Phải thay điều hòa 3 lần, tôi mới hiểu mua thiết bị này cần theo quy tắc “4 không – 3 nên”

Cẩm Tú - Ngày 04/04/2024 12:00 PM (GMT+7)

Tôi đã mua 3 chiếc điều hòa, vì thiếu kinh nghiệm nên mới phải thay nhiều như vậy. Và bây giờ, tôi cũng hiểu rằng không thể tin hoàn toàn vào lời giới thiệu của người bán hàng, khi mua điều hòa nên tuân theo quy tắc “4 không mua – 3 nên mua” sau.

Điều hòa đã trở thành một trong những thiết bị gia dụng không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta, nhất là vào mùa hè nóng bức. Nhưng khi mua điều hòa, nhiều người thường nhìn vào giá mà bỏ qua thông số.

Nếu mua máy điều hòa không tốt sẽ tốn điện, gây tiếng ồn, thường xuyên gặp trục trặc nhỏ và tốc độ sưởi hoặc làm lạnh quá chậm,… Vì vậy trước khi mua điều hòa bạn phải tìm hiểu thật kỹ.

Tôi đã mua 3 chiếc điều hòa, vì thiếu kinh nghiệm nên mới phải thay nhiều như vậy. Và bây giờ, tôi cũng hiểu rằng không thể tin hoàn toàn vào lời giới thiệu của người bán hàng, khi mua điều hòa nên tuân theo quy tắc “4 không mua – 3 nên mua” sau:

Phải thay điều hòa 3 lần, tôi mới hiểu mua thiết bị này cần theo quy tắc “4 không – 3 nên” - 1

4 loại điều hòa không nên mua

- Không nên chọn điều hòa có chỉ số hiệu suất năng lượng thấp

Hiệu suất năng lượng của điều hòa liên quan trực tiếp đến mức tiêu thụ năng lượng. Chỉ số hiệu suất năng lượng trên điều hòa càng lớn thì thiết bị hoạt động càng hiệu quả, càng tiết kiệm điện.

Hiện nay có 2 loại chỉ số đánh giá hiệu suất sử dụng năng lượng của điều hòa là chỉ số EER cho điều hòa thường và CSPF cho điều hòa inverter. Chỉ số về hiệu suất năng lượng được nhà sản xuất trình bày trên nhãn năng lượng của các thiết bị.

Trên nhãn năng lượng thường có một dòng sao, gọi là sao năng lượng. Dựa vào số lượng sao năng lượng người dùng có thể dễ dàng so sánh được khả năng tiết kiệm điện giữa 2 điều hòa. Trong trường hợp 2 điều hòa có cùng số sao thì thiết bị nào có hiệu suất năng lượng cao hơn sẽ có khả năng tiết kiệm điện hơn.

Vì vậy khi mua điều hòa nên nhìn vào chỉ số hiệu suất năng lượng, thiết bị nào có chỉ số này cao hơn sẽ tiết kiệm điện hơn. Đừng mua thiết bị có chỉ số hiệu suất năng lượng thấp mà gây tốn điện năng.

Phải thay điều hòa 3 lần, tôi mới hiểu mua thiết bị này cần theo quy tắc “4 không – 3 nên” - 2

- Không nên mua điều hòa thường

Điều hòa được chia thành 2 loại là điều hòa thông thường và điều hòa biến tần. Điều hòa thường sẽ có giá cả rẻ hơn so với điều hòa biến tần. Nhưng ở điều hòa thông thường, máy nén sẽ chỉ hoạt động ở tần số cố định và phải bật – tắt liên tục rất tốn điện năng.

Trong khi đó, máy nén ở điều hòa biến tần (điều hòa Inverter) có thể biến đổi tần số. Khi đạt tới nhiệt độ cài đặt sẽ tự động chạy đều đặn ở công suất thấp, không cần tắt/bật giúp hạn chế lượng điện năng tiêu thụ.

Ngoài ra, điều hòa biến tần còn được đánh giá là có độ bền cao hơn, khả năng làm mát nhanh hơn so với điều hòa thông thường. Vì vậy, khi chọn điều hòa bạn nên chọn điều hòa biến tần, mặc dù giá sẽ đắt hơn điều hòa thông thường nhưng nó sẽ mang lại cho bạn trải nghiệm thoải mái hơn, tiết kiệm điện hơn.

Phải thay điều hòa 3 lần, tôi mới hiểu mua thiết bị này cần theo quy tắc “4 không – 3 nên” - 3

- Không chọn điều hòa không phù hợp với diện tích phòng

Công suất của điều hòa phải phù hợp với diện tích phòng. Nếu phòng rộng, việc chọn điều hòa có công suất nhỏ hơn chắc chắn sẽ làm tăng mức tiêu thụ năng lượng và tiêu thụ nhiều điện hơn. Nếu diện tích phòng nhỏ, chọn điều hòa có công suất lớn hơn cũng sẽ gây lãng phí không đáng có.

Tốt hơn hết nên lắp điều hòa phù hợp với diện tích để vừa đạt được hiệu quả làm lạnh tốt nhất, vừa tiết kiệm chi phí. Dưới đây là cách tính công suất điều hòa theo diện tích phòng, áp dụng cho các căn phòng bình thường với điều kiện trần nhà trung bình từ 3m trở xuống (chiều cao trung bình thường thấy của phòng ở Việt Nam) như sau:

Công suất cần đủ cho phòng = Diện tích phòng * 600 BTU (tương đương 600 BTU/m2)

Trong đó BTU là đơn vị nhiệt của Anh, được dùng để đo công suất của các thiết bị sưởi hoặc làm lạnh, có thể quy đổi 9.000 BTU = 1 HP (1 ngựa).

Ví dụ, nếu phòng có diện tích 15 m2 bạn sẽ tính được: 15 m2 x 600 BTU = 9.000 BTU, tương đương chiếc điều hòa công suất 1 HP. Theo đó, nếu phòng rộng 30-40m2 thì nên chọn mua điều hòa 24.000 BTU. Nếu phòng rộng 60m2, nên mua điều hòa 48.000 BTU.

Phải thay điều hòa 3 lần, tôi mới hiểu mua thiết bị này cần theo quy tắc “4 không – 3 nên” - 4

- Không chọn máy nén không có thương hiệu

Chất lượng của điều hòa phụ thuộc vào máy nén, đó là “trái tim” của điều hòa. Tuổi thọ của máy nén điều hòa thương hiệu phổ biến có thể duy trì trong khoảng 10 năm và bảo hành khoảng 6 năm. Tuy nhiên, nếu nó là loại máy điều hòa nhãn hiệu linh tinh thì sử dụng vài năm rất dễ hỏng.

Hiệu quả làm mát và sưởi ấm sẽ rất tệ và nếu có vấn đề thì việc bảo hành không được đảm bảo. Vì vậy khi mua điều hòa, không nên mua máy điều hòa không có thương hiệu, đặc biệt là máy nén không có thương hiệu.

Phải thay điều hòa 3 lần, tôi mới hiểu mua thiết bị này cần theo quy tắc “4 không – 3 nên” - 5

Khi mua điều hòa nên theo quy tắc “3 nên”

- Chọn điều hòa có chức năng thay đổi hướng gió

Khi mua điều hòa chú ý xem nó có chức năng thay đổi hướng gió hay không. Với chức năng này, bạn có thể điều khiển hướng từ nhiều góc độ, tạo ra luồng không khí lưu thông trong không gian một cách rộng hơn và đồng đều hơn. Ngoài ra, bạn có thể điều chỉnh hướng gió tránh gió thổi trực tiếp vào người, gây ra các bệnh điều hòa.

Phải thay điều hòa 3 lần, tôi mới hiểu mua thiết bị này cần theo quy tắc “4 không – 3 nên” - 6

- Chọn điều hòa có chức năng cấp gió tươi

Nếu bật điều hòa trong thời gian dài, chất lượng không khí sẽ kém đi khiến người dùng có cảm giác bị bí do không khí không được lưu thông với bên ngoài, nồng độ oxy giảm. Vì vậy, bạn nên chọn máy điều hòa có chức năng cấp gió tươi, như thế sẽ tốt hơn nhiều.

Chức năng không khí trong lành có thể lưu thông và thanh lọc không khí trong nhà kịp thời, giảm các chất có hại trong không khí, đảm bảo sức khỏe con người.

- Chọn điều hòa có bộ lọc tự làm sạch, dễ tháo lắp

Điều hòa cần được vệ sinh sau khi sử dụng lâu ngày, không chỉ cần vệ sinh bộ lọc mà còn cần vệ sinh bên trong điều hòa. Bên trong điều hòa khó vệ sinh và sẽ sinh sôi một lượng lớn vi khuẩn như mạt bụi, E. coli,… Những vi khuẩn này sẽ thải ra bên ngoài khi điều hòa hoạt động, ảnh hưởng đến môi trường không khí trong nhà.

Khi mua điều hòa, tốt nhất bạn nên mua điều hòa có bộ lọc tự làm sạch, dễ tháo rời và dễ vệ sinh, như vậy việc vệ sinh điều hòa sẽ không tốn nhiều công sức. Nếu không có chức năng này, bạn cần tìm thợ chuyên nghiệp đến vệ sinh điều hòa thật kỹ để đảm bảo không khí thổi ra ngoài trong lành hơn.

Phải thay quạt 3 lần, tôi mới nhận ra mua thiết bị này nên theo quy tắc 4 không
Tôi khuyên bạn nên lắp điều hòa hoặc mua quạt thông thường, không nên mua 4 loại quạt này vì chúng không thực tế.

Mẹo vặt đồ gia dụng

Theo Cẩm Tú
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Mẹo vặt gia đình