Nhà bếp cũng là một khu vực quan trọng cần được để trống, không nên tích quá nhiều đồ đạc.
1. Phía trước màn hình TV
Có một chỗ trong phòng khách mà mọi người đều phải để trống, đó là phía trước màn hình TV.
Trên thực tế, nhiều người thường đặt một bộ bàn ghế lớn trước TV để vừa có thể tiếp khách, vừa uống trà và xem TV. Nhưng sau khi đặt xong, nhiều người cảm thấy như vậy không hợp lý.
Bởi nếu như vậy sẽ khu vực hoạt động bị hạn chế. Đặc biệt nếu nhà có trẻ nhỏ, bạn sẽ rất lo lắng khi thấy trẻ chạy nhảy lung tung vì diện tích hoạt động quá nhỏ. Khoảng cách ngồi xem TV không được đảm bảo, chỗ quá gần hoặc quá xa.
Đối với khu vực phía trước TV, bạn nên chừa khoảng trống dài khoảng 1,5m. Nghĩa là, hãy cố gắng đảm bảo khoảng cách từ bàn cà phê đến TV hơn 1,5m. Đồng thời, nên chọn một chiếc bàn cà phê nhỏ để có thêm diện tích hoạt động, giúp việc đi lại cũng dễ dàng hơn.
2. Phòng ngủ
Phòng ngủ chật kín khiến chúng ta bức bối, khó thở. Nhất là lúc nằm trên giường ngủ thì phát hiện hai bên đều kín sẽ rất khó chịu.
Các hoạt động rất bất tiện. Ví dụ, nếu bạn thức dậy vào ban đêm, nếu không cẩn thận, bạn có thể va vào đồ vật xung quanh. Điều này đặc biệt đúng khi có người già và trẻ em ở nhà. Ngoài ra, khi lấp đầy toàn bộ phòng ngủ, không khí trong phòng ngủ sẽ khó lưu thông nên không khí chúng ta hít thở sẽ không được trong lành.
Khi bố trí phòng ngủ, đầu giường trong phòng ngủ kê sát tường. Để khoảng cách hơn 1m ở cả hai bên. Nếu điều kiện không cho phép thì ít nhất phải giữ khoảng cách trên 0,8m.
Giữ giường và tủ trong phòng ngủ càng tách biệt càng tốt. Nói cách khác, tủ là tủ, giường là giường, giữa giường và tủ có khoảng trống. Trong phòng ngủ cũng không nên để quá nhiều đồ, trống trải sẽ tốt cho luồng không khí lưu thông tốt hơn.
3. Nhà vệ sinh
Khi trang trí phòng tắm, mọi người đều quan tâm đến các chức năng cơ bản là tắm, vệ sinh và giặt giũ. Vì vậy đừng đặt quá nhiều thứ trong nhà vệ sinh. Đặt nhiều đồ ở khu vực này sẽ khiến không gian rất chật hẹp, gây khó khăn trong quá trình sinh hoạt.
Ngoài ra, không khí lưu thông kém cộng thêm độ ẩm cao rất dễ khiến sinh ra vi khuẩn, nấm mốc và tạo mùi hôi khó chịu, không chỉ gây khó chịu mà còn gây bất lợi cho sức khỏe. Vì vậy, nhà vệ sinh nên bài trí trống một chút.
4. Nhà bếp
Nhà bếp cũng là một khu vực quan trọng cần được để trống, không nên tích quá nhiều đồ đạc. Việc tích quá nhiều đồ đạc sẽ khiến nhà bếp trông rất bừa bộn, khó vệ sinh.
Với khu vực nhà bếp, tốt hơn hết nên duy trì sắp xếp gọn gàng và hợp vệ sinh. Nước thải và rác thải cần được loại bỏ kịp thời sau mỗi bữa ăn để tránh tình trạng ẩm ướt và lộn xộn, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi.
5. Trước cửa nhà
Khi trang trí nhà, trước cửa nhà cần phải để trống, nhưng nhiều gia đình lại thường tận dụng vị trí này để cất trữ một số đồ vật, để giày dép lộn xộn, thậm chí là đặt rác.
Nhưng trước cửa nhà là bộ mặt của cả ngôi nhà. Khu vực này lộn xộn sẽ khiến ngôi nhà vô cùng bừa bộn, kém thẩm mỹ, luồng không khí trong nhà kém. Ngoài ra, việc trước cửa nhà bề bộn còn chặn đứng luồng vượng khí vào nhà.