Trong y học cổ truyền, toàn bộ rau này còn có thể làm dược liệu trị bệnh cho mọi người.
Có nhiều loại rau dễ trồng, nhanh cho thu hoạch, trong đó có rau mồng tơi. Đây là loại rau dây leo với thân mọng nước, có 2 loại là dây trắng và dây tía.
Lá rau mồng tơi có nhiều chất nhớt bên trong. Cây có hoa và quả, hoa thường mọc xen giữa những kẽ lá, trắng muốt hoặc tím đỏ, quả thì có dạng hình cầu và khá mọng nước.
Loại rau này thường trồng để lấy lá để ăn, có thể chế biến thành nhiều món ăn như nấu canh, luộc, xào, nhúng lẩu,… Nó chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như canxi, lipid, kali, magie, các loại vitamin,… Nó mang nhiều lợi ích cho sức khỏe như thanh nhiệt, giải độc cơ thể, giảm đau nhức xương khớp, ngăn ngừa loãng xương, chống oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch,…
Quả của rau mồng tơi.
Ngoài lá, hoa của rau mồng tơi cũng có thể ăn được, dùng xào tỏi rất ngon. Quả mồng tơi có màu tím đen, nước từ quả này có thể dùng để nhuộm đỏ hoặc làm màu thực phẩm.
Trong y học cổ truyền, toàn bộ rau này còn có thể làm dược liệu trị bệnh cho mọi người. Chúng chủ yếu có 2 loại là dây trắng và dây tía, song loại tía được đánh giá tốt hơn.
Hoa mồng tơi xào tỏi.
Cách trồng và chăm sóc rau mồng tơi
Rau mồng tơi rất dễ trồng. Với các tỉnh phía Nam có thể trồng quanh năm. Với miền Bắc, thời điểm trồng thích hợp nhất là từ tháng 3 đến tháng 5.
Rau mồng tơi có thể trồng trong chậu nhựa, khay nhựa hoặc trồng trong sân vườn. Bạn có thể trồng bằng phương gieo hạt hoặc giâm cành.
Rau tía tô tía.
- Phương pháp gieo hạt:
Hãy đổ đất vào chậu một lớp dày khoảng 8cm rồi gieo hạt lên trên. Lưu ý, mỗi hạt nên gieo cách nhau ít nhất 10cm vì khi lớn, lá mồng tơi sẽ vươn khá to và rộng. Hạt có thể gieo trực tiếp lên đất mà không cần ngâm hay ủ vì hạt mồng tơi rất dễ lên.
Sau khi gieo hạt xong, hãy phủ một lớp đất mỏng khoảng 0,5cm lên bề mặt và tưới nước nhẹ để tạo độ ẩm cho đất. Tưới nước 2 lần/ngày, hạt sẽ nảy mầm sau 5-7 ngày tính từ ngày gieo hạt.
- Phương pháp giâm cành:
Với phương pháp này, bạn hãy chọn những cành khỏe mạnh, có lá non hoặc mầm càng tốt. Khoảng cách giâm mỗi cành cách nhau khoảng 10cm.
Trong thời gian giâm cành, nên tưới nước đầy đủ và giữ chậu ươm trong bóng mát. Đợi khi cành giâm xuất hiện rễ và lá mới thì đưa ra ngoài trồng.
Rau mồng tơi rất dễ trồng và dễ chăm sóc, thường sẽ cho thu hoạch sau 1 tháng trồng. Khi thu hái, nên dùng dao sắc cắt sát gốc, cách mặt đất khoảng 5 - 10cm. Nhưng nếu trồng bằng phương pháp giâm cành, thường bạn chỉ có thể hái lá. Sau khi hái lần 1 thì 10-15 ngày sau sẽ cho thu lứa tiếp.
Tuy nhiên, muốn rau mồng tơi phát triển tươi tốt, bạn nên chú ý những yếu tố sau:
- Đất trồng: Tốt hơn hết nên trồng rau mồng tơi trong đất thịt nhẹ, thịt trung bình, đất cát pha với độ pH từ 6.0 đến 6.7.
- Tưới nước: Không nên tưới nước quá ẩm khiến cây dễ bị nấm bệnh. Vào mùa nắng, nên tưới nước cho rau 2 lần/ngày để duy trì độ ẩm cho đất. Vào mùa mưa, không nên tưới nước quá nhiều để tránh cây bị ngập úng.
- Phân bón: Trước khi gieo hạt khoảng 10 ngày, cần phải bón lót các loại phân chuồng hoặc các loại phân hữu cơ gồm đạm, lân và kali để tăng độ dinh dưỡng cho đất. Trong quá trình rau phát triển, thỉnh thoảng có thể bón thêm tro trấu hoặc phân trùn quế và sử dụng 1 lượng nhỏ phân urê hòa loãng với nước tưới cho rau khi chiều mát để kích thích rau phát triển tốt.
Ngoài ra, khi rau mồng tơi cao khoảng 20-25cm, bạn nên làm giàn cho cây leo, cây sẽ phát triển thuận lợi hơn.