Trong khi không gian sống ngày càng thu hẹp, ngột ngạt mà nhu cầu gần gũi với thiên nhiên của con người ngày càng cao thì những chậu cây cảnh trong nhà nhỏ xinh phù hợp đặt góc phòng, bàn làm việc chính là lựa chọn tối ưu của nhiều gia đình.
Mục lục: |
Đặt cây cảnh trong nhà khiến cho không gian thoáng đãng hơn nhờ sắc xanh, không khí sạch sẽ, tươi mát hơn với tác dụng làm sạch bụi bẩn, tạo cảm giác thư thái, thoải mái hơn cho gia chủ.
Nếu chọn đúng loại cây cảnh phù hợp, có ý nghĩa phong thủy thì sẽ còn giúp mang lại may mắn, tài lộc cho người trồng.
1. Tác dụng của cây cảnh trong nhà
- Làm sạch không khí: Có khá nhiều cây cảnh có khả năng như một chiếc máy lọc không khí khi có thể loại bỏ những chất độc hại, những hạt bụi nhỏ li ti bay lất phất trong không khí.
Theo nghiên cứu: lan đuôi hổ và lan điếu hấp thu đến 80% khí có hại, lô hội là 90%. Các loại cây như thường xuân, vạn tuế, cúc vạn thọ cũng có khả năng giảm lượng CO2, Clo, CO,… Hay hoa quế, khoai môn cảnh làm sạch bụi cực nhỏ trong không khí rất tốt.
- Sát khuẩn và phòng bệnh: Một số loài hoa và cây cảnh có mùi thơm như hoa hồng, hoa nhài, tường vi, cây thạch trúc có tác dụng thanh trừ vi khuẩn rất tốt. Chẳng hạn như hoa nhài, hoa chanh có thể diệt trừ vi khuẩn bạch hầu, kiết lỵ. Tường vi, lan tử la, hoa hồng có thể kìm hãm sự sinh sôi của vi khuẩn kiết lỵ, khuẩn cầu phổi, tụ cầu trùng,…
- Sản sinh Oxy: Vào ban đêm, những cây cảnh được đặt trong nhà giúp hấp thu khí CO2 và sản sinh O2
- Khiến tâm trạng trở nên thư giãn, thoải mái hơn: Theo nhiều nghiên cứu, khi trong phòng có màu xanh của cây cảnh, khi làm việc mệt mỏi hay căng thẳng mà nhìn vào chúng sẽ cảm thấy thư giãn hơn nhiều, kích thích sự sáng tạo trong công việc.
- Giúp mang lại may mắn, tài lộc: Trong phong thủy, có nhiều cây cảnh như cây phát tài, cây kim tiền, cây trầu bà,… giúp mang lại nhiều điều tốt đẹp cho gia chủ, nhất là khi chọn đúng cây theo độ tuổi và đặt vào vị trí phù hợp.
2. Các loại cây cảnh trong nhà
2.1: Cây lưỡi hổ
- Vị trí đặt: Để cây lưỡi hổ có thể phát huy được toàn bộ công năng của mình, yêu cầu về vị trí đặt cây vô cùng quan trọng. Theo các chuyên gia phong thủy, hướng Đông và Đông Nam của ngôi nhà chính là hai vị trí tốt nhất để đặt cây lưỡi hổ.
Có thể đặt ở phòng khách hay phòng ngủ đều được, không những mang tài lộc vào nhà mà loại cây này còn có khả năng tiêu diệt 107 loại khí độc, rất có ích cho sức khỏe của gia chủ nữa.
- Cây lưỡi hổ là loại cây cảnh trong nhà phù hợp với những người tuổi Hợi có bản tính trầm lặng, khoan dung độ lượng, không câu nệ tiểu tiết. Những người tuổi này dễ phát tài lộc nhưng tính tình hoang phí, không biết chi tiêu tiết kiệm, nên trồng cây lưỡi hổ sẽ giúp tiết tính cách này lại, trấn giữ tiền của và làm cho con đường sự nghiệp ngày càng đi lên.
2.2: Cây tuyết tùng
Cây tuyết tùng hay còn gọi là cây bách Nhật Bản, một cây được cho là vô cùng thiêng liêng khi người ta tin rằng, linh hồn của người chết và các vị thần đều ở trong loại cây này. Đồng thời, trồng tuyết tùng cũng giúp cung cấp độ ẩm, loại bỏ bụi bẩn và giúp không khí trong nhà luôn tươi mát.
- Vị trí đặt: Trong phong thủy, cây tuyết tùng cũng có ý nghĩa giúp mang lại may mắn và tài lộc, xua đuổi những điều không may cho người trồng. Và tốt nhất thì nên đặt tuyết tùng ở những vị trí thoáng mát, nhiều ánh sáng như trước cửa hay ngoài sân, cây có tươi tốt thì mới mang lại sinh khí tốt cho căn nhà được. Về hướng đặt cây thì nên ưu tiên hướng Nam.
- Với người tuổi nào, mệnh gì cũng đều có thể trồng cây tuyết tùng, vì về cơ bản, cây tuyết tùng không kị với tuổi nào. Song với một màu xanh tươi như thế thì có lẽ người mệnh Mộc là hợp nhất.
2.3: Cây sống đời
- Vị trí đặt: Cây sống đời là loại cây cảnh trong nhà phù hợp để đặt ở những vị trí như góc phòng, bàn học, bàn làm việc, bàn phòng khách hay cũng có thể để các vị trí như ban công, cửa sổ, trên các lọai giá kệ như kệ sách, kệ ti vi hay kệ trang trí ở các cửa hàng, quán nước.
- Cây sống đời khi nở hoa có màu vàng rất đẹp và dịu mắt, phù hợp với những người có tuổi mang mệnh Thổ. Bởi những người tuổi này tuy có tài vận tốt, có thể kiếm được nhiều tiền nhưng bản tính tham lam, khiến công việc kinh doanh cũng như các mối quan hệ của họ không tốt.
Trong khi đó màu vàng ở cây sống đời sẽ giúp khai minh trí tuệ, đầu óc minh mẫn, tăng cường tính lạc quan hơn. Nhờ đó cuộc sống của những người mệnh Thổ cũng sẽ ổn định và tốt đẹp hơn.
2.4: Cây họ cam quýt
Những cây thuộc họ cam quýt luôn tỏa ra một mùi hương vô cùng dễ chịu, trồng trong nhà không những giúp thư giãn mà cây cũng có khả năng hút ẩm tốt, lá cây chứa một lượng lớn các chất chữa bệnh, diệt khuẩn cho môi trường sống gần nơi đặt cây.
- Vị trí đặt: Theo phong thủy, mùi hương dịu ngọt cũng như năng lượng dương mang lại trong sắc cam của những loại cây này sẽ giúp tránh được những điều xui xẻo, mang lại thịnh vượng. Nếu muốn trồng cam hay chanh cảnh thì nên trồng ở hướng Đông Nam, được xem là hướng của giàu có và thịnh vương.
Những cây thuộc họ cam quýt như quất, chanh cảnh, cam thường thích hợp để trồng ở cửa ra vào hay ở cổng nhà. Ngày Tết, người ra cũng đặt chậu quất nặng trĩu quả trước của nhà với mong muốn mang lại cát khí lớn, gia đình êm ấm; đặt ở công ty thì đầu tư đâu trúng đó, danh tiếng ngày càng bay xa.
- Cây họ cam quýt có quả màu cam đỏ, đại kỵ với mệnh Kim nhưng lại là màu sắc giúp mang lại nhiều may mắn, tăng vận khí cho người mệnh Hỏa.
2.5: Cây lan ý
- Vị trí đặt: loại cây này còn được gọi là cây bạch môn, huệ hòa bình hay vĩ hoa trắng. Nó là tượng trưng cho niềm hạnh phúc của người phụ nữ, nên khi đặt cây lan ý trong nhà thì căn nhà sẽ tràn ngập tình yêu và hạnh phúc.
Cây lan ý là loại cây cảnh trong nhà có thể được đặt ở nhiều vị trí khác nhau. Với những chậu cây nhỏ xinh thì có thể đặt ở bàn làm việc, bàn tiếp tân hay kệ sách, bàn ăn,… giúp mang lại vẻ tươi trẻ, tạo không khí mới mẻ, thư giãn giúp cho công việc và học tập hiệu quả hơn.
Còn với những chậu cây lớn hơn, nếu đặt ở phòng họp, phòng khách, đại sảnh hay hành lang thì sẽ tạo cho không gian vẻ sang trọng và ấn tượng hơn.
- Người ta cho rằng cây lan ý sẽ hợp phong thủy với những người có mệnh Kim. Nếu người thuộc mệnh này sở hữu một chậu cây lan ý trong nhà thì sẽ luôn gặp may mắn, nhiều niềm vui trong công việc, cuộc sống và tình yêu.
2.6: Cây dây nhện
Trong đời sống, cây dây nhện có khả năng hấp thụ nhanh các chất độc từ không khí như Carbon monoxide, Formaldehyde, Styrene, Nicotin thừ thuốc lá và xăng; nó cũng có thể chuyển hóa chất khi gây ung thư Aldehyde formic trong không khí thành đường và amoni acid.
Trong phong thủy, cây dây nhện mang ý nghĩa của sự may mắn. Khi đặt cây trong nhà, các thành viên cũng vui vẻ, khỏe mạnh hơn, giúp mang lại sự tỉnh táo, minh mẫn để làm việc và học tập.
- Vị trí đặt: Cây dây nhện là loài ưa sáng nên tốt nhất là đặt ở ban công, cửa sổ. Trong nhà, có thể đặt ở bàn làm việc, bàn học để giúp hút tia điện tử độc hại từ máy tính và tinh thần thoải mái hơn; hoặc cũng có thể đặt ở trên nóc tủ cho các cành ra rũ xuống cũng vô cùng đẹp mắt.
- Đối với việc chưng cây dây nhện trong nhà thì hiện nay đang được rất nhiều người ưa chuộng. Song nếu đó là người mệnh Mộc, có cây dây nhện ở nhà thì gia đình yên ấm, ở công ty thì công việc kinh doanh hanh thông,…
2.7: Cây hương đào
Trước đây người ta tin rằng, cây hương đào rất linh thiêng, có thể giúp người già có tuổi trẻ lại, lhieesn người lữ khách có tinh thần thoải mái và được tiếp thêm năng lượng. Và cây hương đào cũng chính là biểu tượng của hòa bình và tuổi trẻ.
- Vị trí đặt: Cây hương đào là sự lựa chọn để đặt trên bàn làm việc, trong phòng khách hay tốt nhất là ở phòng ngủ. Bởi cây có khả năng thanh lọc không khí, loại bỏ bụi bẩn và một số loại khí độc.
- Với những ý nghĩa và tác dụng rất tốt, dù người tuổi nào chưng cây hương đào trong nhà cũng đều giúp mang lại tinh thần thoải mái và nhiều điều may mắn, sự hoan hỉ. Nếu cây được chăm sóc tốt, luôn tươi xanh thì cũng làm cho sức khỏe của tất cả mọi người được tốt hơn nữa.
2.8: Cây nguyệt quế
Từ một sự tích của người Hi Lạp, từ xưa đến nay cây nguyệt quế chính là loại cây vinh danh cho sự chiến thắng. Là loài cây được sinh ra từ tình yêu của sự tinh khiết, là biểu tượng dành cho sự chiến thắng và những người khát khao chiến thắng mãnh liệt. Có nhiều nhà trồng cây nguyệt quế cũng với mong muốn con cháu sẽ học hành thành tài, công thành danh toại.
Ngoài ra, ở Việt Nam thì cây nguyệt quế còn có ý nghĩa trừ ma, ngăn chặn những điều xui xẻo, những điều xấu đến với gia đình.
- Vị trí đặt: Cây nguyệt quế để trồng trước sân nhà phù hợp với phong thủy hoặc đặt ở trong nhà, trên bàn cũng mang lại khí tốt.
- Cây nguyệt quế thích hợp làm cây cảnh, cây phong thủy cho người tuổi thân. Trong khi nguyệt quế vốn là cây thân gỗ nhỏ, dáng đẹp, có hoa lớn, màu vàng nhạt và hương thơm nên hợp mệnh cho người tuổi Thân. Không quá phô trương rực rỡ, nhưng với những người tuổi Thân đang làm ăn kinh doanh thì rất thích hợp, giúp cho công việc kinh doanh thuận lợi, thành công.
2.9: Cây thường xuân
Chính là loài cây cảnh trong nhà có bộ máy lọc không khí hoàn hảo nhất được NASA đánh giá, nên trồng trong nhà giúp làm sạch không khí, cuộc sống chất lượng hơn. Cây cũng có sức sống vô cùng mãnh liệt, ngay cả trong thời tiết giá rét.
Trong phong thủy, thường xuân được xem là một loại cây tốt, phù hợp đặt trang trí trong nhà; làm quà tặng cho người yêu, các dịp tốt nghiệp, thi cử, khai trương, mừng thọ,… Đồng thời, nó cũng có tác dụng trừ tà, giúp mang lại cuộc sống bình yên, nhẹ nhàng cho gia chủ.
- Vị trí đặt: Nhà ở, phòng họp, khách sạn, nhà hàng, văn phòng đều có thể đặt cây thường xuân hay treo ở ban công,… Khi đặt nên đặt ở nơi gần cửa sổ, khu vực có ánh sáng nhưng nên tránh ánh sáng quá mạnh. Tuy nhiên, nếu muốn phát huy hết hiệu quả phong thủy của cây thường xuân thì nên đặt nó ở hướng Đông, Đông Bắc và Đông Nam của căn phòng, ngôi nhà.
- Theo ngũ hành thì cây thường xuân phù hợp với người có tuổi mệnh Mộc bởi những may mắn, tài lộc mà loài cây đem lại cho những người mệnh Mộc khá lớn.
2.10: Cây trầu bà
Trong phong thủy, cây trầu bà tượng trưng cho sức khỏe dẻo dai, tuổi thọ; là hình ảnh cho sự vươn lên không ngừng nghỉ, sự may mắn và bình an. Thông thường, cây trầu bà được dùng làm quà tặng cho những dịp khai trương, sinh nhật, mừng thọ,…
Không những thế, trầu bà cũng có khả năng loại bỏ các từ tính từ điện thoại, máy tính, làm sạch không khí.
- Vị trí đặt: Cây trầu bà có loại vừa, có loại nhỏ nên phù hợp đặt ở nhiều vị trí, có thể là trên nóc tủ, trên bàn làm việc, treo cạnh cửa sổ,… những tốt nhất vẫn là đặt ở bàn phòng khách. Hay cũng có thể đặt ở cạnh máy tính, tivi, máy in để cây hấp thụ các chất phóng xạ điện từ phát ra ở các thiết bị này.
- Cây trầu bà hợp với người tuổi Ngọ, người cầm tinh con ngựa. Người tuổi Ngọ có vận thế tốt, dễ thành công trong công việc kinh doanh. Tuy nhiên, để tránh thua lỗ, lừa lọc thì nên chọn đặt một chậu trầu bà ở nơi làm việc để giữ chặt tài khí. Đồng thời, cây trầu bà cũng hợp với những người có mệnh Mộc để giúp phát huy những ưu điểm và hạn chế các nhược điểm.
2.11: Cây dương xỉ
- Vị trí đặt: Trong phong thủy, cây dương xỉ mang lại sự giàu có cho gia chủ. Nên nếu có trồng một chậu dương xỉ, hãy chôn thêm 9 đồng xu ở dưới cây và đặt ở góc trái, xa nhất của ngôi nhà.
Nếu cây phát triển mạnh thì đồng nghĩa với tài vượng đã ghé thăm. Ngoài ra, có thể đặt chậu dương xỉ ở góc tay trái, phía trên bên phải của căn phòng tính từ cửa vào. Trên bàn làm việc, nếu thuận tay phải thì đặt ở bên phải, còn nếu thuận tay trái thì đặt ở bên trái.
- Cây dương xỉ hợp với người mệnh Thủy, bởi họ là những người ôn hòa, khéo léo, có sức mạnh nội tại lớn lao nên trồng những cây có dáng vẻ mềm mại, các cây thuộc hành Kim như dương xỉ cũng mang ý nghĩa tương sinh đối.
2.12: Cây vạn niên thanh
Cây vạn niên thanh hiện nay được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong trang trí nội thất, thiết kế tiểu cảnh sân vườn bởi nó mang ý nghĩa may mắn cho người trưng. Trong phong thủy, cây vạn niên thanh chứng tỏ người trồng là một người có đầu óc khoa học, yêu ghét phân minh. Thích hợp nhất cho những người hoạt động kinh doanh, đầu tư.
- Vị trí đặt: Cây vạn niên thanh ưa bóng, thích những nơi mát, thoáng đãng và có đủ ánh sáng. Nếu đặt cây trong văn phòng làm việc, trên bàn ở văn phòng sẽ giúp hóa giải sát khí, thúc đẩy công việc. Cũng có thể đặt cây ở cửa sổ gần bàn học, bên cạnh phòng đọc sách hoặc phòng khách.
- Cây vạn niên thanh có màu xanh, là màu may mắn cho những người thuộc mệnh Mộc. Song, người mệnh Mộc lại kỵ màu trắng nên khi trồng, muốn đem lại tài vận cần trồng 3 chậu hoặc 8 chậu. Vật liệu phù hợp chọn làm chậu trồng phải là bằng gỗ, chậu sành hoặc cũng có thể là chậu làm từ mây tre đan.
3. Cách chăm sóc cho cây cảnh trong nhà
Khác với những cây trồng ngoài đất tự nhiên, cây cảnh trong nhà thường được trồng ở chậu nhỏ, đặt trong ở trong văn phòng, phòng máy lạnh nên cần có chế độ chăm sóc đặc biệt hơn.
- Yêu cầu về ánh sáng
Nên đặt cây ở trong phòng, nơi có ánh sáng đủ, thường xuyên. Song hằng ngày hoặc 2 – 3 ngày cũng nên mang cây ra ngoài trời để có thể hấp thụ ánh sáng tự nhiên. Như thế thì cây có thể xanh tươi và khỏe mạnh hơn.
- Chế độ nước
Thường cây trồng trong nhà không yêu cầu lượng nước quá nhiều. Nên chỉ cần giữ đất không bị khô, luôn ẩm cho cây là đủ. Có thể dùng bình phun để tưới cho cây.
Mùa hè ngày 2 lần còn mùa đông 1 lần để tăng cường độ ẩm, làm sạch lá, hỗ trợ cho quá trình quang hợp của cây. Đồng thời, vì cây trồng trong chậu có lỗ thoát nước nên ở phía dưới nên có đĩa đệm để khi tưới, nước không chảy lênh láng làm mất vệ sinh.
- Bón phân
Muốn thúc đẩy sự phát triển của cây, không bị chết héo thì cần bón phân cho cây. Song đối với cây cảnh, nếu bón nhiều quá, cây phát triển mạnh sẽ làm mất dáng thể. Nên tốt nhất khoảng nửa tháng bón cho cây 1 lần, tỉ lệ bón 5% phân tổng hợp cho cây.
- Phòng bệnh cho cây
Cây trồng trong văn phòng, trong nhà nên không thể dùng thuốc bảo vệ thực vật được. Vì thế người trồng nên thường xuyên kiểm tra, nếu phát hiện có sâu thì bắt đi, những cành lá nào héo úa, có dấu hiệu bị bệnh thì nên loại bỏ ngày.
Đối với những cây bị mắc bệnh phấn trắng, nên dùng khăn và cồn để lau sạch, nếu quá nghiêm trọng thì nên đưa cây ra ngoài để trị bệnh...