Dây rốn quấn cổ có thể ảnh hưởng đến mẹ và em bé trong quá trình sinh nở.
Thai nhi bị dây rốn quấn cổ không phải hiện tượng hiếm. Thông thường, hiện tượng này hoàn toàn vô hại vì thai nhi nhận dưỡng chất cũng như nguồn oxy qua dây rốn chứ không phải qua việc hít, thở qua mũi và miệng. Tuy nhiên nếu dây rốn bị quấn nhiều vòng hay thậm chí là thắt nút thì có thể gây cản nguồn cung cấp oxy, dinh dưỡng cho bé, tức là bé không khác gì bị "nghẹt thở". Để đề phòng hiện tượng này, mẹ cần tránh 4 hành động dưới đây khi mang bầu.
1. Xoa bụng mạnh, liên tục
Khi mang thai, mẹ bầu nào cũng thường có thói quen chạm vào bụng, xoa nắn vì đây là cách duy nhất tương tác với con. Tuy nhiên, khi đến những tháng cuối thai kỳ, khi bé đã "quen" và phản ứng lại với tác động của mẹ thì mẹ không nên xoa bụng nhiều và mạnh vì bé có thể bị kích thích, chuyển động nhiều khiến dây rốn rối, xoắn lại hoặc quấn vào người.
Mẹ chỉ nên xoa, vỗ về nhẹ nhàng lên vùng bụng để tương tác với con.
2. Lao động nặng, hoạt động mạnh
Những hành động cần đến thể lực lớn hoặc biên độ chuyển động nhiều không chỉ khiến mẹ bầu nhanh mệt mỏi, căng cơ, gây áp lực lên thắt lưng mà còn có thể khiến bé bị dây rốn quấn cổ. Chính vì vậy, trước khi tập luyện thể dục, mẹ bầu nên hỏi ý kiến bác sĩ, thảo luận để tìm ra phương án tập thích hợp nhất với tình trạng của bản thân.
Mẹ nên chọn những hoạt động thể chất phù hợp với thể trạng của mình và thai nhi.
3. Ngủ muộn
Mất ngủ, khó ngủ khi mang thai là vấn đề chung của không ít chị em phụ nữ. Mẹ ngủ muộn không chỉ làm tăng áp lực lên thể chất và tâm lý của bản thân mà còn ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học của bé, khiến bé hoạt động tích cực hơn và dễ bị dây rốn quấn cổ hay thắt nút lại hơn.
Do đó, các bà mẹ mang thai phải chú ý đến việc duy trì thói quen đều đặn ngủ 8-9 giờ mỗi đêm và ngủ sớm trước 10 giờ.
Mẹ ngủ muộn sẽ ảnh hưởng đến chế độ sinh hoạt của em bé trong bụng.
Ngủ sai tư thế
Không chỉ thời gian mà cả tư thế ngủ của mẹ cũng có thể ảnh hưởng khá nhiều đớn thai nhi. Nếu mẹ nằm ngửa trong thời gian dài sẽ khiến bé bị "chèn ép", thiếu oxy và phải xoay chuyển nhiều. Cùng với đó, mẹ đổi tư thế ngủ liên tục cũng sẽ khiến mẹ không thể "ngon giấc" và chuyển động nhiều hơn.
Tư thế ngủ tốt nhất cho mẹ bầu được các nhà khoa học công nhân là tư thế nằm nghiêng bên trái. Bà bầu nằm nghiêng trái sẽ giúp giảm bớt áp lực cho các động mạch và vùng xương chậu, đồng thời làm tăng quá trình lưu thông máu, cung cấp dưỡng chất cho thai nhi.
Tư thế ngủ thích hợp nhất cho bà bầu là nằm nghiêng bên trái.