Quan niệm dân gian cho rằng tháng 7 âm lịch, hay còn gọi là tháng cô hồn là thời điểm âm khí xông thiên. Mọi người, mọi nhà cần cẩn trọng trong mọi việc để tránh xui xẻo.
Rằm tháng 7 âm lịch sắp tới, rất nhiều gia đình ngoài việc sửa soạn, chuẩn bị cho mâm cỗ cúng, còn tất bật lo dọn dẹp (bao sái) bàn thờ để việc cúng bái, đón gia tiên về được thanh tịnh. Nghe tưởng đơn giản chỉ là lau dọn nhưng công việc bao sái bàn thờ có rất nhiều điều cần chú ý để không phạm cấm kỵ và làm mất lòng tổ tiên, các vị thần.
Tháng cô hồn có nên bao sái tổng thể bàn thờ?
Chia sẻ trên trang Gia đình & Xã hội, ông Hà Thanh (Viện Nghiên cứu Ứng dụng tiềm năng con người) cho biết: “Thời điểm bao sái tổng thể bàn thờ dịp Rằm tháng Bảy âm lịch cần làm từ cuối tháng 6 âm lịch, còn ở thời điểm này chỉ nên lau sạch đèn nến, đồ thờ, chứ không nên nhổ bỏ chân hương, dịch chuyển bát hương nữa, bởi về mặt tâm linh vẫn nên tôn trọng nếp xưa và làm như thế là “động” bát hương, không tốt”.
Như vậy, đối với việc bao sái tổng thể bàn thờ, nếu muốn làm, gia chủ phải làm từ cuối tháng 6 âm lịch. Vào thời điểm hiện tại, nếu muốn lau dọn thì chỉ làm các công việc đơn giản. Kể cả muốn thay bát hương, tỉa bỏ chân hương để bày tỏ lòng thành kính và tránh hỏa hoạn thì cũng nên chờ tới cuối tháng hoặc tốt nhất là cuối năm.
Khi lau dọn, gia chủ nên chọn khăn mới, chổi mới, hoặc chổi quét chuyên dùng cho bàn thờ. Nước dùng để lau dọn phải là nước ấm và sạch, không được dùng nước lạnh, hoặc cũng có thể dùng rượu gừng.
Những điều kiêng kị khi lau dọn bàn thờ
Đổ vỡ đồ thờ cúng
Quan niệm dân gian cho rằng tháng 7 âm lịch, hay còn gọi là tháng cô hồn là thời điểm âm khí xông thiên. Mọi người, mọi nhà cần cẩn trọng trong mọi việc để tránh xui xẻo, thất bại trong cuộc sống, công việc và tổn hao sức khỏe. Thế nên, con cháu thường thờ cúng thần Phật, ông bà tổ tiên rất thành tâm để mong được phù hộ độ trì, biến hung thành cát.
Khi thờ cúng trong tháng 7 âm lịch, gia chủ chớ làm đổ vỡ đồ thờ cúng. Hành động này dù là vô tình nhưng sẽ khiến vong linh người đã khuất quở trách. Từ đây, gia chủ có thể gặp phải những phiền toái không đáng có vì tội bất kính.
Di chuyển bát hương
Bát hương không chỉ là nơi cắm hương sau khi khấn vái mà còn là nơi linh hồn ông bà tổ tiên ngự. Khi lau dọn bàn thờ, gia chủ cần cẩn thận, khéo léo để không làm dịch chuyển vị trí của bát hương kẻo tự gây ra tai ương cho chính mình và gia đình.
Không lau bài vị của tổ tiên trước bài vị của thần Phật
Người xưa quan niệm như vậy là bất kính, mạo phạm với thần phật, thần phật có ngôi vị cao hơn nên dễ khiến tổ tiên bị chèn ép.
Không được rút chân hương rồi cầm bát hương đổ hết tro ra ngoài
Theo người xưa như vậy rất dễ gây “tán tài”, nên dùng chiếc thìa nhỏ xúc từng thìa đổ ra ngoài rồi mới rửa sạch bát hương đặt sang một bên.
Các nhà tâm linh cho rằng, khoảng 2 - 3 tháng hãy bao sái bàn thờ một lần. Không lau dọn thường xuyên vì khu vực đặt bát hương rất cần tụ khí, nếu động chạm liên tục thì theo tâm linh cũng không tốt. Điều quan trọng là khi thực hiện việc này phải làm một cách thành tâm, nghiêm túc để thể hiện lòng thành kính với người trên.
*Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.