị ảnh hưởng.

Trong suốt quá trình điều trị, chị P. trải qua nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. “Mỗi lần truyền hóa chất, tôi cảm thấy rất mệt, nhưng bác sĩ luôn động viên, hướng dẫn chế độ dinh dưỡng phù hợp để con tôi phát triển tốt, mẹ duy trì sức khỏe ổn định. Tôi đã cố gắng từng ngày, mong hai mẹ con có thể cùng nhau vượt qua” chị P. chia sẻ.

Khi thai đến 37 tuần – đủ trưởng thành để chào đời, ekip các bác sĩ quyết định thực hiện ca mổ lấy thai kết hợp phẫu thuật triệt căn ung thư cổ tử cung. Trong quá trình mổ ekip các bác sĩ gặp nhiều khó khăn vì bệnh nhân đang mang thai do tình trạng thay đổi giải phẫu sinh lý của bệnh nhân có thai, dẫn đến tình trạng tăng sinh các mạch máu và nguy cơ chảy máu nhiều trong quá trình mổ.

Sáng ngày 04/02/2025, chị P đã hạ sinh bé trai khỏe mạnh, nặng 3,2 kg theo phương pháp mổ lấy thai. Sau khi lấy thai nhi ra, các bác sĩ tiếp tục tiến hành phẫu thuật cắt toàn bộ tử cung và nạo vét hạch vùng chậu để loại bỏ triệt để tế bào ung thư. Khối u sau khi cắt bỏ sẽ mang đi sinh thiết, giải phẫu mẫu bệnh nếu chưa di căn, ca phẫu thuật được đánh giá bệnh nhân đã được điều trị khỏi hoàn toàn mà không cần tiếp tục hóa trị hay xạ trị.

Em bé chào đời thành công là minh chứng cho sự quyết tâm và ý chí kiên cường của các bác sĩ và người mẹ mang thai. Ảnh: NVCC.

Em bé chào đời thành công là minh chứng cho sự quyết tâm và ý chí kiên cường của các bác sĩ và người mẹ mang thai. Ảnh: NVCC.

Câu chuyện của chị P là minh chứng cho sức mạnh của y học hiện đại và sự kiên cường của người mẹ. Chính nhờ sự kết hợp đó, một em bé khỏe mạnh đã chào đời an toàn, một người mẹ đã chiến thắng căn bệnh ung thư. Đó không chỉ là một ca bệnh thành công, mà còn là nguồn cảm hứng cho biết bao phụ nữ trong hành trình bảo vệ sức khỏe của mình.

Bác sĩ Nguyễn Văn Thắng cho biết, ung thư cổ tử cung là bệnh ung thư phổ biến thứ 2 ở phụ nữ (sau ung thư vú). Mỗi năm, Việt Nam ghi nhận khoảng 4.000 ca mắc mới, với hơn 2.000 ca tử vong. Tuy nhiên, đây là bệnh có thể phòng ngừa bằng tiêm vắc-xin HPV và tầm soát định kỳ. Đối với phụ nữ mang thai, cần khám thai đầy đủ và lưu ý các dấu hiệu bất thường như ra máu, đau bụng để kịp thời phát hiện bệnh lý nguy hiểm.

Ngựa quen đường cũ khiến người đàn ông mắc hai bệnh tình dục chỉ trong 2 tuần, còn lây sang cả vợ
Dù đã có vợ con nhưng người đàn ông vẫn “ngựa quen đường cũ”, liên tục đi đổi gió mỗi khi ngà ngà hơi men để rồi mắc bệnh và lây cho vợ.

Kiến thức giới tính

Theo LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]04/02/2025 23:38 PM(GMT+7)

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Những câu chuyện cảm động