Hai con tự chơi quá ngoan nhưng không động tĩnh, mẹ kiểm tra thì tá hỏa với cảnh trước mắt

Hạ Mây - Ngày 13/08/2021 16:09 PM (GMT+7)

Nuôi một em bé trong gia đình không thôi đã là một điều chẳng hề dễ dàng, nếu có tới hai anh em cách nhau không xa (về độ tuổi) thì chắc hẳn mẹ sẽ rất đau đầu.

Có rất nhiều cha mẹ chọn việc sinh hai em bé cách nhau không quá nhiều tuổi để “nuôi luôn một thể”. Chắc hẳn đây sẽ là một niềm hạnh phúc rất lớn của các gia đình, nhưng ở độ tuổi trẻ bước vào giai đoạn bắt đầu khám phá thế giới, tò mò về mọi thứ xung quanh thì việc có hai em bé “đều còn nhỏ” trong nhà chắc hẳn sẽ khiến cha mẹ phải đau đầu. Những trò nghịch ngợm của hai em bé có thể đưa cha mẹ đi từ bất ngờ này tới cú sốc khác.

Giống như câu chuyện của bà mẹ dưới đây khiến cư dân mạng phải vừa thương, vừa giận hai cậu con trai. Chuyện là bà mẹ này có hai con, anh lớn 5 tuổi và em gái nhỏ hơn 1 tuổi. Đáng lý ra có em nhỏ, cậu nhóc 5 tuổi phải chững chạc và ra dáng làm anh hơn, nhưng trên thực tế vì cả hai con trai cách nhau không quá nhiều tuổi khiến chúng như được “tăng thêm sức mạnh”, cùng nhau bày đủ trò chơi khiến bà mẹ trẻ nhiều lần không khỏi hoảng hốt.

Nhìn thấy cảnh này, người mẹ vừa giận, vừa buồn cười với hai con.

Nhìn thấy cảnh này, người mẹ vừa giận, vừa buồn cười với hai con.

Ví dụ như sau bữa cơm chiều ngày hôm nay, bà mẹ thấy hai con chơi ở phòng khách rất ngoan nên yên tâm dọn dẹp bàn ăn, bếp núc. Nửa giờ sau, hai đứa bé vẫn yên lặng như vậy, mẹ bắt đầu cảm thấy có gì đó “bất thường”, không khỏi lo lắng nên nhanh chóng đi lên phòng khách xem xét.

Trò nghịch ngợm của hai em bé khiến mẹ “đau ví”.

Trò nghịch ngợm của hai em bé khiến mẹ “đau ví”.

Kết quả là, trò nghịch ngợm của hai đứa nhóc đã giữ chúng im lặng hơn nửa tiếng đó chính là anh trai bỏ đứa em vào một chậu đầy nước, trên tay cầm một lon sữa bột đã tháo nắp và đổ vào chậu nước như một đầu bếp đang “chế biến món ăn và thêm gia vị”. Nhìn thấy cảnh này, bà mẹ lặng người, lon sữa bột có giá mấy trăm ngàn trong phút chốc biến thành món đồ chơi đổi lấy nửa tiếng im lặng của hai anh em. Nhìn thấy cảnh này, người mẹ vừa giận, vừa buồn cười với hai con. 

Giống như câu chuyện của bà mẹ trên, nhiều gia đình có hai con sát tuổi nhau đều phải trải qua giai đoạn hai em bé “đều còn nhỏ”, đều nghịch ngợm và nhiều cặp vợ chồng sinh hai con trong thời gian quá liền nhau cũng chia sẻ rằng, họ có cảm giác như nuôi con sinh đôi, bởi phải đáp ứng gần như cùng lúc mọi đòi hỏi của hai bé. Thật sự là rất vất vả để nuôi hai em bé chào đời không cách nhau quá nhiều tuổi. 

Có anh, có em là điều tuyệt vời nhất của mọi đứa trẻ. (Ảnh minh họa)

Có anh, có em là điều tuyệt vời nhất của mọi đứa trẻ. (Ảnh minh họa)

Hiện nay, nhiều gia đình lựa chọn sinh hai con để có thể “đủ nếp, đủ tẻ”, hoặc có anh có em trong nhà sẽ nhộn nhịp và vui vẻ hơn. Hơn nữa, việc sinh em bé tốn khá nhiều thời gian của cha mẹ từ quá trình mang thai, sinh con đến nuôi con lớn… do đó nhiều người chọn sinh hai con liền nhau để “tiện thể” cùng chăm sóc. 

Hơn nữa, sinh con quá xa nhau thì lại ảnh hưởng nhiều đến tâm lý và cách chăm sóc con của mẹ, khiến mẹ có cảm giác “lười sinh con”, đồng thời làm giảm sự gần gũi, thân thiết giữa các bé. Vậy, cha mẹ sinh con thứ hai nên giáo dục con cái như thế nào để việc nuôi con không còn quá vất vả? Dưới đây là một số mẹo mà mẹ có thể tham khảo:

Chuẩn bị tâm lý cho “anh chị lớn” trong nhà

Cha mẹ cần chuẩn bị tâm lý cho trẻ khi bắt đầu có kế hoạch mang thai với những câu hỏi, trò chơi, sự giao tiếp với các gia đình đã có hai con. Nếu trẻ còn bé có thể kể những câu chuyện về gấu con, mèo con, khỉ con có thêm em bé, giúp mẹ chăm sóc em bé. Kể cho con biết ngày xưa con ở trong bụng mẹ như thế nào, khi ra đời thì yếu ớt và cần được bảo vệ như thế nào? 

Nuôi hai em bé “đều còn nhỏ”, cha mẹ cần có sự chuẩn bị tâm lý thật tốt cho “anh chị lớn”. (Ảnh minh họa)

Nuôi hai em bé “đều còn nhỏ”, cha mẹ cần có sự chuẩn bị tâm lý thật tốt cho “anh chị lớn”. (Ảnh minh họa)

Khi mang thai, mẹ cũng nên để con lớn biết về sự hiện diện của một “đứa em nhỏ” trong bụng mẹ, để con giao tiếp với em bé. Hoạt động này giúp gắn kết tình cảm gia đình vô cùng hiệu quả. Sau khi bé thứ ra đời, hãy để anh, chị của bé được yêu thương chăm sóc em, giao cho con những nhiệm vụ nhỏ như chụp hình cho em, chọn đồ cho em, đưa nôi cho em... 

Hãy dành cho trẻ tình yêu như nhau

Một em bé nhỏ hơn chào đời, chắc hẳn người lớn phải dành nhiều thời gian hơn để chăm sóc em bé. Điều này không tránh khỏi con lớn có thể cảm thấy bị tổn thương, mẹ không yêu mình nữa, cảm thấy ghen tị với em nhỏ… điều này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ về mặt tính cách và cả tình cảm dành cho em nhỏ. 

Hai em bé cần được cha mẹ “công bằng, không thiên vị”. (Ảnh minh họa)

Hai em bé cần được cha mẹ “công bằng, không thiên vị”. (Ảnh minh họa)

Tất nhiên con dù lớn hay dù bé thì cha mẹ đều rất yêu thương, lo lắng cho con. Thế nhưng ở những giai đoạn khác nhau, cha mẹ phải dành nhiều thời gian, công sức để chăm sóc các con. Thế nhưng trẻ lại quá nhỏ để hiểu được điều đó và sẽ không tránh khỏi việc hình thành những suy nghĩ “em bé chào đời cướp đi tình yêu thương của cha mẹ dành cho mình”. Do đó, cha mẹ hãy cố gắng dành tình cảm cho các con như nhau, hãy để trẻ hiểu được sự công bằng, bình đẳng trong tình cảm mà cha mẹ dành cho các con.

Trau dồi ý thức trách nhiệm và sứ mệnh cho anh/chị lớn

Khi trẻ là con đầu lòng, bố mẹ càng yêu chiều nhiều hơn tạo cho bé nếp nghĩ mình là “trung tâm của vũ trụ”. Trẻ không quen với việc san sẻ tình thương và các nhu cầu với bất cứ ai. Rồi bỗng dưng em bé xuất hiện, mọi thứ không còn đúng như quỹ đạo ban đầu mà trẻ đã quen. Do đó, trẻ sẽ khó lòng hiểu được trách nhiệm của một người làm anh chị lớn trong nhà. 

Trau dồi trách nhiệm cho người làm anh, làm chị (Ảnh minh họa)

Trau dồi trách nhiệm cho người làm anh, làm chị (Ảnh minh họa)

Hãy khuyến khích trẻ “ra dáng” một người anh chị lớn, cho trẻ tham gia vào quá trình chăm sóc em bé bằng những công việc nhỏ như lấy quần áo cho em, ru em ngủ, chơi cùng em… trẻ sẽ dần hình thành tinh thần trách nhiệm. Có một em bé nhỏ trong nhà, con sẽ không chỉ yêu quý em hơn sau quá trình dài tiếp xúc mà còn chăm chỉ và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà cha mẹ giao cho khi làm một người anh, người chị lớn.

Cho phép trẻ em tự chơi với nhau

Việc nuôi dạy hai em bé chưa bao giờ là dễ dàng, mối quan hệ giữa các con cần sự phối hợp và hướng dẫn của cha mẹ, tình cảm của chúng cần sự “củng cố” có chủ đích của cha mẹ. Thế nhưng, trong nhiều trường hợp, cha mẹ hãy để các con tự chơi, tự giải quyết vấn đề của nhau. Khi hai đứa trẻ chơi với nhau, mâu thuẫn là khó lòng tránh khỏi, thế nhưng mẹ đừng vội vã can thiệp vào quá trình “hòa giải” ngay mà hãy để hai con tự giải quyết vấn đề của mình.

Việc này giúp đứa trẻ là anh chị lớn sẽ cảm thấy có trách nhiệm hơn trong việc chăm sóc, nhường nhịn em út. Trong khi đó em bé nhỏ hơn sẽ học được cách tôn trọng và quan tâm đến anh chị lớn của mình. Điều này sẽ giúp các con hình thành mối quan hệ tốt hơn, sẵn sàng chăm sóc và bảo vệ nhau sau này. Sau này, khi con cái lớn lên và hiểu chuyện, tình cảm của chúng sẽ thay đổi sâu sắc hơn, biết nương tựa vào nhau khi cần thiết.

3 anh em rắc sữa khắp nhà nhưng hành động của ông bố khiến mẹ giận sôi máu hơn
Sau khi nhờ chồng chăm con ít phút và trở về nhà, bà mẹ thấy được cảnh tượng kinh hoàng. Bực nhất là thái độ của chồng.

Ngộ nghĩnh trẻ thơ

Hạ Mây
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Ngộ nghĩnh trẻ thơ