Bàn thờ có ý nghĩa thiêng liêng trong tôn giáo, tín ngưỡng.
Bàn thờ là nơi kết nối gia chủ và thần linh, tổ tiên của họ. Nhiều người châu Á có sự kết nối mạnh mẽ với tổ tiên của họ. Tình yêu thương và sự kính trọng là nền tảng để tạo nên bàn thờ tổ tiên.
Trong phong thủy, bàn thờ đại diện cho sự kết nối giữa gia chủ và thế giới tâm linh hay tổ tiên của họ, cũng như với những nguồn năng lượng từ vụ trụ. Không những vậy, bàn thờ còn là hiện thân của niềm hy vọng, niềm tin của gia chủ. Đó cũng là nơi gia chủ có thể tìm đến khi bản thân mất cân bằng, hoang mang và mong muốn tìm thấy câu trả lời cho hướng đi của mình. Và cũng chính ở nơi đó, gia chủ sẽ được tiếp thêm sức mạnh, biến ước muốn thành hiện thực và cảm thấy được bảo vệ.
Bàn thờ là nơi các vị thần thánh, tổ tiên giao tiếp với gia chủ. Bàn thờ sẽ luôn nhắc nhớ rằng bản thân gia chủ là ai, tin tưởng vào điều gì và đến từ đâu.
Có rất nhiều loại bàn thờ khác nhau dựa trên văn hóa, tôn giáo và phong cách riêng của gia chủ. Cấu trúc bàn thờ gồm ba cấp (tam cấp), cấp một là thờ các vị thần thánh, cấp hai thờ tổ tiên và cấp ba thờ thổ công. Kiểu bàn thờ phổ biến thường có một cấp hoặc hai cấp.
Bàn thờ được thiết kế chủ yếu là vì mục đích tôn giáo tín ngưỡng. Nếu hướng chôn cất tổ tiên không hợp phong thủy thì việc đặt bàn thờ đúng hướng sẽ giúp hóa giải phong thủy xấu.
Trước khi di chuyển bàn thờ cần lưu ý xem ngày lành tháng tốt. Bàn thờ tổ tiên nên được đặt theo hướng dựa trên ngày sinh của tổ tiên. Bàn thờ phải được dựa vào bức tường vững chắc và tọa lạc trong căn phòng yên tĩnh, đủ ánh sáng, thông gió tốt. Bàn thờ không nên đối diện với cầu thang, lò sưởi, cửa phòng tắm, cửa phòng ngủ, hành lang dài, v.v…
Phía trước bàn thờ nên có không gian (nên trải thảm, đệm hoặc chiếu) để cầu khấn hoặc thiền.