Với thiết kế này, tầng trệt ngôi nhà là không gian thoáng, không cửa, có tường bằng cây xanh bao quanh trong khi phòng ngủ áp mái như tổ chim yến.
Đại gia đình của chủ nhân ngôi nhà này chuyển từ miền Bắc vào miền Nam nên họ thường tổ chức các buổi họp mặt dòng họ và bạn bè hàng tháng với hàng trăm người đến dự như một truyền thống lâu năm.
Tuy nhiên, một ngôi nhà theo kết cấu cũ không thể có sức chứa lớn đến như vậy, do đó người chủ đã nhờ các kiến trúc sư thiết kế một ngôi nhà cấp 4 không cửa mang tên “Nhà yến”.
Nhà yến được bố trí như một nhà dài, hẹp tương xứng mô tả lại gian nhà của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.
Các phòng được xây dựng bằng gỗ khai hoang; vách ngăn có họa tiết từ vách nhà của đồng bào dân tộc thiểu số.
Mặt bằng là không gian thoáng, không cửa, có tường và cây xanh bao quanh. Toàn bộ không gian mặt đất tiếp xúc trực tiếp với mưa nắng hàng ngày.
Tầng trệt thông thoáng trở thành không gian đa năng. Đây không chỉ là nơi thờ cúng tổ tiên mà còn là sân chơi cho con cái; mỗi buổi chiều chủ nhà có thể mời bạn bè của mình đến chơi bóng bàn và ăn tiệc vào buổi tối.
Nhìn bao quát phòng khách là khu vườn lớn, góc không gian thờ cúng có ánh nắng xuyên qua những ô kính nhiều màu sắc tạo cảm giác thoát tục. Hai phòng ngủ kiểu bungalow áp mái được treo phía trên không gian tầng trệt như 2 tổ chim yến. Hai phòng ngủ được bày trí như khung cảnh trong khu nghỉ dưỡng với bồn tắm lớn ngoài trời. Mục đích chính của nơi này là để tổ chức các sự kiện như thờ cúng tổ tiên và gắn kết gia đình, bạn bè.