Đặc sản “lá thịt bò” nấu canh rau như canh thịt

Ngày 19/09/2015 10:00 AM (GMT+7)

Gọi là lá “thịt bò” bởi lẽ khi nấu canh mà có loại lá độc đáo này thì nồi canh ấy sẽ có thêm mùi thơm như thịt bò, dù trong nồi không hề có miếng thịt nào.

"Lá thịt bò” còn có tên phổ biến khác là lá xuân. Qua quan sát, lá xuân già có màu xanh, lá non và phần đọt có màu tím đỏ, thân cứng. Lá nhỏ cỡ bằng ngón tay út, lá to bằng ngón chân cái và phủ đầy gai nhọn. Chiều cao của cây xuân từ 1,5-4m.

Lá xuân hái về để dùng, bán là lá non và phần đọt. Do có vị chua và mùi thơm của thịt bò nên ngoài ăn sống, người dân miền núi còn dùng lá xuân khi nấu thịt trâu; còn người dân đồng bằng thường dùng trong nấu canh chua.

Đặc sản “lá thịt bò” nấu canh rau như canh thịt - 1

Cận cảnh "lá thịt bò”.

Đặc sản “lá thịt bò” nấu canh rau như canh thịt - 2

Không chỉ được sử dụng trong chế biến để tăng thêm hương vị cho món ăn, với nhiều người dân vùng quê Quảng Ngãi thì "lá thịt bò” còn gợi nhớ về một thời quá khứ - khi cuộc sống còn quá khó khăn. Ông Lê Văn Thuần (65 tuổi, ở xã Hành Tín Đông, huyện Nghĩa Hành) nhớ lại: Thời còn khó khăn, thương con thơ luôn miệng đòi mẹ mua thịt bò, mỗi khi nấu canh chua người ta thường hay tìm hái một ít lá xuân đem bỏ vào nồi, rồi dối với con rằng đó là canh thịt bò.

Đặc sản “lá thịt bò” nấu canh rau như canh thịt - 3

"Lá thịt bò" thường mọc ở bụi rậm ven chân đồi, gò...

Đặc sản “lá thịt bò” nấu canh rau như canh thịt - 4

Tranh thủ lúc lên nương, người dân miền núi huyện Ba Tơ thường tìm hái lá xuân về bán.

Là loại mọc quanh năm ở bụi rậm ven gò, đồi, chân núi nên mỗi khi đi lao động sản xuất hay chăn thả trâu bò ở những khu vực này, người dân thường hay tranh thủ tìm kiếm để hái về bán.

Theo Công Xuân
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan