Người mẹ 19 lần mang thai nhưng em bé cứ chào đời là da chuyển màu kỳ lạ, bác sĩ tiết lộ sự thật

Thy Dung - Ngày 26/06/2024 11:18 AM (GMT+7)

Thấy đứa con mới sinh đang gặp vấn đề nguy hiểm, cha của bé mới tiết lộ một bí mật kinh hoàng: Đây là lần mang thai thứ 19 của vợ anh, 18 lần trước đều bị sảy thai hoặc chết non.

Người phụ nữ mang bụng bầu đã hơn 40 tuổi, trông như một nông dân bình thường, không có gì đặc biệt. Các bác sĩ nhận thấy sản phụ sắp sinh nhưng trên mặt không có niềm vui của lần đầu làm mẹ, mà chỉ có sự lo lắng và sợ hãi. Cô tâm sự với bác sĩ rằng trước đây mình đã mang thai nhiều lần, nhưng con đều bị sảy thai hoặc chết non. Bác sĩ vội vàng trấn an sản phụ rằng mọi thứ sẽ ổn và cô sẽ sinh con an toàn. Sau đó, họ tiến hành kiểm tra chi tiết và thấy thai nhi rất khỏe mạnh, phát triển toàn diện. Ngay lập tức, họ sắp xếp ca mổ lấy thai, và sản phụ này đã sinh một cậu bé nặng 3.7 kg. Lúc này, cảm xúc của người mẹ thật khó tả.

Em bé rất khỏe mạnh, trắng trẻo, bụ bẫm và khóc rất to. Các bác sĩ và y tá đều mừng cho người mẹ. Đứa trẻ được đưa vào phòng chăm sóc sơ sinh để theo dõi. Nhưng ngày hôm sau, bác sĩ phát hiện da em bé có màu vàng kỳ lạ khiến họ sững lại. Lúc mới sinh, da em bé vẫn bình thường, nhưng giờ lại chuyển vàng rất nhanh.

Đứa trẻ vừa sinh xong đã bị vàng da.

Đứa trẻ vừa sinh xong đã bị vàng da.

Chẳng bao lâu, toàn thân em bé đã chuyển sang màu vàng. Các bác sĩ nghi ngờ đó là bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh, nhưng màu vàng này hoàn toàn khác biệt, toàn thân em bé có màu vàng kim, kể cả mắt. Sức khỏe của bé giảm sút nhanh chóng, các bác sĩ nhận ra có vấn đề nghiêm trọng và vội vàng kiểm tra toàn thân em bé nhưng không tìm ra vấn đề gì. Lúc này, cha của bé tiết lộ một bí mật kinh hoàng: đây là lần mang thai thứ 19 của vợ anh, 18 lần trước con đều bị sảy thai hoặc chết non do toàn thân chuyển vàng. Con số và tốc độ mang thai vượt qua giới hạn con người khiến các bác sĩ kinh ngạc và xót xa cho hoàn cảnh của gia đình.

19 lần mang thai của cặp chồng nghèo…

Mẹ của bé là Phùng Anh Lâm và cha là Tôn Di Dân, họ sống ở một vùng núi hẻo lánh tại Tứ Xuyên (Trung Quốc). Sau khi kết hôn, họ sớm có đứa con đầu lòng, một bé gái khỏe mạnh, trắng trẻo và dễ thương. Nhưng chẳng bao lâu sau, cha mẹ phát hiện da con chuyển vàng và chỉ sau bốn giờ, bé qua đời. Bác sĩ ở địa phương cho rằng đó là bệnh vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh.

Phùng Anh Lâm đã trải qua 19 lần mang thai.

Phùng Anh Lâm đã trải qua 19 lần mang thai.

Sau đó cả hai vợ chồng họ Tôn nhanh chóng có đứa con thứ hai, một bé trai bụ bẫm, nhưng sau bảy tháng, bé cũng qua đời bí ẩn. Sau đó, họ không bỏ cuộc và mang thai thêm 16 lần nữa trong 14 năm, nhưng tất cả đều kết thúc trong bi kịch: con hoặc bị sảy thai hoặc chết non chỉ sau vài giờ hoặc vài tháng.

Người chồng Tôn Di Dân đã kiệt sức tinh thần khi thấy con cái người khác khỏe mạnh. Phùng Anh Lâm đau đớn mỗi khi nghe dân làng bàn tán về mình. Cả hai từng cầu thần bái phật, thay đổi phong thủy và chuyển nhà nhưng không có kết quả. Lần mang thai thứ 19 này, họ đã hơn 40 tuổi và quyết định đến bệnh viện lớn để chờ sinh.

Tôn Di Dân cảm thấy kiệt sức vì những lần vợ mang thai thất bại.

Tôn Di Dân cảm thấy kiệt sức vì những lần vợ mang thai thất bại.

Bác sĩ phát hiện căn bệnh hiếm gặp

Khi thấy đứa trẻ lần này cũng có dấu hiệu vàng da đáng sợ, Tôn Di Dân và Phùng Anh Lâm không thể chấp nhận được và cầu cứu các bác sĩ. Các bác sĩ khẩn trương kiểm tra toàn diện cho cả hai vợ chồng và phát hiện cả hai đều khỏe mạnh. Họ loại trừ các khả năng như viêm gan sơ sinh, vàng da, nhiễm khuẩn huyết, nhưng không tìm ra nguyên nhân gây bệnh.

Bác sĩ nhanh chóng tìm ra nguyên nhân khiến em bé bị vàng da ngay sau khi chào đời.

Bác sĩ nhanh chóng tìm ra nguyên nhân khiến em bé bị vàng da ngay sau khi chào đời.

Lúc này, các bác sĩ đề nghị kiểm tra khả năng bị bệnh tán huyết ở trẻ sơ sinh do bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con. Tuy nhiên, bệnh này thường xảy ra khi mẹ có nhóm máu O và con có nhóm máu A hoặc B. Phùng Anh Lâm không thuộc nhóm máu O, khiến các bác sĩ bối rối. Họ quyết định kiểm tra lại nhóm máu của cô và phát hiện cô thuộc nhóm máu hiếm Rh âm, trong khi con cô thuộc nhóm máu Rh dương.

Bệnh tan máu do bất đồng nhóm máu này rất hiếm, cách duy nhất để cứu sống em bé là thay máu toàn thân. Điều khó khăn nhất là tìm nguồn máu phù hợp nhưng may mắn các bác sĩ đã nỗ lực tìm nguồn máu và tiến hành thay máu cho em bé. Sau nhiều giờ cấp cứu, máu của em bé đã được thay thế và sức khỏe ổn định hơn. Cuối cùng thì sau bao nhiêu năm chờ đợi, Phùng Anh Lâm và Tôn Di Dân đã có được một đứa con khỏe mạnh.

Bất đồng nhóm máu Rh là gì?

Trong máu của mỗi người đều có yếu tố Rh dương hoặc Rh âm. Yếu tố Rh - Rhesus là một kháng nguyên hay protein đặc biệt trên bề mặt của các tế bào hồng huyết cầu. Hệ thống gene của mỗi người đều được thừa hưởng từ cha và mẹ của mình, bao gồm cả kháng nguyên Rh và điều này giúp xác định nhóm máu của từng người.

Phần lớn dân số có nhóm máu Rh dương (Rh+) - Có mặt trong 85% dân số và 15% dân số còn lại không có các kháng nguyên D, những người trong số này sẽ có người mang nhóm máu Rh-. Bất đồng nhóm máu Rh xảy ra khi, người phụ nữ có nhóm máu Rh- mang thai em bé trong bụng có nhóm máu Rh+. Bệnh Rhesus còn gọi là bệnh tán huyết ở trẻ sơ sinh, đây là một biến chứng có thể xảy ra khi cơ thể người mẹ sản xuất kháng thể chống lại các tế bào hồng cầu có Rh+ của thai nhi.

Bất đồng nhóm máu mẹ con có nguy hiểm?

Khi xảy ra trường hợp bất đồng nhóm máu mẹ con hệ ABO, đồng kháng thể trong nhóm máu O của người mẹ chiếm ưu thế có thể xuyên qua nhau thai và gây ra tình trạng huyết tán trong tử cung.

Khi xảy ra trường hợp bất đồng nhóm máu hệ Rh, đối với lần đầu mang thai, hầu hết trẻ được sinh ra đều khỏe mạnh và bình thường vì lúc này bất đồng nhóm máu hệ Rh chưa gây ảnh hưởng. Tuy nhiên, khi máu của người mẹ tiếp xúc với máu của thai nhi trong lúc chuyển dạ thì sẽ bắt đầu sản xuất kháng thể để chống lại yếu tố Rh. Hoặc trong quá trình mang thai, nếu người mẹ bị chấn thương, chảy máu trong bụng, khi đó, máu của người mẹ và thai nhi hòa lẫn vào nhau, cơ thể người mẹ bị kích thích để tạo ra kháng thể chống Rh, gây sảy thai.

Bất đồng nhóm máu mẹ con hệ Rh sẽ nguy hiểm hơn đối với lần mang thai tiếp theo. Khi cơ thể người mẹ đã tạo kháng thể chống lại yếu tố Rh trong máu của con, nếu trẻ có nhóm máu Rh(+), cơ thể người mẹ tiếp tục sản xuất lượng lớn kháng thể có thể đi qua nhau thai và ảnh hưởng đến các tế bào hồng cầu của thai nhi, gây ra bệnh thiếu máu tán huyết ở trẻ sơ sinh. Bệnh này khiến trẻ sinh ra bị vàng da, trường hợp nặng có thể dẫn đến suy gan hoặc suy tim.

Điều trị bất đồng nhóm máu Rh giữa mẹ và con

Mẹ có nhóm máu Rh- mang thai em bé có nhóm máu Rh+ thì bác sĩ sẽ chỉ định 2 liều huyết thanh miễn dịch Rh (Rh immune-globulin) trong thời gian mang thai. Liều đầu tiên được thực hiện khi người mẹ mang thai được 28 tuần và liều thứ hai được thực hiện trong vòng 72 giờ sau sinh.

Những kháng thể trong 2 liều huyết thanh sẽ chủ động phá huỷ và ngăn chặn những tế bào hồng cầu Rh+ từ thai nhi xâm nhập vào máu mẹ. Nhờ vậy mà giảm sự tiếp xúc của cơ thể mẹ với hồng cầu Rh+, đồng thời ngăn ngừa sự sản xuất kháng thể Rh trong cơ thể mẹ.

Phương pháp này giúp những lần mang thai tiếp theo sẽ không gặp vấn đề về bất đồng nhóm máu nữa. Việc tiêm huyết thanh miễn dịch Rh mỗi lần mang thai là việc cần thiết để phòng ngừa cơ thể mẹ sản xuất kháng thể dẫn đến bệnh tán huyết ở thai nhi trong những lần mang thai sau.

Trong một số ít trường hợp, xét nghiệm khi mang tha giúp bác sĩ phát hiện trong cơ thể mẹ đã có kháng thể Rh, tình trạng bất đồng nhóm máu trở nên nghiêm trọng và thai nhi gặp nguy hiểm thì máu sẽ được truyền từ bên ngoài vào nuôi em bé trong tử cung hoặc sau sinh.

Các cách giải quyết tình trạng bất đồng nhóm máu ở mẹ và bé phụ thuộc cụ thể vào tình trạng của từng mẹ bầu.

Như vậy việc xét nghiệm nhóm máu đóng vai trò quan trọng và xuyên suốt quá trình mang thai của mẹ bầu. Phát hiện bất đồng nhóm máu, mẹ bầu sẽ được hướng dẫn, tư vấn chỉ định phương pháp giải quyết phù hợp, mang lại hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe của mẹ và bé.

Theo Thy Dung
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Câu chuyện mang thai