Khi nhận được kết quả giám định huyết thống cha con, người đàn ông tức đến ngất đi, bởi con gái thật sự không phải là máu mủ của anh.
Con cái là tương lai, hi vọng của bố mẹ, nhưng nếu một ngày nào đó phát hiện đứa con mình nuôi nấng không phải máu mủ thì sao? Tin chắc rằng khó ai chấp nhận nổi chuyện này. Thật không ngờ chuyện này lại xảy ra với anh Đàm, 37 tuổi, sống ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc.
Trước khi đến với chị Trân, anh Đàm từng có một đời vợ, hai người sống bên nhau nhiều năm mà mãi không có con. Đến bệnh viện kiểm tra mới biết vợ anh bị hiếm muộn, không thể thụ thai được. Tuyệt vọng, anh đành ly hôn vợ để tìm người mới, người có thể sinh con cho anh.
Tuy nhiên vì không còn trẻ nữa nên anh Đàm rất nóng lòng tìm vợ, anh bèn nhờ người mai mối khắp nơi. Và rồi, anh được một người bạn giới thiệu cho chị Trân.
Chị làm việc trong một cửa hàng massage, ngâm chân. Ở địa phương anh, nhiều người coi thường nghề này, và cũng chính vì vậy mà chồng cũ đã ly hôn với chị Trân. Sau đó, chị sống một mình nuôi con trai 8 tuổi. Làm mẹ đơn thân quả thật không dễ dàng nên chị Trân luôn muốn tìm một chỗ dựa cho mình, rồi tình cờ chị được giới thiệu với anh Đàm.
Trước khi đến với người vợ hiện tại, anh Đàm từng có một đời vợ.
Biết chị Trân có một đứa con trai, anh Đàm không ưng lắm. Tuy nhiên chị Trân hứa rằng sau khi kết hôn chị sẽ đưa con cho chồng cũ nuôi dưỡng, đồng thời đề nghị sẽ mang của hồi môn 30.000 tệ cho anh. Anh Đàm nghe vậy liền đồng ý cuộc hôn sự này ngay.
Không lâu sau hai người đi đăng kết hôn, chính thức trở thành vợ chồng. Sau khi cưới không lâu, chị Trân mang thai. Nhận tin vui này, anh Đàm vô cùng vui sướng vì anh đã trông chờ ngày này lâu lắm rồi.
Anh còn hứa sẽ chuyển quyền sở hữu căn nhà đứng tên mình sang cho vợ như một phần thưởng. Khi vợ sinh con gái, anh thực sự đã thực hiện lời hứa của mình. Cứ như vậy, anh Đàm đã chìm đắm trong niềm vui được làm bố suốt 6 năm, nhưng nửa năm nay hạnh phúc của anh bỗng chốc tan thành mây khói.
Anh Đàm cho biết, kể từ khi chị Trân lấy anh, cuộc sống của chị không còn áp lực nữa, ngày ngày đi làm, thời gian rảnh rỗi thì ở sòng bạc. Mặc dù không hài lòng nhưng vì vợ đã sinh con gái cho anh, nên anh chưa bao giờ dám phàn nàn vợ lấy một lời. Tuy nhiên chị Trân ngày càng quá đáng, chị thường xuyên bỏ mặc con không lo, còn anh Đàm vừa đi làm vừa phải chăm sóc con nhỏ.
Một hôm, thấy vợ sửa soạn chuẩn bị ra ngoài, nghi vợ lại đi đánh bạc nên anh Đàm liền can ngăn. Hai bên xảy ra cãi vã. Khi con gái chạy ra, thấy con gọi bố, chị Trần liền kéo con gái về phía mình rồi nói: "Tại sao con lại gọi ông ta là bố? Ông ta không phải là bố của con".
Tuy chỉ là câu nói vô tình trong lúc nóng giận nhưng câu nói này đã khắc sâu trong lòng anh Đàm. Càng nhìn con gái anh càng cảm thấy không giống mình, cùng câu nói của vợ nên anh bắt đầu nảy sinh nghi ngờ có khi nào đứa trẻ không phải là con ruột của mình.
Cuối cùng anh quyết định hỏi thẳng vợ cho rõ ngọn ngành. Nhưng trước khi mở cửa vào phòng, anh lại nghe thấy vợ đang nói chuyện điện thoại với người đàn ông nào đó. Thậm chí, vợ còn nhắc con gọi người đàn ông đó là bố: “Nào con, gọi bố đi. Đây mới là bố con”.
Tức giận, anh Đàm đẩy cửa bước vào, lớn tiếng hỏi vợ rằng người đàn ông đó là ai, nhưng chị Trân vẫn một mực phủ nhận, nói anh nghe nhầm. Không những vậy, chị còn vặn hỏi ngược lại anh Đàm rằng có phải anh có người phụ nữ khác bên ngoài không. Tức đến run người, anh Đàm quay người bỏ đi không nói một lời.
Sau khi sinh con, chị Trân không hề có trách nhiệm với con cái, gia đình.
Ngày hôm sau, anh Đàm đưa con gái đi xét nghiệm giám định huyết thống. Mặc dù trong lòng đã có đáp án nhưng anh vẫn không cam lòng chấp nhận hiện thực này, hi vọng là anh đã nghe nhầm. Nhưng khi nhận được kết quả, anh tức đến ngất đi, bởi con gái thật sự không phải là máu mủ của anh.
Khi anh Đàm tỉnh dậy, anh đã nằm trong bệnh viện. Ngay lập tức, anh rút kim truyền dịch ra rồi chạy tới nơi làm việc của vợ làm ầm ĩ lên. Sau khi được mọi người can ngăn, khuyên nhủ anh mới bình tĩnh ngồi nói chuyện với vợ được.
Nào ngờ, đến nước này chị Trân không hề cảm thấy xấu hổ hay áy náy với những việc mình làm. Chị nói với chồng: “Đây không phải là lỗi của tôi. Tôi làm việc trong tiệm ngâm chân, trong môi trường thế này thì khó tránh khỏi mắc sai lầm”.
Càng nghe càng tức, anh Đàm không muốn nghe vợ giải thích nữa. Anh đề nghị ly hôn và đòi vợ đưa cho anh 100.000 tệ (khoảng 330 triệu đồng) chi phí nuôi con gái trong suốt 6 năm qua. Tuy nhiên, chị Trân không đồng ý, lập tức phản bác: “Tôi đã làm việc chăm chỉ, vun vén cho cái nhà này suốt 6 năm qua. Nếu vậy anh phải trả cho tôi 6 năm tiền lương”.
Điều này càng khiến mâu thuẫn giữa hai người bị đẩy lên cao trào, bởi suốt thời gian qua chị ta không hề có tí trách nhiệm nào với gia đình và con cái, suốt ngày chỉ biết đi làm và đi đánh bài. Hiện mâu thuẫn giữa hai người vẫn chưa được giải quyết, nhưng e rằng ly hôn là điều khó tránh khỏi. Bởi cuộc hôn nhân của hai người không hề có những yếu tố cơ bản của một cuộc hôn nhân như sự tôn trọng, trách nhiệm và lòng chung thủy.