Dù đang bầu bí và cũng muốn con có bố sau khi chào đời nhưng tôi không thể chịu đựng thêm người chồng vô tâm này 1 phút nào nữa.
Khi yêu, chồng quan tâm đến tôi bao nhiêu thì sau cưới anh như một người khác, thờ ơ, ích kỷ với vợ. Cùng đi làm như nhau nhưng cứ về nhà là anh chỉ chăm chăm tắm giặt cho bản thân rồi ngồi chơi game mặc vợ loay hoay với việc nhà. Nhiều lần tôi đề nghị anh chia sẻ việc bếp núc nhưng anh cứ lờ đi.
Chán chồng nhưng tôi lại tặc lưỡi bảo đàn ông có khi ai cũng vô tâm và lười làm việc nhà như thế. Thậm chí khi tôi bầu bí ốm nghén, anh cũng chẳng giúp hay phụ vợ việc gì. Có hôm nghén mệt mỏi rũ người, đi làm về tôi nằm vật ra giường, nhờ anh cắm hộ nồi cơm và nấu đồ ăn tối mà anh cũng gắt gỏng:
“Cảm thấy không làm được thì gọi đồ ngoài tiệm về mà ăn. Với cả bao người bầu bí tôi có thấy gì đâu mà cô thì suốt ngày than mệt hay là giả vờ đấy”.
Người ta bầu bí thì được chồng yêu thương chia sẻ còn tôi thì chồng vô tâm. (Ảnh minh họa)
Biết chồng khó chịu nên từ đó tôi không nhờ việc gì, nếu hôm nào mệt quá tôi gọi đồ về 2 vợ chồng ăn cho nhanh.
Chồng vô tâm tôi cũng đã lường được nhưng anh vô tình và lạnh lùng đến mức này thì tôi không thể chịu đựng và không muốn chịu đựng thêm nữa.
Chuyện là hôm ấy tròn 3 tháng tôi bầu bí, đi làm về 2 vợ chồng lại cãi nhau vì những chuyện vặt vãnh. Lúc đang cãi cọ với anh, tôi bực mình và tủi thân quá nên bị kích động. Và rồi tôi đột ngột bị ngất đi, nằm gục ngay trên sàn nhà.
Mặc dù vợ bầu bị ngất như vậy mà chồng tôi chẳng mảy may quan tâm. Anh ta cứ thản nhiên xem ti vi, mặc kệ tôi nằm dưới sàn. Cho tới khi hàng xóm nhà bên chạy sang mượn đồ nấu bếp, thấy tôi ngất nằm dưới sàn mà chồng cứ dửng dưng xem ti vi như vậy thì hốt hoảng đưa tôi đến viện.
Cũng may sau khi tỉnh lại, bác sĩ chỉ kết luận tôi bị ngất bởi thời kỳ đầu mang thai bị thiếu máu lưu thông và lưu lượng máu đến não, gây ra tình trạng giảm oxy khiến không đủ lưu thông máu. Chỉ cần chịu khó ăn uống và nghỉ ngơi là sẽ ổn.
Ngay khi rời khỏi bệnh viện về nhà, càng nghĩ tôi càng uất nghẹn và không khỏi rùng mình bởi sự vô tâm của người gối ấp tay kề với mình. Không biết nếu không có hàng xóm sang kịp thời, chắc anh ta để mặc tôi tự tỉnh lại hay nằm đó mãi.
Tại sao anh lại vô tâm hơn cả người ngoài và không chút quan tâm thông cảm nào với vợ bầu thế? (Ảnh minh họa).
Tôi mong lấy chồng để có thêm một chỗ dựa, một nơi chia sẻ để cuộc sống vui vẻ và hạnh phúc hơn nhưng càng sống với anh, tôi càng thấy mệt mỏi và sợ hãi. Tại sao anh lại vô tâm hơn cả người ngoài và không chút quan tâm thông cảm nào với vợ bầu thế?
Quá thất vọng và không muốn sống cùng người đàn ông như vậy cả đời, tôi quyết định chìa đơn ly hôn khiến anh ta tái mặt van xin. Nhưng tất cả đã muộn, tình cảm của tôi dành cho chồng đã hết mọi người ạ. Tôi làm vậy là đúng phải không?
Nguyên nhân mẹ bầu ngất trong thai kỳ?
Có rất nhiều nguyên nhân gây ngất trong thời kỳ mang thai nhưng phổ biến nhất là thiếu máu lưu thông và lưu lượng máu đến não, gây ra tình trạng giảm oxy huyết.
Điều này là do thực tế là ở giai đoạn đầu của thai kỳ không có đủ lưu thông máu của bào thai - có một sự hình thành của một hệ thống tuần hoàn mới. Hậu quả là cơ thể người phụ nữ dần dần thích ứng với việc tuần hoàn máu này. Đồng thời, số lượng các tế bào máu, chủ yếu là các tế bào hồng cầu, dần dần đáp ứng được chức năng hô hấp, đang dần tăng lên làm tăng số lượng các mạch máu ngoại biên và các mao mạch nhỏ cung cấp sự lưu thông máu của các cơ quan ngoại biên với sự suy giảm tương đối.
Đây là sự tập trung lưu thông máu với việc cung cấp máu chính cho các cơ quan chính, cũng như sự lưu thông máu bình thường của bào thai. Nhưng vào đầu thời kỳ mang thai, cơ chế điều chỉnh quá trình này vẫn chưa đủ và không hoàn hảo, do đó có thể xảy ra hiện tượng ăn cắp não, kèm theo ngất xỉu.
Ngoài ra, nguyên nhân gây ngất trong thời kỳ mang thai có thể nghiêm trọng hơn nếu xảy ra vào cuối thai kỳ. Một trong những yếu tố sinh lý này có thể là thiếu máu, hoặc có thể có các triệu chứng suy tuần hoàn do thiếu máu hồng cầu.
Nếu bà bầu bị ngất vào ba tháng cuối của thai kỳ thường là do bị huyết áp cao tăng mạnh. Hiện tượng này được gọi là tiền sản giật, có mức độ nghiêm trọng khác nhau, tùy thuộc vào các biểu hiện khác.