Cây ba kích "bổ thận, tráng dương" trồng rất dễ, kiểu gì cũng lên

Ngày 26/06/2018 16:02 PM (GMT+7)

Theo Đông y, cây ba kích là một vị thuốc quý, thường dùng kết hợp với những vị thuốc khác trong các bài thuốc quý, điều trị được nhiều bệnh. Chính vì thế mà hiện nay, người dân ngày càng quan tâm đến cách trồng, cách chăm sóc ba kích nhiều hơn.

Cây ba kích có tên khoa học là Morinda officinalis stow, ở nước ta còn có nhiều tên gọi khác nhau ở từng địa phương, như Dây ruột già, Sáy cáy (Thái), Chẩu phóng xì (Quảng Ninh), Thao tày cáy (Tày) hay Ba kích thiên… Loại cây này phân bố chủ yếu ở các tính phía Bắc và Nam Trung bộ.

Nguyên thủy, ba kích là loài cây mọc hoang trên các vùng đồi núi, cả những vùng đất đai khắc nghiệt, sau vì phát hiện được nhiều công dụng có giá trị nên cây được nhân giống trồng để lấy thuốc.

Cây ba kích amp;#34;bổ thận, tráng dươngamp;#34; trồng rất dễ, kiểu gì cũng lên - 1

Kỹ thuật trồng cây ba kích

Một điều giúp người có ý định trồng ba kích cảm thấy tự tin hơn đó là loại cây thuốc này tuy rất quý nhưng cũng khá dễ trồng, có khả năng thích nghi cao nên trong quá trình nhân giống, chăm sóc cũng không có nhiều sự vất vả.

- Chọn giống: Khi chọn giống, chọn những quả chín đỏ từ những cây trên 5 năm tuổi, sau đó đem về ủ vài ngày cho quả thực sự chín nhũn, chà xát và rửa sạch để lấy hạt phơi khô.

- Gieo hạt: Hạt ba kích được gieo trên khay hoặc trên luống cách nhau 15cm, trên phủ lớp đất dày 3 – 5 cm và lớp rơm rạ rồi tưới nước đủ ẩm cho đến khi hạt mọc mầm thì chuyển vào bầu đất.

Cây ba kích amp;#34;bổ thận, tráng dươngamp;#34; trồng rất dễ, kiểu gì cũng lên - 2

Cây ba kích giống.

Một cách khác để tạo nên cây con mới là từ hom của cây mẹ trên 3 năm tuổi:

- Lấy đoạn từ gốc đến hết phần bánh tẻ của thân, bỏ bớt lá, cắt thành từng đoạn dài 25 – 35 cm, có từ 2 – 4 mắt.

- Ươm hom vào bầu hoặc trên luống đã chuẩn bị theo rạch, cắm hom sâu 7 – 10 cm, các rạch cách nhau 20 – 30 cm.

- Sau khi cắm hom, thường xuyên tưới nước để giữ độ ẩm và che bóng cho cây. Khoảng 15 - 20 ngày, hom sẽ ra rễ và nảy chồi, cho đến khi chồi thứ cấp cao 20 – 25 cm và có từ 5 – 6 cặp lá thì có thể bứng ra trồng.

- Khi trồng cây giống ra đất, nên chọn nơi có đất ẩm, mùn nhiều, tơi xốp và khả năng thoát nước. Nếu có thể thì trồng dưới tán rừng hay vườn cây có độ tàn 0.3 – 0.5. Trộn thêm đất với phân lót khoảng 3 – 5 kg phân chuồng hoai và 0.2 kg lân trong mỗi hố trồng rồi mới cho cây vào, lấp đất lên phủ quanh gốc. Và phủ rơm rạ hoặc thảm mục trên trên để vừa hạn chế cỏ dại, vừa giữ ẩm cho đất.

- Hố trồng ba kích nên đào với kích thước 40 x 40 x 40cm và có khoảng cách 1,5 x 1,5m hay 1 x 2m. Và nên trồng cây ba kích trong những ngày mát trời hoặc có mưa vào vụ xuân hoặc vụ thu để tạo điều kiện khí hậu tốt nhất cho sự sinh trưởng của cây.

Cây ba kích amp;#34;bổ thận, tráng dươngamp;#34; trồng rất dễ, kiểu gì cũng lên - 3

Chăm sóc ba kích nhanh thu hoạch

Bởi vì cây ba kích là dạng cây dây leo nên khi thấy cây vươn cao, cần cắm cây làm giá thể để tạo điểm tựa cho cây leo. Khi cây trồng bén rễ, phát triển ổn định thì nên định kỳ làm cỏ, xới đất và bón thúc cho cây. Kiểm tra cây nào bị chết thì dặm lại cũng như theo dõi phòng trừ sâu bệnh cho những cây đang phát triển tốt. Khi tưới nước nên tưới đủ cho cây, chú ý nhất vào mùa khô, khi trái đang lớn và sắp chính.

Khoảng 3 năm sau khi gieo trồng là đã có thể bắt đầu thu hoạch vụ ba kích đầu tiên. Nhưng nếu không vội thì ba kích để càng lâu, năng suất và chất lượng củ càng tốt hơn. Khi thu hoạch, cần đào để lấy phần củ, rửa sạch và phơi nắng hoặc sấy cho đến khi củ ba kích thật khô.

Cây ba kích amp;#34;bổ thận, tráng dươngamp;#34; trồng rất dễ, kiểu gì cũng lên - 4

Ba kích thuộc loại cây thảo, sống nhiều năm, thân quấn leo giống như thân cây sắn dây. Lá cây ba kích lớn và luôn xanh, phiến là hình thuôn dài, đầu lá nhọn, cuống ngắn và có lá kèm. Lá cứng, có chiều dài từ 6 – 14 cm và rộng 2.5 – 6 cm. Đối với những cây con, mặt trên của lá ba kích mịn còn mặt dưới sẽ có một lớp lông nhung trắng.

Đối với những cây đã sống trên 2 năm thì phần thân dưới gốc cây có màu xám mốc, đoạn thân ngọn và các cặp lá non sẽ có màu tím tía. Hoa ba kích mọc tập trung ở đầu cành, khá nhỏ, lúc đầu có màu trắng, sau đó thì chuyển sang màu vàng nhạt; dài từ 0.3 – 1.5 cm, có hình chén hoặc hình ống. Mùa hoa ba kích từ tháng 5 đến tháng 6.

Cây ba kích amp;#34;bổ thận, tráng dươngamp;#34; trồng rất dễ, kiểu gì cũng lên - 5

Cây ba kích amp;#34;bổ thận, tráng dươngamp;#34; trồng rất dễ, kiểu gì cũng lên - 6

Quả ba kích màu xanh thẫm khi còn xanh, dần chuyển sang hồng nhạt rồi đến đỏ khi quả chín. Mùa quả là vào từ tháng 7 đến tháng 10.

Rễ có hình trụ tròn, phân nhánh nhiều thành một bộ rễ tỏa tròn quanh gốc cây. Rễ hay củ cây ba kích chính là thành phần sử dụng, có tác dụng làm thuốc chính.

Công dụng của ba kích

Trong Đông y, ba kích có vị cay, ngọt, tính ấm. Nó có tác dụng bổ thận, tráng dương, khử phong thấp. Người xưa cũng dùng rượu ba kích để trị bệnh yếu sinh lý ở nam giới. Với những đối tượng sử dụng khác nhau thì ba kích sẽ phát huy công dụng ở những mức độ phù hợp.

Cây ba kích amp;#34;bổ thận, tráng dươngamp;#34; trồng rất dễ, kiểu gì cũng lên - 7

Trong thành phần chất của cây ba kích cũng có chứa nhiều hoạt chất có ý nghĩa tích cực đối với sức khỏe con người, chính vì thế mà công dụng của nó cũng khá đa dạng:

- Giúp tăng cường sinh lý: Khi sử dụng, ba kích giúp làm tăng nồng độ hormone nam testosterone;

- Tăng cường sức khỏe, sức đề kháng cho cơ thể;

Cây ba kích amp;#34;bổ thận, tráng dươngamp;#34; trồng rất dễ, kiểu gì cũng lên - 8

- Có khả năng chống viêm: Thành phần iridoid trong ba kích có khả năng chống viêm rất hiệu quả. Bên cạnh đó, hợp chất iridoid glycoside, monotropein cũng có khả năng giảm đau rõ rệt;

- Tăng cường hệ thống nội tiết tố; chống loãng xương.

4 loại cây cảnh đẹp nhất định nên trồng trong nhà vì có tác dụng lọc không khí cực đỉnh
Cây lưỡi hổ, lan ý, cọ lá tre trong nhà giúp lọc chất độc trong không khí, đồ nội thất, cung cấp nhiều oxy. Không chỉ vậy, những loại cây này còn giúp...
Minh Hạ
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nhà - Vườn