Bồn cầu không thể thiếu được trong mỗi nhà. Tuy nhiên, đây cũng là vị trí khiến nhiều chị em buồn phiền nhất khi vừa hôi hám lại bẩn thỉu.
1. Tiết kiệm nước xả bồn cầu
Nhà vệ sinh tiêu tốn nhiều nước nhất trong nhà. Giảm lượng nước xả bồn cầu là bạn đã góp một phần nhỏ tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước sạch.
Bước 1: Chuẩn bị một chai nhựa 1,5 lít. Xé bỏ nhãn giấy bên ngoài chai. Tiếp theo, cho sỏi hoặc cát vào 1/4 chai rồi đổ đầy nước. Nếu chỉ đổ nước không thì chai sẽ không đạt được độ nặng cần thiết để chìm xuống đáy thùng chứa nước trong bồn cầu.
Bước 2. Cho chai nhựa vào trong thùng chứa nước của bồn cầu. Cẩn thận để chai nhựa vào một góc sao cho không chạm vào các thiết bị bên trong.
Bước 3. Xả nước sử dụng như bình thường. Mỗi một chai nhựa như vậy sẽ tiết kiệm được 1.5 lít nước xối ra. Nếu như mỗi gia đình trung bình xả bồn cầu 5 lần/ngày, thì gia đình của bạn sẽ tiết kiệm 225 lít nước mỗi tháng.
2. Vệ sinh bồn cầu tự nhiên
- Dùng nước ngọt có ga
Các axit cacbonic và photphoric có trong nước ngọt có ga khiến nó hoạt động như một dung dịch tẩy rửa tự nhiên, đánh bay các mảng bám mà không làm hỏng lớp men sứ. Đổ nước ngọt vào xung quanh mép bồn cầu và để nguyên trong ít nhất 1 giờ trước khi dùng bàn chải cọ rửa và xối sạch.
- Dùng giấm và baking soda
Đầu tiên, đổ một chén giấm vào bồn cầu. Sau 30 phút, rắc baking soda vào bàn chải rồi chà xát khắp các ngóc ngách trong bồn cầu. Bạn sẽ thấy phản ứng sủi bọt nhưng đừng lo lắng, khi đó các vết bẩn đang dần dần bị phân hủy. Xả nước sạch và sử dụng như bình thường.
3. Thông bồn cầu bị tắc nghẽn vì vật mềm
Chú ý trước khi thông tắc bồn cầu: - Xả nước một lần duy nhất. Rất có thể lần thứ hai xối nước sẽ khiến bồn cầu đầy ứ và tràn hết các chất bẩn ra nhà vệ sinh. - Đeo găng tay cao su - Lót giấy báo xung quan chân bệ bồn cầu để thấm hút nước và bảo vệ lớp men trên sàn. - Bật quạt thông gió |
- Dùng nước rửa bát và nước nóng
Đầu tiên, cho vài giọt nước xà phòng rửa bát vào bồn cầu. Tiếp theo, đổ từ từ một nửa xô nước nóng vào bồn cầu. Nhiệt độ của nước khoảng 60oC vì nếu quá nóng sẽ làm hỏng lớp gạch men của bồn cầu. Để yên trong vòng 30 phút cho các vật cản trong đường ống cống mủn dần ra.
- Dùng giấm và baking soda
Đổ một hộp baking soda vào trong bồn cầu. Sau đó, từ từ đổ giấm vào trong. Baking soda và giấm sẽ tạo ra phản ứng hóa học giúp tan rã các tác nhân mềm gây tắc.
Sau 15 phút, đổ thêm 3-4 lít nước nóng vào bồn cầu. Để nguyên qua đêm và xả sạch vào sáng hôm sau. Phương pháp này tuy chậm nhưng khá hiệu quả.
Tuyệt chiêu khử sạch mùi nước tiểu chó mèo trong nhà 8 tuyệt chiêu 'nới rộng' tủ lạnh nhỏ cho nhà chật |