Ngứa âm đạo khi mang thai không quá hiếm gặp ở mẹ bầu và gây nên nhiều rắc rối, khó chịu cho người mẹ. Ngứa vùng kín khi mang thai không những gây ngứa ngáy khó chịu, có mùi hôi mà còn gây ảnh hưởng tâm lý của mẹ, ảnh hưởng sự phát triển của thai nhi.
Ngứa âm đạo khi mang thai có thể xảy ra ở bất kỳ mẹ bầu nào. Mẹ có thể bị ngứa vùng kín khi mang thai tháng đầu hay 3 tháng cuối… và khi gặp tình trạng này mẹ bầu nào cũng bối rối và rất khó chịu.
Nguyên nhân ngứa âm đạo khi mang thai
Ngứa âm đạo khi mang bầu có nhiều nguyên nhân gây nên, cụ thể đó là:
- Nội tiết tố tăng cao, đặc biệt là trong giai đoạn đầu mang thai làm khí hư ra nhiều, độ pH trong âm đạo thay đổi tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, nấm phát triển và gây nên tình trạng ngứa âm đạo, ngứa rát, khí hư ra nhiều có mùi hôi…
- Vào những tháng cuối khi mang thai, thai nhi phát triển lớn tình trạng rạn da, căng giãn quá mức khiến người mẹ dễ bị ngứa âm đạo, các vùng lân cận như bẹn, mu…
- Khi mang thai cơ thể phụ nữ nhạy cảm hơn, vùng da dễ bị kích ứng hơn khi gặp thời tiết nóng bức, cọ sát với quần áo…
- Từ tháng thứ 4 của thai kỳ, mẹ bầu dễ mắc bệnh viêm nang lông gây nên ngứa âm đạo.
- Ngứa vùng kín khi mang thai tháng đầu cũng có nguyên nhân do mẹ vệ sinh không đúng cách, sử dụng dung dịch vệ sinh dễ gây kích ứng khiến vi khuẩn phát triển và gây nên viêm nhiễm, ngứa ngáy.
- Trong thời gian 3 tháng đầu khi mang thai mẹ bầu cũng dễ mắc các bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, nhiễm trùng đường tiết niệu, rận mu… cũng gây nên hiện tượng ngứa âm đạo.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ngứa âm đạo khi mang bầu. (Ảnh minh họa)
Ngứa âm đạo khi có thai có cần dùng thuốc?
Đa số phụ nữ khi có thai đều bị ngứa âm đạo không ít thì nhiều. Có nhiều trường hợp chỉ ngứa nhẹ và không kèm theo các triệu chứng bất thường nào và tự khỏi trong vài ngày thì không đáng ngại, không cần dùng thuốc.
Nhưng nếu mẹ bầu bị ngứa vùng kín khi mang thai kèm theo các vấn đề sau đây thì cần đi gặp bác sĩ chuyên khoa ngay:
- Cảm giác ngứa ngáy không giảm mà ngày càng tăng
- Khi hư ra nhiều kèm theo có màu trắng đục, ngà ngà vàng kèm mùi hôi
- Vùng kín sưng đỏ, có cảm giác bị bỏng rát
- Đau, rát, buốt khi đi tiểu và tiểu nhiều lần trong ngày.
Đây là những vấn đề nguy hiểm khi ngứa vùng kín mà mẹ bầu cần phải chú ý. Nếu gặp tình trạng ngứa kèm theo những biểu hiện trên mẹ bầu cần đi gặp bác sĩ để thăm khám và có những biện pháp điều trị kịp thời. Mẹ bầu không được tự ý mua thuốc về uống hay đặt có thể gây ảnh hưởng thai nhi. Mẹ bầu chỉ sử dụng thuốc trị ngứa vùng kín cho bà bầu khi có chỉ định của bác sĩ và thực hiện theo chỉ dẫn.
Ngứa vùng kín khi mang thai có ảnh hưởng tới thai nhi?
Nếu mẹ bầu bị ngứa vùng kín kéo dài, không điều trị đúng và kịp thời không những khiến mẹ khó chịu mà còn có thể gây ảnh hưởng cho bé.
Khi mẹ bầu bị viêm nhiễm nấm ngứa có thể lây sang con qua cửa âm đạo trong lúc sinh. Nấm dính vào miệng gây nấm niêm mạc miệng và lưỡi.
Mẹ mang bầu bị viêm nhiễm nấm ngứa dễ lây lan sang các bộ phận khác, có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như sinh non, sảy thai, viêm màng ối, vỡ ối…
Ngứa âm đạo có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi. (Ahr minh họa)
Có bầu bị ngứa vùng kín phải làm sao?
Khi bị ngứa vùng kín khi mang thai dù là tình trạng nặng hay nhẹ mẹ bầu cần đi gặp bác sĩ phụ khoa để thăm khám và có những hướng xử lý kịp thời. Bên cạnh đó chị em cũng cần:
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, khô thoáng, rừa vùng kín bằng nước muối sinh lý hay nước ấm hàng ngày.
- Không mặc đồ lót quá chật, nên mặc loại có khả năng thấm hút tốt, thoáng mát.
- Không dùng dung dịch vệ sinh quá nhiều lần trong ngày.
- Khi bị ngứa không nên gãi sẽ dễ khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
- Nên uống nhiều nước, ăn sữa chua là cách phòng tránh và điều trị ngứa âm đạo tốt nhất.