Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung tháng đầu sớm nhất, tránh nhầm lẫn 

Ngày 16/03/2020 11:34 AM (GMT+7)

Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung tháng đầu cần được nhận diện sớm, tránh bị nhầm lẫn với một số bệnh như đau dạ dày, xuất huyết dạ dày. Rất nhiều sản phụ chủ quan với những dấu hiệu này nên đã xảy ra không ít trường hợp đáng tiếc. 

Các bác sĩ chuyên khoa Sản cho biết, mang thai ngoài tử cung là hiện tượng thai nghén bất thường khi túi thai không nằm trong tử cung mà nằm ở những nơi khác bên ngoài lòng tử cung, thường gặp nhất là tại vòi trứng. Nếu như túi thai này bị vỡ sẽ làm chảy máu ồ ạt vào ổ bụng, làm đe dọa đến sức khỏe, tính mạng của người mẹ, thậm chí là tử vong. Việc phát hiện sớm dấu hiệu mang thai ngoài tử cung ngay từ lúc thai chưa vỡ là hoàn toàn cần thiếu. 

Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung tháng đầu sớm nhất, tránh nhầm lẫn  - 1

Mang thai ngoài tử cung là hiện tượng thai nghén bất thường khi túi thai không nằm trong tử cung mà nằm ở những nơi khác bên ngoài lòng tử cung. Ảnh minh họa

Nhận biết dấu hiệu mang thai ngoài tử cung tháng đầu 

Hầu hết, khoảng từ 7-10 ngày sau khi xảy ra quan hệ tình dục, trứng gặp tinh trùng sẽ diễn ra quá trình thụ thai, thai bắt đầu làm tổ trong buồng tử cung. Nếu như cảm thấy có dấu hiệu mang thai nhưng khi siêu âm vẫn chưa thấy hình ảnh túi thai, cần phải chú ý đến việc mang thai ngoài tử cung. 

- Bị chậm kinh: So với những ngày kinh dự kiến, khi bị mang thai ngoài tử cung sẽ ra máu chậm hơn khiến nhiều người nghĩ rằng mình chỉ bị chậm kinh bình thường. Tuy vậy, lượng máu do có thai ngoài tử cung sẽ kéo dài hơn, ít hơn, máu không đông mà thẫm lại, khác với hành kinh. Cũng có nhiều trường hợp máu ra sớm hơn ngày hành kinh hoặc đúng ngày nhưng cũng có trường hợp không bị ra máu. 

- Xuất huyết âm đạo bất thường: Dễ bị nhầm lẫn với kinh nguyệt và ra máu. Việc xuất huyết âm đạo bất thường có thể là biểu hiện của một số bệnh nhưng cũng có thể là biến chứng của thai ngoài tử cung, dọa sảy thai, bị động thai.

Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung tháng đầu sớm nhất, tránh nhầm lẫn  - 2

Đau bụng dưới hoặc đau gần trực tràng có thể là dấu hiệu bệnh dạ dày hoặc đầy hơi. Ảnh minh họa

- Đo nồng độ HCG trong máu bị giảm dần: HCG là nồng độ được đo trong máu để xác định việc mang thai và sẽ tăng dần theo tuổi thai. Tuy nhiên, nếu thử HCG mà thấy tăng chậm, không tăng không giảm hoặc giảm dần hoặc sản phụ cũng có thể đo bằng que thử thai, nếu thấy dấu hiệu mang thai nhưng không thấy xuất hiện mang thai, cần nghĩa ngay đến dấu hiệu mang thai ngoài tử cung tháng đầu sớm nhất.

- Đau bụng dưới dữ dội một bên: Đau bụng dưới hoặc đau gần trực tràng có thể là dấu hiệu bệnh dạ dày hoặc đầy hơi. Tuy nhiên, cũng cần phải cẩn thận nếu cơn đau từ nhẹ đến nặng, đau dai dẳng hoặc xuất hiện đột ngột thì đây cũng là một trong các dấu hiệu mang thai ngoài tử cung.

- Khó chịu khi đi vệ sinh: Tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu khi mang thai vẫn có thể diễn ra khi mới bắt đầu mang thai nhưng cũng cần phải cẩn trọng nếu bị tiểu buốt hoặc đau khi đi vệ sinh. 

- Một số dấu hiệu khác: Ngoài những dấu hiệu trên, các mẹ cũng nên chú ý đến một số biểu hiện khác như: buồn nôn, ói mửa, mệt mỏi, chóng mặt, ngất xỉu.

Thai ngoài tử cung mấy tuần thì vỡ? Thời gian vỡ của thai ngoài tử cung phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như vị trí làm tổ của thai (tại vòi trứng, buồng trứng, ổ bụng). Ngoài ra, kích thước của nơi thai làm tổ và sự phát triển của thai nhi cũng làm ảnh hưởng đến thời gian vỡ của thai ngoài tử cung. Nếu như thai làm tổ ở vòi trứng sẽ bị vỡ nhanh hơn so với tại ổ bụng hoặc buồng trứng. 

Thai ngoài tử cung có đẩy vào được không? Nếu như túi thai nằm ngoài tử cung thì chắc chắn không thể đẩy vào được, việc của sản phụ là phải can thiệp bằng các phẫu thuật để lấy thai ra hoặc bằng thuốc tiêu thai để thai đẩy ra. Các trường hợp thai ngoài tử cung đều sẽ phải bỏ hoặc trong 3 tháng đầu thai sẽ tự tiêu. 

Thai ngoài tử cung bao lâu thì đau bụng? Trong khoảng tuần thứ 4-5, sản phụ sẽ đau bụng khó chịu, đau bụng dữ dội một bên, đau liên tục nhiều ngày không dứt kèm theo chứng táo bón cần phải nghĩ ngay đến dấu hiệu mang thai ngoài tử cung. 

Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung tháng đầu sớm nhất, tránh nhầm lẫn  - 3

Siêu âm là cách để phát hiện thai ngoài tử cung chính xác nhất. Ảnh minh họa

Nguyên nhân mang thai ngoài tử cung do đâu?

Hiện tại, vẫn chưa xác định được rõ ràng nguyên nhân mang thai ngoài tử cung. Ở một số trường hợp, những biểu hiện sau cũng có sự liên quan đến hiện tượng này: 

- Do yếu tố nội tiết tố hoặc di truyền không bình thường.

- Do bị dị tật bẩm sinh.

- Do ống dẫn trứng bị viêm, để lại sẹo từ những bệnh truyền nhiễm hoặc những lần phẫu thuật trước đó.

- Do viêm nhiễm vòi trứng gây hẹp, tắc vòi trứng.

- Do người mẹ hút thuốc lá.

Những biến chứng do mang thai ngoài tử cung

- Mất máu ồ ạt làm nguy hiểm đến tính mạng người mẹ: Nếu túi thai lớn sẽ vỡ ra và tác động trực tiếp đến mạch máu tại ổ bụng gây xuất huyết ồ ạt. Nếu không được xử lý nhanh chóng sẽ khiến người mẹ bị mất máu trầm trọng. 

- Khả năng bỏ thai là hoàn toàn có thể xảy ra: Thai ngoài tử cung sẽ không được cung cấp các chất dinh dưỡng, điều kiện cần thiết nên sẽ không thể sống được. 

- Làm tăng nguy cơ vô sinh của người mẹ: Không những làm ảnh hưởng tính mạng người mẹ mà còn không loại trừ khả năng người mẹ phải cắt bỏ vòi trứng. Đồng nghĩa với việc người mẹ không còn khả năng mang thai. 

Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung tháng đầu sớm nhất, tránh nhầm lẫn  - 4

Thăm khám bác sĩ để biết tình trạng mang thai ngoài tử cung. Ảnh minh họa

Những dấu hiệu mang thai ngoài tử cung tháng đầu cũng gần giống như dấu hiệu mang thai thông thường. Vì thế, hãy tham khảo ngay ý kiến từ các bác sĩ chuyên khoa nếu sản phụ cảm thấy bất kì dấu hiệu nào bất thường để được chẩn đoán sớm nhất, tránh gặp nguy hiểm đến tính mạng. 

Cách xử lý thai ngoài tử cung thế nào là an toàn, điều trị mất bao lâu?
Thai ngoài tử cung là hiện tượng thai không nằm trong tử cung mà nằm ở vị trí khác. Vậy cách xử lý thai ngoài tử cung như thế nào là an toàn nhất và...

Linh Hà
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Đau bụng - tử cung khi mang thai