Thai nhi 33 tuần cân nặng chuẩn là bao nhiêu?

Ngày 15/12/2019 15:55 PM (GMT+7)

Khi thai nhi 33 tuần là đã bước sang tháng thứ 8 của thai kỳ. Đây là giai đoạn hết sức quan trọng nên mẹ bầu luôn đặc biệt chú ý tới việc cân nặng của bé có đạt chuẩn hay không.

Một trong những yếu tố thường xuyên phải theo dõi khi mẹ bầu đi khám định kỳ đó là cân nặng của thai nhi. Trong trường hợp trọng lượng của bé không đạt chuẩn, bác sĩ sẽ có những tư vấn để có sự điều chỉnh kịp thời. 

1. Cân nặng tiêu chuẩn của thai nhi 33 tuần tuổi

- Theo American Pregnancy Association, thai 33 tuần bé sẽ dài khoảng 42cm và nặng từ 2-2,3kg. Lúc này kích thước của bé tương đương với một trái dứa. Ngoài các chỉ số về chiều dài và cân nặng của thai nhi, mẹ bầu cũng cần quan tâm tới một số chỉ số khác để xác định xem bé có đang phát triển bình thường hay không. Chỉ số thai nhi 33 tuần:

+ Đường kính lưỡng đỉnh (BPD) từ 77-89 mm.

+ Chiều dài xương đùi (FL) từ 58-70mm.

+ Chu vi bụng (AC) từ 254-334mm.

+ Chu vi đầu (HC) từ 290-326mm. 

- Cân nặng của bé sẽ tăng dần cho đến khi sinh ra đời. Mỗi tuần trung bình bé sẽ tiếp tục tăng từ 1-2gram.

Thai nhi 33 tuần cân nặng chuẩn là bao nhiêu? - 1

Kích thước của thai nhi 33 tuần tuổi bằng một trái dứa.

2. Khi nào thì cân nặng của thai nhi 33 tuần không đạt chuẩn?

- Trong trường hợp cân nặng của bé chênh lệch từ 2-3gram so với tiêu chuẩn thì có thể là thai lớn hoặc nhỏ so với tuổi. 

- Ngoài ra, dựa trên một số nghiên cứu, cân nặng của thai nhi cũng chịu ảnh hưởng của một số yếu tố như sau:

+ Yếu tố di truyền và lượng đường trong máu của mẹ.

+ Nếu mẹ gặp một số vấn đề trong thai kỳ như: máu nhiễm mỡ, tiểu đường thì có thể bé sẽ to hơn bình thường.

+ Sự tăng cân của mẹ, cấu trúc tử cung cao cũng đều ảnh hưởng đến trọng lượng của bé.

+ Chế độ dinh dưỡng khi mang thai.    

- Nếu thai nhi có cân nặng chưa đạt chuẩn thì mẹ cũng không cần phải quá lo lắng vì đây không phải là tiêu chí duy nhất dùng để đánh giá sự phát triển của bé. Lúc này, mẹ nên đi khám định kỳ để bác sĩ có thể kịp thời phát hiện và can thiệp khi có những dấu hiệu bất thường.  

3. Chế độ dinh dưỡng tuần 33 giúp cân nặng thai nhi đạt chuẩn

Trong thai kỳ, nhiều mẹ bầu băn khoăn không biết nên ăn gì để vừa đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng lại không lo bị tăng cân hay tiểu đường thai kỳ. Khi thai nhi tuần 33, mẹ nên lưu ý về chế độ ăn uống như sau:

Cân đối về dinh dưỡng

- Cần ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau. Tránh việc chỉ ăn một món thức ăn quá nhiều để không bị thừa chất dinh dưỡng.

- Tỷ lệ dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn cần đảm bảo: 25% đạm (thịt, cá, trứng), 25% tinh bột (cơm, bánh mì, khoai, ngô), 50% chất xơ (rau củ, trái cây).

Bổ sung các chất cần thiết

- Để bổ sung đủ lượng canxi cần thiết, hàng ngày mẹ bầu nên uống 1 ly sữa tươi không đường, ăn sữa chua, phô mai đã qua tiệt trùng hoặc ăn chuối, hải sản…

- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, bổ sung thêm sắt và khoáng chất. 

- Ăn các loại rau củ có màu đỏ, vàng, rau lá xanh để tăng cường vitamin, sắt, axit folic, giúp thai nhi phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ.

- Mẹ bầu nên ưu tiên ăn những thực phẩm giàu chất đạm như thịt bò. Điều này sẽ giúp bổ sung chất sắt, vitamin B6, B12.

- Cần ăn khoảng 340gram hải sản nấu chín mỗi tuần. Các loại thủy hải sản tốt cho bà bầu là: tôm, cua, cá hồi, cá chép, cá trích…

Thai nhi 33 tuần cân nặng chuẩn là bao nhiêu? - 2

Mẹ bầu chú ý phải bổ sung các chất cần thiết để cân nặng thai nhi đạt chuẩn

Tránh những thực phẩm không lành mạnh

Một số loại thực phẩm bà bầu nên tránh là:

- Bánh ngọt có nhiều tinh bột

- Thức ăn dầu mỡ

- Uống nước ngọt

- Các đồ xông khói như: xúc xích, pate, thịt hộp (chất bảo quản và hàm lượng muối cao trong các loại thức ăn này có thể gây phù chân khi mang thai).

Nếu như mẹ đã điều chỉnh chế độ ăn của mình một cách hợp lý rồi mà bé không tăng cân hoặc thừa cân thì cần xin ý kiến tư vấn của bác sĩ, tránh ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của bé sau này.

7 dấu hiệu sắp sinh khi bầu tháng cuối, cái thứ 5 mẹ đẻ rồi ngẫm lại xem có đúng?
Khi cơ thể có những dấu hiệu sắp sinh dưới đây, mẹ hãy chuẩn bị sẵn sàng để đón con.

Hường Cao (T/h)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sự phát triển thai nhi