Tuy tên của nó rất lạ nhưng loại thực vật này lại là một vị thuốc quen thuộc trong Đông Y.
Loại thực vật mà chúng ta đang đề cập đến đó là Trọng Lâu. Vì hình dạng của nó mà Trọng Lâu còn có tên gọi khác là “Thất diệp nhất chi hoa” (cây 7 lá 1 hoa), “Tứ diệp nhất chi hoa” (cây 4 lá 1 hoa)… tùy theo số lá mọc vòng quanh mắt. Trọng Lâu thường mọc hoang dưới tán rừng, dọc khe suối.
Vì số lượng Trọng Lâu tự nhiên giảm mạnh, trong khi nhu cầu thị trường lại ngày càng tăng nên ở một số khu vực nông thôn, người dân đã nắm bắt cơ hội đi trồng Trọng Lâu để kiếm tiền.
Trọng Lâu thường mọc hoang dưới tán rừng.
Sơn thôn là ngôi làng nghèo dưới chân núi, ở những nơi như vậy, núi đồi chiếm diện tích rất lớn, tại đó có 2 nông dân chuyên trồng Trọng Lâu. Theo lời người dân trong thôn, 2 nông dân trồng Trọng Lâu đó hiện đã vào thành phố mua nhà, thậm chí còn có tiền cho con cái khởi nghiệp trong thành phố.
Trọng Lâu là một vị thuốc quen thuộc trong Đông Y. Chúng có vị đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giảm sốt, giải độc, trừ ho, kháng viêm, giảm đau hay được dùng để trị sưng phù, nhọt độc, viêm nhiễm, rắn cắn, thương tích té ngã.
Trọng Lâu là một vị thuốc quen thuộc trong Đông Y.
Lưu Đào, năm nay gần 30 tuổi, là một trong 2 nông dân trồng Trọng Lâu. Anh chia sẻ rằng, năm đó khi đang đi làm thuê ở ngoài, nghe người nhà nói rằng ở trong thôn có một người trồng Trọng Lâu kiếm được rất nhiều tiền. Vì vậy, anh đã nảy ra ý tưởng khởi nghiệp với loại cây này. Ngay sau đó, anh xin nghỉ việc để về quê thực hiện mục tiêu của mình.
Tính đến nay, Lưu Đào đã trồng Trọng Lâu được một vài năm, sản lượng là 6 tạ mỗi mẫu. Theo anh, thời gian trồng Trọng Lâu càng lâu, thì sản lượng càng cao, thu nhập cũng nhiều hơn. Hiện tại, mức thu nhập trung bình hàng năm của anh rơi vào khoảng 100.000 nhân dân tệ (khoảng 334 triệu đồng).