Điều khiến cuộc hôn nhân của chúng tôi ra nông nỗi này không gì khác chính là do 2 kiểu “tử tế” và nhẫn nại của tôi.
Khi còn trẻ, tôi luôn nghĩ rằng tình yêu là vĩnh cửu và chỉ cần bạn yêu hết lòng thì nó sẽ tồn tại suốt đời.
Nhưng khi lớn lên, trải nghiệm nhiều hơn, tôi dần nhận ra rằng nếu không biết cách quản lý tình yêu thì nó sẽ sớm bị dòng nước thời gian làm loãng đi trong ký ức của nhau.
Vợ chồng tôi đã kết hôn được 20 năm. Ngày xưa, chúng tôi là cặp đôi được người người ngưỡng mộ, nhưng hiện tại, cuộc hôn nhân của chúng tôi lại đầy lỗ hổng và trở thành một “tòa nhà nguy hiểm” có thể sụp đổ bất cứ lúc nào.
Điều khiến cuộc hôn nhân của chúng tôi ra nông nỗi này không gì khác chính là do 2 kiểu “tử tế” và nhẫn nại của tôi.
(Ảnh minh họa)
1. Quá “tử tế” khi ôm hết việc nhà, chỉ biết cho đi mà không biết nhận lại
Vốn dĩ tôi có công việc rất tốt nhưng sau khi lấy chồng. Sau đó chồng yêu cầu tôi nghỉ việc và ở nhà chăm sóc gia đình.
Dù có chút bất đắc dĩ nhưng tôi nghĩ vì đã lấy chồng nên phải cống hiến, hy sinh cho gia đình nên đã chấp nhận lời đề nghị của anh và trở thành người nội trợ toàn thời gian.
Hiểu chồng vất vả kiếm tiền bên ngoài nên tôi chủ động lo hết mọi việc ở nhà và không bao giờ để anh phải lo lắng việc nhà.
Nhưng sự “tốt bụng” của tôi không nhận được sự thấu hiểu và cảm thông, biết ơn của chồng. Ngược lại, anh ấy dần dần coi sự đóng góp của tôi là điều đương nhiên. Chỉ cần tôi làm chuyện gì sai, chưa hợp ý anh thì anh ấy sẽ nổi giận và mắng tôi là kẻ vô dụng.
Biết rằng cho đi là một đức tính quý giá trong hôn nhân, nhưng sự cho đi không có nghĩa là cái gì cũng đúng. Nếu trong hôn nhân, chỉ có sự cho đi từ một phía thì sẽ mất đi ý nghĩa của nó.
Đáng tiếc, tôi chỉ biết lo toan, làm lụng và hi sinh quá nhiều mà không cân nhắc xem công sức của mình có được đền đáp hay không.
Và, một người phụ nữ cho đi quá nhiều thường dễ khiến người đàn ông trong nhà không có tinh thần trách nhiệm, cũng không có lòng biết ơn. Trong một cuộc hôn nhân như vậy, làm sao người phụ nữ có thể hạnh phúc được? Không những vậy, sự “tử tế” và cho đi đó của phụ nữ cũng vô tình đẩy mối quan hệ vợ chồng ngày một xa cách, khiến hôn nhân đứng bên bờ vực thẳm.
(Ảnh minh họa)
2. Quá “tử tế” khi gặp mâu thuẫn vợ chồng
Càng kết hôn lâu, chúng tôi càng có nhiều mâu thuẫn. Vì tôi hiểu anh ấy gặp khó khăn trong việc kiếm tiền nên tôi không tranh cãi với anh ấy mỗi khi có mâu thuẫn.
Một lần, khi chồng mời bạn bè đi ăn tối, anh ấy quên mang theo ví nên gọi điện về nhờ tôi đưa ví tới giúp. Nhưng lúc đó đang là giờ cao điểm, đường tắc nên mất rất nhiều thời gian tôi mới mang ví tới cho chồng được. Không ngờ, chồng không cảm thông thì thôi, anh lại mắng tôi có việc nhỏ này cũng không làm tốt.
Nghĩ rằng có thể chồng đang gặp điều gì đó không vui trong công việc, cũng đang ở nơi công cộng nên tôi không tranh cãi với chồng làm gì, lập tức hạ giọng xin lỗi chồng.
Có lẽ cũng không ít người phụ nữ giống như tôi, khi mâu thuẫn luôn nghĩ đến sự nhẫn nhịn và nhượng bộ, cho rằng lòng tốt của mình có thể làm tan chảy trái tim nửa kia.
Nhưng thực tế, tốt bụng quá sẽ dễ khiến đàn ông hình thành ấn tượng “người này dễ ăn hiếp”, để rồi làm tổn thương bạn. Họ sẽ ngày càng yêu bản thân mình hơn, kiêu ngạo, ích kỷ và liều lĩnh. Tốt nhất, phụ nữ phải có nguyên tắc riêng và mọi việc phải có chính kiến, đừng lúc nào cũng nhún nhường, quá “tử tế” khi vợ chồng mâu thuẫn.
Tôi từng nghĩ nếu lùi một bước thì biển trời sẽ sáng hơn, sự tử tế của tôi sẽ cảm hóa được mọi người, nhưng thực tế thì tình cảnh của tôi càng ngày càng khó khăn hơn.
Bây giờ chồng tôi thường xuyên đi chơi đêm, không biết khi nào anh ấy sẽ đệ đơn ly hôn với tôi, nhưng tôi nghĩ đó sẽ là vấn đề thời gian. Nhìn lại, tôi thực sự hối hận.
(Ảnh minh họa)
Trong cuộc sống hôn nhân, sự “tử tế” của người phụ nữ đôi khi không phải là cách điều hành hôn nhân đúng đắn. Ngược lại, đó là biểu hiện của sự hèn nhát của người phụ nữ, kiểu hành xử này sẽ càng khiến đàn ông khó chịu, tình cảm vợ chồng xa cách.
Mặc dù hầu hết đàn ông đều thích phụ nữ dịu dàng và tốt bụng, nhưng cái gì cũng có mức độ và phụ nữ phải làm chủ được mức độ này khi thể hiện sự dịu dàng, tử tế.
Nếu một người phụ nữ quá tốt bụng và cư xử một cách phục tùng thì đó không thể gọi là sự tử tế, tốt bụng được. Vì, đó thực chất là biểu hiện của sự yếu đuối, nhu nhược.
Mặc dù một người phụ nữ yếu đuối có thể khiến đàn ông cảm thấy được che chở trong một khoảng thời gian ngắn, nhưng theo thời gian, cô ấy sẽ khiến anh ta cảm thấy nhàm chán.
Vì vậy, trong cuộc sống hôn nhân, phụ nữ không được quá “tử tế” hay quá thỏa hiệp. Dù đang phải đối mặt với việc nhà, mâu thuẫn giữa mẹ chồng và con dâu hay tranh chấp giữa vợ chồng, bạn đều phải duy trì nguyên tắc riêng và bảo vệ phẩm giá của mình trong hôn nhân. Như vậy vừa là để bạn thoải mái hơn, vừa là để vị thế của bạn trong nhà cao hơn, cũng là để hôn nhân bền vững và hạnh phúc hơn.