Cầm điện thoại chồng gọi về cho bố mẹ ở quê, tôi mới vô tình phát hiện ra anh tính mua tủ lạnh.
Sau 5 năm chung sống, cuối cùng mới đây vợ chồng tôi cũng xây được một căn nhà để có chỗ che mưa chắn gió. Tuy nhiên, vợ chồng tôi vẫn còn nợ ngân hàng vài trăm chứ chưa thể quyết toán hết được.
Chồng nói, bây giờ hai vợ chồng lập một cái thẻ ngân hàng, mỗi tháng tôi gửi vào đó 2 triệu, còn anh sẽ gửi 4 triệu để dành cuối năm trả nợ. Nghe thì nhẹ nhàng nhưng gia đình tôi lương ai người nấy giữ, hàng tháng mỗi người sẽ đóng góp 7 triệu để chi tiêu sinh hoạt trong nhà.
Bây giờ còn đóng góp 2 triệu hàng tháng nữa thì tôi chẳng còn dư một đồng nào, vì lương tôi chỉ có 9 triệu một tháng. Chưa kể có những hôm con ốm hay nhà bận việc, tôi lại phải nghỉ làm thì lương còn thấp nữa. Trong khi đó, chồng vẫn rủng rỉnh tiền bạc vì lương của anh 22-25 triệu/tháng. Nhưng mỗi khi có việc phát sinh như đi thăm người ốm, bố mẹ tôi bệnh,… tôi hỏi đến thì anh lại chối bay chối biến hoặc viện lý do để không đưa thêm tiền.
Hôm qua trong lúc chồng đi tắm, tôi mượn điện thoại anh gọi về cho bố mẹ vì điện thoại tôi hết pin. Khi cuộc gọi vừa kết thúc, tôi định tắt máy thì thấy một tin nhắn từ người lạ gửi đến. Tò mò nên tôi vào kiểm tra xem là ai rồi biết được người đó là nhân viên tại một cửa hàng điện máy.
Cầm điện thoại chồng, tôi vô tình phát hiện anh tính mua tủ lạnh. (Ảnh minh họa)
Hóa ra, chồng tôi đang hỏi mua một chiếc tủ lạnh loại side by side. Nhìn giá tủ lạnh là 57 triệu đồng khiến tôi choáng váng. Cứ nghĩ mới xây nhà mới nên anh đổi tủ lạnh, vì nhà tôi đang dùng chiếc tủ lạnh 150 lít của chị gái tôi cho từ đời nào rồi. Tuy nhiên khi tôi hỏi, anh lại dửng dưng đáp:
- Anh mua cho bố mẹ đấy, không phải mua cho nhà mình đâu. Khi nào nhà mình trả hết nợ xong thì mua một cái lớn như vậy để dùng cho thoải mái.
- Tủ lạnh của bố mẹ vẫn dùng tốt mà, tại sao phải thay cái mới? Nhà mình dùng cái đó còn nghe được vì tuần nào cũng nhận thực phẩm từ quê ông bà gửi ra cho, cần cái to để chứa đồ ăn.
Chứ ở quê chỉ có bố mẹ, mẹ lại đi chợ mua thịt mỗi ngày, rau ngay ngoài vườn khi nào ăn thì ra hái cho tươi. Cả cái tủ 150 lít mà chỉ để làm đá, thỉnh thoảng cất ít hoa quả hoặc ngày Tết có vài cân thịt bỏ vào thì sắm cái to làm gì cho lãng phí?
- Sao em nói nhiều thế nhỉ? Anh mua tủ lạnh cho bố mẹ bằng tiền riêng của anh, muốn sử dụng thế nào là quyền của anh, em can thiệp vào làm gì? Anh tự biết tính toán, em không cần phải dạy khôn anh.
Tôi chán chồng thật sự, nói hết nước hết cái mà anh cứ nghĩ là tôi tiếc tiền với bố mẹ chồng. Nhưng thực sự tôi thấy dùng như vậy rất lãng phí, lại tốn tiền điện. Tôi nên khuyên chồng thế nào để anh đổi ý bây giờ?
Khi tôi hỏi, chồng lại trả lời dửng dưng. (Ảnh minh họa)
Kinh nghiệm chọn mua tủ lạnh phù hợp nhất cho gia đình
Tủ lạnh giúp bảo quản thực phẩm tốt hơn, và hiện nay là thiết bị điện không thể thiếu trong mỗi gia đình. Khi mua tủ lạnh, bạn nên chọn mua tại những cửa hàng lớn, uy tín trên thị trường để giúp cho bạn chọn được sản phẩm chính hãng với chế độ bảo hành đầy đủ.
Ngoài chọn lựa hình dáng, tìm hiểu kỹ tính năng đi kèm, khả năng tiết kiệm điện của thiết bị thì bạn nên mua tủ lạnh phù hợp nhu cầu lưu trữ thực phẩm cho các thành viên trong gia đình. Bạn có thể chọn tủ lạnh theo tiêu chí dung tích sử dụng như sau:
- Dung tích dưới 150 lít: Phù hợp 1 - 2 người.
- Dung tích từ 150 – 300 lít: Phù hợp từ 3 - 4 người.
- Dung tích từ 301 – 400 lít: Phù hợp từ 4 - 5 người.
- Dung tích từ 401 – 550 lít: Phù hợp từ 5 - 7 người.
- Dung tích trên 550 lít: Phù hợp trên 7 người.
Tuy nhiên, đây chỉ là thông tin mang tính chất tham khảo, bạn nên chọn dung tích tủ lạnh tùy theo nhu cầu sử dụng thực tế của gia đình. Ví dụ như gia đình có ít thành viên nhưng lại buôn bán thực phẩm hoặc lưu trữ nhiều thực phẩm thì có thể chọn tủ lạnh có dung tích lớn hơn.
Nên chọn mua tủ lạnh phù hợp với nhu cầu sử dụng. (Ảnh minh họa)
Những mẹo sử dụng tủ lạnh tiết kiệm điện
- Không bỏ đồ ăn còn nóng vào tủ lạnh, chỉ cho vào tủ khi thức ăn đã nguội hẳn
- Không đặt tủ lạnh gần các nguồn nhiệt như bếp gas, lò vi sóng,… cũng như ánh sáng mặt trời vì dễ làm tủ lạnh nóng ran, cháy nổ.
- Không đặt để đồ linh tinh trên nóc tủ lạnh như thiết bị điện, cây xanh, tấm vải che bụi.
- Không nên kê tủ lạnh sát tường vì tủ cần có chỗ để tỏa nhiệt, giúp nó hoạt động hiệu quả hơn.
- Không để tủ lạnh quá trống, cũng không nhồi nhét quá nhiều thức ăn vào tủ.
- Thường xuyên vệ sinh tủ lạnh.
- Không mở tủ lạnh ra quá lâu, quá nhiều lần.
- Điều chỉnh lại nhiệt độ của tủ lạnh, nếu thực phẩm lưu trữ nhiều hoặc nhiệt độ ngoài trời nóng, bạn nên tăng nhiệt độ tủ lạnh lên. Nếu thực phẩm lưu trữ ít hoặc nhiệt độ ngoài trời thấp, bạn nên để tủ lạnh ở mức nhiệt độ thấp.