Hết hạn không nhất thiết có nghĩa là sản phẩm sẽ bị thối rữa. Đồ gia dụng cần thay mới khi chúng hoạt động không còn tốt hoặc tích tụ vi khuẩn, chất độc gây hại cho con người sau một thời gian sử dụng.
Tất cả chúng ta chú ý đến ngày hết hạn khi mua sản phẩm thực phẩm thế nhưng mọi người thường ít để ý hạn sử dụng của những món đồ khác trong nhà như mỹ phẩm hay đồ dùng gia đình. Chị em không hề biết rằng những sản phẩm này không thể dùng được mãi mà chỉ vứt đi khi bị hỏng hóc, lên mốc. Vậy tuổi thọ của các sản phẩm trong gia đình là bao lâu?
1. Đồ gia dụng bằng gỗ
Rất nhiều gia đình sử dụng muôi, thìa, đũa,...bằng gỗ. Thế nhưng không phải ai cũng biết vệ sinh đúng cách để khử hết mùi cá, cà ri, nước mắm, hay làm cho đồ gia dụng gỗ không ẩm mốc. Ngay khi nhìn thấy các vết nứt trên thìa, đũa hoặc gỗ bị đổi màu thì đã đến lúc các bà nội trợ phải thay. thế ngay lập tức. Nếu tiếp tục sử dụng trong thời gian dài, vi khuẩn E-coli thường trú trong các khe nứt sẽ xâm nhập vào thức ăn, gây ra các bệnh đường ruột.
2. Dao
Mài dao hàng tuần vào chôn bát hoặc đá mài giúp tăng độ sắc bén, tuổi thọ của dao. Tuy nhiên, nếu thấy chiếc dao thái của gia đình bị mẻ hoặc rỉ sét thì nên thay mới để tiết kiệm thời gian khi chế biến.
3. Xoong nồi, chảo chống dính
Chảo chống dính giúp các bà nội trợ tiết kiệm thời gian khi làm các món chiên, rán,...Tuy nhiên, nếu vô tình làm xước lớp chống dính trong quá trình sử dụng thì chúng sẽ dần bong tróc, mất tác dụng. Gia đình cũng nên thay chảo sau 2-3 năm để tránh giải phóng chất Teflon độc hại.
4. Thớt
Thớt tuy cứng rắn nhưng cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi các món băm, chặt. Sau khoảng 3 năm, những vết xước chằng chịt trên mặt thớt là nơi để vi khuẩn tích tụ. Các khe kẽ nhỏ khó làm sạch, ẩm ướt là môi trường lý tưởng làm vi khuẩn sinh sản theo cấp số nhân. Vì vậy, đây là thời điểm lý tưởng để thay một chiếc thớt mới hoàn toàn.
Ngoài ra còn hạn sử dụng của vô số các sản phẩm khác trong nhà:
- Đồ dùng trong nhà tắm: Tất cả các ngày từ ngày sản xuất, được hiển thị trên bao bì, hoặc có thể được tìm thấy trên các trang web.
Cục xà phòng: 18-36 tháng
Gel tắm, sữa tắm: 3 năm
Kem dưỡng da: 3 năm
Dầu gội và xả: 2-3 năm
Khử mùi: 1-2 năm
Thuốc nhuộm tóc: 2-3 năm
Son dưỡng môi: 5 năm
Kem cạo râu - ít nhất 2 năm
Nước hoa - 1-2 năm
- Sản phẩm gia dụng
Nước xịt phòng: 2 năm
Pin AA/AAA: 7 năm
Pin sạc: 10 năm
Thuốc tẩy: 3-6 tháng
Nước rửa bát: 1 năm
Bột giặt (chất lỏng hoặc bột): Chưa mở: 9-12 tháng, sau khi mở: 6 tháng
Dầu đánh bóng đồ gỗ: 2 năm
Nước lau kính: 2 năm
Gối: thay gối mỗi năm. Nếu bạn sử dụng vỏ gối thì 2 năm mới cần thay một lần.
Nêm: Một tấm nệm tốt kéo dài 9-10 năm. Thay thế nếu nệm rách hoặc bạn bị đau mỏi cột sống mỗi khi thức dậy.
Chuông báo cháy: thay mới sau 10 năm. 20% hộ gia đình Mỹ có chuông báo cháy nhưng không hoạt động. Kiểm tra hàng tháng và thay pin hàng năm.
Hạn sử dụng của sản phẩm phụ thuộc phần lớn vào cách bạn lưu trữ các mặt hàng. Hầu hết cần nhiệt độ ổn định và môi trường khô ráo. Chất lỏng thường sẽ bị biến đổi nhanh hơn so với các sản phẩm rắn. Và các sản phẩm chưa mở vẫn còn trong bao bì chân không sẽ để được lâu hơn là đã bóc niêm phong. |