Khi thai nhi 37 tuần tuổi là em bé đã sẵn sàng để chào đời. Để thai kỳ khỏe mạnh, mẹ nên kiểm tra thường xuyên đi kiểm tra trong giai đoạn này.
Vào thời điểm trước khi sinh này, mẹ bầu có thể lo lắng nhiều hơn về sức khỏe của em bé. Điều đó là bình thường. Tuy nhiên, sự lo lắng của mẹ có thể làm ảnh hưởng đến em bé. Vì vậy tốt nhất là nên giữ một tâm trạng thoải mái.
1. Siêu âm thai nhi
Lúc thai 37 tuần, mẹ bầu cũng cần siêu âm cũng như những tuần trước để kiểm tra vị trí, sự phát triển và sức khỏe của bé. Bác sĩ cũng sẽ theo dõi để chắc chắn rằng tim bé đang đập một cách bình thường.
Khi thai nhi 37 tuần, mẹ cũng cần phải siêu âm như các tuần trước
2. Sàng lọc Streptococcus nhóm B
Streptococcus nhóm B là loại vi khuẩn thường thấy ở trong ruột, trực tràng, bàng quang, âm đạo hoặc cổ họng. Đa phần nó không gây ra vấn đề cho người lớn nhưng nó có thể gây nhiễm trùng nghiêm trọng và có khả năng gây tử vong ở trẻ sơ sinh. Thông thường, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra streptococcus nhóm B trong tuần 35 đến 37. Nếu xét nghiệm dương tính với vi khuẩn, bác sĩ sẽ cho mẹ dùng kháng sinh trước khi sinh để tránh việc em bé bị nhiễm streptococcus nhóm B.
3. Xét nghiệm các bệnh lây qua đường tình dục
Trong tam cá nguyệt thứ ba, bác sĩ cũng có thể kiểm tra các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs). Tùy thuộc vào việc đánh giá các yếu tố rủi ro, bác sĩ có thể kiểm tra:
- Bệnh Chlamydia.
- Bệnh HIV.
- Bệnh giang mai.
- Bệnh da liễu.
4. Khám sức khỏe thai nhi
Bác sĩ có thể thực hiện các kiểm tra khác nếu nghi ngờ em bé có nguy cơ mắc một số bệnh nhất định hoặc không phát triển như mong đợi. Cụ thể như sau:
Chọc ối
Bác sĩ sẽ tiến hành chọc ối nếu cho rằng thai nhi tuần 37 có thể bị nhiễm vi khuẩn gọi là viêm màng não. Ngoài ra, việc kiểm tra này cũng để xác định bệnh thiếu máu của thai nhi. Nó cũng được sử dụng để phát hiện các vấn đề về nhiễm sắc thể như hội chứng Down hoặc kiểm tra chức năng phổi của thai nhi.
Trong quá trình chọc ối, bác sĩ sẽ đưa một cây kim dài và mỏng xuyên qua bụng vào tử cung của mẹ. Từ đó sẽ lấy ra được một mẫu nước ối. Dự vào việc siêu âm, bác sĩ sẽ xác định vị trí chính xác của em bé để kim không chạm vào thai nhi.
Sẽ có một nguy cơ nhỏ bị sảy thai hoặc sinh non có liên quan đến việc chọc ối. Có thể bác sĩ sẽ đề nghị sinh em bé ra nếu phát hiện nhiễm trùng trong khi làm thủ thuật. Điều này sẽ giúp điều trị nhiễm trùng càng sớm càng tốt.
Chọc ối sẽ giúp các bác sĩ xác định một số nguy cơ đối với thai nhi
Xét nghiệm non-stress
Đây là xét nghiệm giúp theo dõi nhịp tim thai khi bé nghỉ ngơi cũng như lúc đang hoạt động. Bác sĩ sẽ đặt máy theo dõi trên bụng mẹ trong 20 đến 30 phút. Đôi khi nhịp tim chậm hơn vì em bé có thể đang ngủ. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể cố gắng đánh thức bé một cách nhẹ nhàng. Việc này kết hợp với siêu âm sẽ giúp bác sĩ nhận định rõ hơn về tình trạng của bé.
Theo dõi tim thai qua biến động cơn gò tử cung
Mục đích của việc này là xem trái tim em bé phản ứng thế nào với các cơn co thắt. Nếu tất cả đều bình thường, nhịp tim sẽ ổn định ngay cả khi các cơn co thắt hạn chế lượng máu đến nhau thai. Nếu nhịp tim không ổn định thì bác sĩ sẽ có những biện pháp can thiệp phù hợp.
5. Một số các thăm khám khác
Khi khám, bác sĩ sẽ cân và kiểm tra huyết áp của mẹ bầu. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu lấy nước tiểu để kiểm tra nhiễm trùng, protein hoặc lượng đường. Trong tam cá nguyệt thứ ba, nếu có protein trong nước tiểu có thể là dấu hiệu của tiền sản giật. Lượng đường trong nước tiểu có thể chỉ ra bệnh tiểu đường thai kỳ.
Bác sĩ sẽ đo ổ bụng của thai phụ để theo dõi sự tăng trưởng của bé cũng như kiểm tra cổ tử cung để xem sự giãn nở.
Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm máu để kiểm tra tình trạng thiếu máu, đặc biệt là đối với những trường hợp mẹ bầu bị thiếu máu sớm trong thai kỳ.