Đừng răm rắp nghe theo nhà chồng, đây là 3 bài học tôi rút ra sau 4 năm làm dâu

Quỳnh Chi (ghi) - Ngày 06/03/2023 11:47 AM (GMT+7)

Các nàng dâu nhất là nàng dâu mới thường có xu hướng chiều lòng gia đình chồng và rất ngại phải từ chối.

Thông thường nàng dâu mới nào cũng muốn làm mọi thứ để hòa nhập với cuộc sống ở nhà chồng nhanh hơn, được các thành viên trong gia đình chồng yêu thương, quý mến. Tôi cũng vậy nên hồi mới đầu về làm dâu tôi thường có xu hướng chiều lòng gia đình chồng, không bao giờ biết tới hai chữ "từ chối" viết như thế nào. 

Thời gian dần qua, tôi nhận thấy việc này thật sai lầm. Nhà chồng dần dần coi mọi điều tôi làm là điều hiển nhiên, không biết trân trọng tình cảm và công sức tôi bỏ ra khiến tôi kiệt quệ cả về thể xác lẫn tinh thần. Nhận thấy không thể tiếp tục như thế này mãi được, tôi bắt đầu thay đổi từ trong suy nghĩ của mình, học cách khước từ nên dần dần cuộc sống gia đình cũng dễ thở hơn. Và dưới đây là 3 bài học tôi nhận ra sau 4 năm làm dâu:

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

1. Nên khước từ những điều vô lý, bất công 

Người xưa có câu “nhập gia tùy tục”, nàng dâu về nhà chồng đúng là ít nhiều cần dung hòa với nếp sống mới. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn phải chịu đựng cả những điều vô lý bất công mà đối phương dành cho mình.

Mối quan hệ giữa nàng dâu với nhà chồng cần có sự tôn trọng lẫn nhau. Hơn hết bạn đã là một thành viên trong gia đình, có trách nhiệm, nghĩa vụ cần gánh vác đồng thời cũng cần được quan tâm, yêu thương và đối xử công bằng.

Hãy biết từ chối những điều vô lý đặt lên vai mình, dám đứng dậy đấu tranh một cách bình tĩnh và lễ phép để giành quyền lợi cho bản thân. Có như vậy bạn sẽ được nhà chồng nể trọng, không thể tùy tiện đối đãi với bạn. 

2. Đừng tha thứ vô điều kiện 

Muốn một mối quan hệ dài lâu, nhất là khi đã trở thành người một nhà, chúng ta cần có sự rộng lượng và bao dung cho nhau. Bởi vì ai cũng có lúc mắc sai lầm, không có ai là hoàn hảo cả. 

Tuy nhiên khi sự tha thứ cho đi vô điều kiện thì vô hình chung nó lại khiến người khác không còn coi trọng sự bao dung của bạn nữa. Họ sẽ chẳng ý thức được mình đã sai và cần sửa đổi bản thân, trái lại càng đối xử với bạn tệ hơn. 

Sự tha thứ khi cho đi luôn cần phải có điều kiện kèm theo. Bạn đồng ý bỏ qua lỗi lầm của đối phương, không để bụng họ từng làm tổn thương mình đồng nghĩa với việc họ không được lặp lại sai lầm ấy. Nếu không lần tới họ sẽ không còn nhận được sự tha thứ, chỉ khi ấy đối phương mới thực sự coi trọng sự rộng lượng của bạn.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

3. Giữ khoảng cách với những người “độc hại” 

Gia đình chồng không chỉ có bố mẹ, anh em ruột nhà chồng mà còn nhiều họ hàng nội ngoại. Nàng dâu là người sẽ nhận về nhiều sự săm soi và để ý nhất. Thậm chí có người không thích bạn cho dù nàng bạn chẳng làm gì sai. Hoặc có người luôn khiến bạn cảm thấy rất khó chịu và tiêu cực khi ở gần họ. 

Có thể tạm gọi chung những mối quan hệ như vậy là “độc hại” và cách ứng xử của một nàng dâu khôn ngoan không phải là thay đổi họ hay chê bai, chỉ trích mà là giữ khoảng cách. Bởi vì bạn sẽ không bao giờ thay đổi được người khác, lên án họ chỉ khiến bạn trở thành nàng dâu xấu xí trong mắt nhà chồng. Hãy tránh qua lại thân thiết để giữ sự bình yên, bớt thị phi cho bản thân. 

Nhà trai không cho thông gia lên trao quà cưới, cô dâu vứt khăn voan hủy cưới trước sự ngỡ ngàng của quan khách
Với em, không có chồng này thì có chồng khác nhưng bố mẹ sinh thành ra thì chỉ có một trên đời.

Tâm sự bà bầu

Theo Quỳnh Chi (ghi)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Hôn nhân gia đình