Mẹ bầu hiếm muộn mang song thai 24 tuần đến viện khám thì phát hiện cổ tử cung đã mở 3cm, ối căng phồng

Thảo Nguyên - Ngày 30/12/2022 16:00 PM (GMT+7)

Trường hợp bệnh nhân hiếm muộn trên khiến nam bác sĩ sản khoa Hoàng Văn Khanh, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội nhớ mãi.

Nhiều năm trong nghề, bác sĩ Khanh từng thăm khám và trực tiếp cấp cứu cho rất nhiều các mẹ bầu. Đặc biệt, nhiều mẹ bầu phải can thiệp khâu vòng cổ tử cung vì cổ tử cung suy yếu, bị hở eo cổ tử cung hoặc dự phòng sinh non, sảy thai liên tiếp. Và trường hợp thai phụ Lê Thị Thúy ở Hà Nội cũng là một trong những trường hợp nguy hiểm như thế.

Chị Thúy là một sản phụ hiếm muộn nhiều năm, vợ chồng chị đã đi chạy chữa ở rất nhiều nơi nhưng tin vui vẫn chưa đến với gia đình nhỏ. Chỉ đến khi cả 2 quyết định làm thụ tinh ống nghiệm thì may mắn mới mỉm cười. Sau khi chuyển phôi, chị Thúy đã mang bầu song thai.

Sau khi chuyển phôi, chị Thúy đã mang bầu song thai. (Ảnh minh họa)

Sau khi chuyển phôi, chị Thúy đã mang bầu song thai. (Ảnh minh họa)

Suốt quá trình bầu bí, chị Thúy luôn đi khám định kỳ đều đặn và không có bất cứ vấn đề bất thường gì xảy ra. Cho tới khi sang tuần thứ 24, dù thấy hoàn toàn bình thường, không hề đau bụng nhưng mẹ bầu vẫn phát hiện ra chút dịch nhầy.

Để cẩn thận chị đã đi đến viện kiểm tra và vô tình phát hiện ra cổ tử cung đã mở 3cm, ối căng phồng ngay bên ngoài cổ tử cung. Bởi thế chị Thúy vội vàng nhập viện.

“Khi bệnh nhân tới viện thì cổ tử cung đã mở hơn 3cm và mọi việc xấu đi rất nhanh. Giữ thai thêm 1-2 tuần nữa còn khó chứ không dám nghĩ đến giữ thêm 4-5 tuần. Vì thế, quyết định khâu cấp cứu được bàn bạc rất nhanh chóng. Nếu khâu vòng cổ tử cung thành công bệnh nhân có thể có cơ hội giữ thai thêm lâu hơn nữa cho đến khi có khả năng nuôi được. Tuy nhiên rủi ro cũng rất cao khi làm can thiệp này ở tuổi thai đã lớn 24 tuần, mọi thứ có thể hỏng hết và phải dừng lại”, bác sĩ Khanh nhận định.

Sau nhiều cân nhắc, nhận thức rõ nếu không can thiệp khâu vòng tử cung mà để nguyên thì cơ hội giữ thai rất thấp nên cuối cùng chị Thúy cũng quyết tâm cùng bác sỹ thực hiện thủ thuật. Rất may mắn ca thủ thuật diễn ra suôn sẻ, sau 20 phút thì tình trạng của thai phụ đã được kiểm soát.

“Bệnh nhân nằm viện 1 tuần thì được ra viện. Sau đó chị Thúy tiếp tục chọn bệnh viện phụ sản để theo dõi thai kỳ”, nam bác sĩ sản khoa nói.

Nhờ theo dõi thai kỳ sát sao, chị Thúy đã giữ được tình trạng bầu thai đôi của mình đến tuần thứ 37 của thai kỳ thì được tiến hành cắt chỉ khâu để sẵn sàng đẻ mổ bắt con. Hai con sơ sinh của bà mẹ này đã chào đời rất an toàn, khỏe mạnh trong niềm hạnh phúc của 2 vợ chồng và các bác sĩ.

Hai con sơ sinh của bà mẹ này đã chào đời rất an toàn, khỏe mạnh. (Ảnh minh họa)

Hai con sơ sinh của bà mẹ này đã chào đời rất an toàn, khỏe mạnh. (Ảnh minh họa)

Theo các sĩ Khanh, khâu vòng cổ tử cung được thực hiện tốt nhất ở tuổi thai 14-18 tuần. Đôi khi cũng được cân nhắc thực hiện ở tuổi thai lớn hơn. Ở thời điểm trễ sau 24 tuần như thai phụ Thúy kể trên, khâu vòng cổ tử cung có nguy cơ vỡ ối cao và có thể khiến em bé sinh sớm hơn.

Khâu vòng cổ tử cung cho các mẹ bầu được thực hiện tại phòng mổ và sau khi thực hiện thủ thuật này xong, mẹ bầu có thể gặp phải một số triệu chứng: Ra huyết âm đạo lượng ít, đau âm ỉ bụng dưới, đau khi đi tiểu… Các triệu chứng này là bình thường và sẽ hết sau vài ngày. Nếu mẹ bầu đau nhiều có thể uống thuốc giảm đau.

Tuy nhiên sau khi thực hiện khâu vòng cổ tử cung, nếu mẹ bầu bị đau bụng từng cơn do gò tử cung, ra nước ối, ra huyết lượng nhiều hoặc liên tục, dịch tiết âm đạo thay đổi màu hoặc có mùi hôi… cần phải đến viện khám sớm.

Mẹ bầu 22 tuần nhập viện vì cổ tử cung mở 3cm, ối căng phồng khiến bác sĩ cũng sợ
Thời điểm bệnh nhân nhập viện là khi cổ tử cung đã mở 3cm, ối căng phồng: “Thật sự lúc đó chỉ khám thôi, nhìn thấy cái đầu ối vậy thì bác sĩ cũng run sợ chứ chưa nói đến việc có khâu được hay không".

Biến chứng thai kỳ

Theo Thảo Nguyên
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Câu chuyện mang thai