Cây lưỡi hổ có 4 khuyết điểm, chỉ khi nắm bắt và khắc phục được thì lưỡi hổ mới phát triển khỏe mạnh, chồi non mọc tua tủa.
Lưỡi hổ là loại cây cảnh phong thủy đã quá quen thuộc. Nó được cho là “bùa hộ mệnh” nếu được trồng trong nhà, giúp xua đuổi tà ma và những điều xui xẻo, mang lại sự bình an và may mắn cho gia đình.
Nổi tiếng là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc nhưng vạn vật đều có khuyết điểm, ngay cả lưỡi hổ cũng vậy. Loại cây cảnh này có 4 khuyết điểm, chỉ khi nắm bắt và khắc phục được thì lưỡi hổ mới phát triển khỏe mạnh, chồi non mọc tua tủa.
1. Sợ trồng quá sâu
Nếu trồng lưỡi hổ trong chậu, bạn không nên trồng trong chậu to, trồng quá sâu. Nếu trồng quá sâu sẽ không có lợi cho quá trình hô hấp của bộ rễ và khiến cây khó mọc chồi mới.
Khi trồng lưỡi hổ, cần kiểm soát độ sâu khoảng 3 đến 5 cm, tức là chôn 2/3 rễ của lưỡi hổ trong đất, 1/3 còn lại thì phơi sáng, tức để trồi lên trên bề mặt đất.
Ngoài ra, khi thay chạu thay đất cho cây lưỡi hổ, đất sử dụng cần phải là loại đất thoáng khí và thoát nước tốt như hỗn hợp đất mùn lá, đất vườn, cát được trộn với tỷ lệ bằng nhau. Bạn cũng có thể sử dụng đất dinh dưỡng mua sẵn ngoài cửa hàng rồi trộn thêm một ít đá trân châu vào để đất thoáng khí và thoát nước tốt hơn.
Khi trồng lưỡi hổ, bạn cũng có thể bón thêm phân bánh mè lên men vào đất, vì đây là phân hữu cơ và có tính axit nhẹ, có thể làm đất tơi xốp, thoáng khí, giúp lưỡi hổ phát triển tốt hơn.
2. Sợ nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao
Lưỡi hổ có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới châu Phi và châu Á, thích môi trường ấm áp, nhiệt độ thích hợp để sinh trưởng là 20 đến 30 độ C. Nó đặc biệt sợ lạnh, nhiệt độ vào mùa đông không được thấp hơn 10 độ. Khi nhiệt độ xuống dưới 10 độ, cây dễ bị đông cứng.
Ngoài ra, trong dịp Tết, không nên di chuyển lưỡi hổ ra ngoài quá sớm, vì cuối xuân vẫn còn lạnh. Khi nhiệt độ quá thấp, lưỡi hổ sẽ dễ bị chết cóng vào mùa xuân.
Khi thời tiết nắng nóng vào mùa hè, bạn cũng cần che nắng cho cây, tránh để cây tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Khi ánh nắng quá gay gắt, lá cây rất dễ bị cháy nắng.
Vì vậy vào mùa hè, bạn cần để cây lưỡi hổ ở nơi thoáng mát, có ánh sáng tán xạ. Có như vậy cây mới có thể sống sót qua mùa hè một cách thuận lợi.
3. Sợ thừa nước, thối rễ
Lưỡi hổ là loại cây mọng nước và cũng là loại cây chịu hạn tốt. Khi trồng lưỡi hổ không nên tưới quá nhiều, chỉ nên tưới khi thấy đất đã khô, bởi một khi tưới quá nhiều sẽ dễ bị thối rễ.
Vào mùa mưa, lưỡi hổ cũng cần được chuyển vào trong nhà. Nếu đặt ngoài trời và trời mưa thường xuyên, khi đó đất quá ẩm và dẫn đến tình trạng thối rễ.
Khi tưới nước vào mùa đông, bạn nên tưới vào buổi trưa, không tưới vào buổi sáng hoặc buổi tối khi nhiệt độ xuống thấp để tránh bị thối rễ ở nhiệt độ thấp.
4. Sợ bón quá nhiều phân
Lưỡi hổ là loại cây cảnh không ưa phân bón, nhưng để nó phát triển tốt thì vẫn phải bón phân. Tuy nhiên, khi bón phân cho lưỡi hổ bạn cũng cần chú ý, không nên bón quá nhiều để tránh dư thừa phân, cháy rễ.
Để bón phân cho lưỡi hổ, bạn nên bón phân loãng, tức là pha loãng phân rồi tưới vào đất. Bạn cũng có thể dùng bia pha loãng hoặc nước gạo lên men pha loãng để tưới cho cây.
Nếu không thích sử dụng phân hữu cơ cho cây lưỡi hổ trồng trong nhà, bạn có thể dùng phân Huaduoduo số 1. Loại phân này có hàm lượng nitơ, phốt pho và kali cân bằng, không chỉ thúc đẩy tăng trưởng mà còn giúp rễ phát triển tốt hơn, từ đó lá sẽ cứng cáp, cây khỏe mạnh và nhanh mọc chồi mới.
Ngoài ra, khi bón phân cho lưỡi hổ, bạn cần bón trong thời kỳ cây đang sinh trưởng mạnh. Khi nhiệt độ xuống thấp vào mùa đông hoặc khi nhiệt độ quá cao vào mùa hè thì không cần bón phân.
Cây mới thay chậu hay cây bị sâu bệnh tấn công cũng không được bón phân, đợi cây ổn định và khỏe mạnh rồi mới bón.