Mẹ bầu mang song thai nhưng một thai lưu từ 20 tuần, thai còn lại chào đời an toàn ở tuần 33

Thảo Nguyên - Ngày 02/08/2023 13:30 PM (GMT+7)

Dù mẹ bầu không may mắn đã bị 1 thai chết lưu khi ở tuần thứ 20 nhưng thai nhi còn lại vẫn được nuôi dưỡng và chào đời ở tuần thứ 33 của thai kỳ.

Mới đây, nam bác sĩ sản khoa Nguyễn Trung Đạo, Khoa sản bệnh A4, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã mổ đẻ cấp cứu cho một thai phụ mang bầu song thai nhưng 1 thai đã chết lưu, 1 thai còn sống.

Trước đó, mang bầu song thai ở tuần thứ 20, người mẹ kiểm tra siêu âm song thai 2 nhau, 2 ối tách biệt, một thai phát triển bình thường ở tuần thứ 20, bào thai thứ hai đã chết lưu trong bụng mẹ. Mặc dù 1 thai đã chết lưu nhưng do 2 nhau 2 ối tách biệt nên mẹ bầu được theo dõi chặt chẽ để kéo dài thai kỳ cho bào thai còn lại trong bụng.

Mỗi tuần trôi qua trong sự hồi hộp của cả mẹ bầu và bác sĩ vì cứ một tuần ở thêm được trong tử cung mẹ, đứa bé gia tăng cơ hội sống khỏe mạnh.

Mẹ bầu song thai, một thai chết lưu từ 20 tuần, thai còn lại tiếp tục phát triển trong bụng mẹ. (Ảnh: BSCC)

Mẹ bầu song thai, một thai chết lưu từ 20 tuần, thai còn lại tiếp tục phát triển trong bụng mẹ. (Ảnh: BSCC)

Đến 33 tuần có dấu hiệu chuyển dạ, mẹ bầu đã được chỉ định mổ cấp cứu giúp bé gái còn lại chào đời an toàn, khỏe mạnh. Sau sinh, bé gái được chăm sóc đặc biệt ngay tại phòng mổ, sau đó được chuyển đến khu Hồi sức sơ sinh. Bản thân sản phụ sau sinh cũng phải tiêm kháng sinh kéo dài để điều trị nhiễm trùng.

Theo Bác sĩ Đạo cho biết, trong song thai, khi tim một thai ngừng đập, thai nhi còn lại đối diện nhiều nguy cơ biến chứng và thậm chí tử vong. Nguyên nhân thời kỳ này bác sĩ chuyên khoa không thể áp dụng thủ thuật xử lý thai lưu 20 tuần mà vẫn sẽ tiếp tục để trong bụng thai phụ và sẽ mổ lấy ra cùng lúc mổ bắt thai còn lại vì bất cứ sự can thiệp nào cũng ảnh hưởng đến thai còn lại.

Theo y văn, nguy cơ tử vong và bệnh tật của thai còn lại trong song thai cùng bánh nhau cao hơn gấp 3-4 lần so với song thai hai bánh nhau. May mắn cho sản phụ trên là hai thai nhi có hai bánh nhau tách biệt nên nguy cơ cho thai còn lại thấp hơn. Dù vậy hiện tượng rỉ ối khiến nguy cơ nhiễm trùng mẹ và thai nhi còn lại tăng lên với khả năng cần chấm dứt thai kỳ sớm và biến chứng nặng nề cho mẹ.

33 tuần, mẹ bầu có dấu hiệu chuyển dạ đẻ khó nên được chỉ định mổ cấp cứu giúp bé gái còn lại chào đời an toàn, khỏe mạnh. (Ảnh: BSCC)

33 tuần, mẹ bầu có dấu hiệu chuyển dạ đẻ khó nên được chỉ định mổ cấp cứu giúp bé gái còn lại chào đời an toàn, khỏe mạnh. (Ảnh: BSCC)

Ngoài ra, cái chết lưu của một thai nhi trong bụng có thể dẫn đến rối loạn huyết động cấp tính và thiếu máu cục bộ đa cơ quan của thai còn lại. Mẹ bầu và thai nhi sống sốt trong song thai có một thai mất cũng phải đối mặt với các nguy cơ khác như thuyên tắc xuyên màng đệm (màng nuôi) từ người song sinh đã mất, bất thường về đông máu, bất thường về cấu trúc và chức năng của hệ thần kinh, hoại tử vỏ thận gây suy thận, dị dạng đường tiêu hoá, mất chi,…

“Kéo dài thai kỳ song thai, trong đó có một thai lưu ở tam cá nguyệt thứ 2 luôn gây căng thẳng tâm lý đối với chính vợ chồng sản phụ và bác sĩ sản khoa. Thai phụ đối diện nguy cơ: sinh non, tiền sản giật, thai còn lại hạn chế tăng trưởng trong tử cung, biến chứng não, tử vong cả mẹ và con”, bác sĩ Đạo chia sẻ.

Mẹ Vĩnh Long bầu song thai: Một bé chết lưu từ 15 tuần, bé còn lại chào đời khỏe mạnh
Đây là trường hợp hiếm gặp, sản phụ mang song thai có một thai bị dây rốn bám màng khiến thai chết lưu từ tuần thứ 15 nhưng may mắn thai còn lại phát...

Sinh đôi và đa thai

Theo Thảo Nguyên
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sinh đôi và đa thai