Bệnh phụ khoa khi mang thai là khá phổ biến và khoảng 10%-20% mẹ bầu mắc bệnh phụ khoa khi mang thai.
Bệnh phụ khoa khi mang thai là khá phổ biến và khoảng 10 - 20% mẹ bầu mắc bệnh phụ khoa khi mang thai.
Bệnh phụ khoa khi mang thai không chỉ gây khó chịu trong sinh hoạt mà nếu không được chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng không tốt tới thai nhi. Mẹ bầu có nguy cơ cao bị sinh non, trẻ sinh ra có sức đề kháng kém hoặc mắc một số bệnh.
Các bệnh phụ khoa khi mang thai
1. Viêm nhiễm nấm Candida
Nấm Candida là một loại nấm cư trú bên trong âm đạo phụ nữ. Bình thường, khi môi trường có độ pH cân bằng, loại nấm này hoàn toàn vô hại.
Tuy nhiên trong thai kỳ, nội tiết tố của cơ thể nữ giới có sự thay đổi đột ngột khiến độ pH ở âm đạo mất cân bằng, khiến nấm sinh sôi phát triển mạnh mẽ và gây viêm nhiễm phụ khoa.
2. Viêm phụ khoa do vi khuẩn Bacterial Vaginosis
Phụ nữ mang thai nên hormone trong cơ thể thay đổi khiến các vi khuẩn tự nhiên và vô hại sống trong âm đạo phát triển quá mức, khiến âm đạo bị nhiễm khuẩn.
Mẹ bầu bị nhiễm bệnh phụ khoa này sẽ dễ có những biến chứng thai kỳ nguy hiểm như: nhiễm trùng nước ối, vỡ màng ối sớm, sảy thai khi thai nhi đã lớn,...
3. Viêm âm đạo do lậu cầu khuẩn
Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây bệnh phụ khoa khi mang thai ở nữ giới. Căn bệnh này khá nguy hiểm, nếu không được chữa trị kịp thời và dứt điểm dễ để lại hậu quả không nhỏ cho mẹ bầu và thai nhi như gây viêm màng ối, vỡ ối, nguy cơ sinh non tăng lên 8%, trẻ sinh ra nhẹ cân vì suy dinh dưỡng bào thai. Khuẩn lậu cũng dễ dàng lây nhiễm cho thai nhi trong quá trình đẻ thường và gây ra những hậu quả nặng nề.
4. Nhiễm HPV trước và trong thai kỳ
HPV là một loại nhiễm trùng qua đường tình dục. Nếu chị em có quan hệ không an toàn với đối tượng nhiễm HPV trước và trong thai kỳ, bạn hoàn toàn có thể bị lẫy nhiễm virus này.
Hiện nay có hơn 150 chủng HPV khác nhau, trong số đó có khoảng 40 chủng virus có thể lây nhiễm qua đường tình dục và khiến chị em mắc bệnh mụn cóc sinh dục hoặc ung thư.
Những biểu hiện của virus HPV ở phụ nữ mang thai:
- Mụn cóc là những bướu thịt màu trên da mọc đơn lẻ hoặc thành từng cụm.
- Mụn cóc sinh dục phát triển trên âm đạo, âm hộ, cổ tử cung hoặc hậu môn.
- Mụn cóc thông thường hình thành trên tay hoặc khuỷu tay.
- Mụn cóc Plantar xuất hiện trên gót chân…
Bệnh phụ khoa khi mang thai có triệu chứng gì?
Những dấu hiệu của bệnh phụ khoa khi mang thai khá dễ nhận biết. Phổ biến nhất là các triệu chứng sau:
- Khí hư ra nhiều, có màu khác lạ như vàng, xanh.
- Dịch âm đạo có mùi hôi.
- Ngứa, nóng rát vùng kín.
- Đau rát khi quan hệ tình dục.
Mắc bệnh phụ khoa khi mang thai có nguy hiểm không?
Thông thường, các bệnh phụ khoa khá phổ biến và có thể chữa khỏi mà không ảnh hưởng đến sức khỏe phụ nữ. Tuy nhiên, nếu mắc bệnh phụ khoa khi mang thai, chị em và thai nhi có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm.
1. Tăng nguy cơ sảy thai
Các bệnh viêm phụ khoa khi mang thai có thể khiến mẹ bầu bị vỡ ối sớm, nhiễm trùng ối gây sảy thai.
2. Tăng nguy cơ sinh non
Phụ nữ mắc bệnh phụ khoa khi mang thai có thể tăng nguy cơ sinh non do vỡ ối sớm.
3. Trẻ sinh ra gặp nhiều vấn đề về sức khỏe
Bệnh phụ khoa khi mang thai khiến nước ối bị nhiễm trùng, khiến thai nhi bị suy dinh dưỡng từ trong bụng mẹ. Trẻ sinh ra nhẹ cân hơn, có sức đề kháng yếu.
Đặc biệt, nếu sản phụ đẻ thường sẽ khiến trẻ mắc một số bệnh như viêm da do nấm, viêm kết mạc mắt gây giảm thị lực, có thể dẫn đến mù lòa...
Điều trị bệnh phụ khoa khi mang thai
Đây là một giai đoạn nhạy cảm và quan trọng của mẹ bầu nên tùy vào tình trạng bệnh phụ khoa khi mang thai của mẹ bầu, bác sĩ sẽ có lời khuyên nên điều trị ngay hay không.
Mặc dù giờ đây đã có những loại thuốc đặt trị viêm âm đạo được xác nhận rằng không ảnh hưởng tới thai nhi và có thể sử dụng trong thai kỳ, nhưng việc đặt thuốc vào sâu trong âm đạo có thể gây chảy máu vì cổ tử cung lúc mang thai rất nhạy cảm. Vì vậy, khi thực sự cần thiết, bác sĩ mới kê thuốc cho mẹ bầu sử dụng cùng hướng dẫn sử dụng để không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé.
Ngoài ra, khi mắc bệnh phụ khoa khi mang thai, chị em cần lưu ý một số điều sau:
- Tránh quan hệ tình dục khi có bệnh.
- Ăn nhiều sữa chua, hạn chế đồ ngọt.
- Giữ vệ sinh sạch sẽ bằng dung dịch vệ sinh có độ pH cân bằng. Tránh thụt rửa hoặc sử dụng những loại xà phòng, sữa tắm có độ pH cao.
- Mặc đồ lót có chất liệu thông thoáng, rộng rãi và thay ít nhất 1 lần/ngày.
Phòng tránh bệnh phụ khoa khi mang thai
- Mẹ bầu phải chú ý giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách. Không thụt rửa quá sâu vào bên trong âm đạo.
- Chọn đồ lót thoáng mát, thấm hút tốt.
- Uống đủ nước.
- Hạn chế ăn đồ ngọt.
- Nên ăn thêm sữa chua vì có chữa lactobacilus - lợi khuẩn có tác dụng ngăn ngừa nhiễm nấm âm đạo.
- Trong thai kỳ, chị em cần khám phụ khoa thường xuyên để phát hiện và điều trị bệnh sớm.
Nguồn tham khảo: Infections in Pregnancy: Bacterial Vaginosis - đăng trên tạp chí y tế Healthline Medical Network. Xuất bản ngày 15/3/2012. |