Những loại rau ăn hàng ngày dễ trồng tại gia giúp mẹ bầu khỏi lo tắc tia sữa hay thiếu sữa cho bé bú.
1. Rau khoai lang.
Tác dụng:
Trong củ cũng như lá khoai lang chứa nhiều vitamin B6 rất tốt cho bà bầu trước và sau khi sinh như phòng ngừa chứng cao huyết áp, giảm buồn nôn trong những tháng đầu thai kỳ ( khoai lang), nhuận tràng và lợi sữa.
Cách trồng:
- Lấy một củ khoai lang tươi rồi rửa sạch, cắt làm đôi.
- Xiên 3 cây tăm vào phần thịt ở khoảng giữa của nửa củ khoai vừa cắt để làm giá đỡ, rồi thả nửa củ khoai vào trong cốc nước sạch sao cho 1/2 củ chìm trong nước.
- Sau một thời gian, rễ sẽ mọc ở dưới và mầm non sẽ mọc ở trên. Mỗi nửa củ có thể mọc đến 50 mầm khoai lang.
- Khi mầm non đã mọc tầm 12cm thì bạn hãy nhẹ nhàng xoắn những mầm cao và khỏe nhất. Nên cầm sát gốc - điểm tiếp xúc gần nhất với bề mặt củ khoai để tránh làm gãy mầm.
- Đặt mầm vào một bát nước ấm khoảng 30 - 35oC để thúc đẩy rễ sinh trưởng trực tiếp từ mầm non.
- Để bát mầm ở nơi có nhiều nắng thì sau 1 ngày, rễ đã bắt đầu mọc. Ngay khi rễ mầm mọc dài tối thiểu 2.5cm là có thể đem trồng xuống đất.
- Sau khoảng 3 tháng, khoai lang sẽ cho củ đủ lớn để thu hoạch. Với nhà có bà bầu, gia đình có thể cứ tiếp tục ngắt ngọn để ăn.
2. Rau ngót
Tác dụng:
Rau ngót là lựa chọn số một của nhiều chị em sau sinh bởi lá rau ngót chứa nhiều vitamin A,B,C, canxi… Ăn rau ngót sẽ giúp các mẹ tăng lượng sữa, giảm nguy cơ viêm nhiễm, giúp co thắt dạ con. Nhiều chị em hay cho lá rau ngót vào xay lấy nước uống hoặc nấu canh với nước xương hàng ngày.
Cách trồng:
Có 2 cách trồng cây rau ngót: từ hạt giống và giâm cành
- Trồng từ hạt: tỉ lệ nẩy mầm của hạt thường rất thấp và thời gian cây cho thu hoạch lâu.
- Trồng bằng cách giâm cành: có thể mua cây giống đã trồng sẵn trong bầu, đem trồng trực tiếp xuống đất
- Trên những cây rau ngót trưởng thành, chọn những đoạn dài20cm – 25cm (không quá non hoặc quá già). Trồng sâu 2/3 cành vào đất ở nơi có bóng râm với độ nghiêng khoảng 45o.
Cành rau ngót nhú lá non sau 3 tuần
- Tưới nước hàng ngày để giữ ẩm đến khi cành ra lá (2-3 tháng) thì chúng ta có thể thu hoạch đợt đầu. Thu hoạch rau ngót bằng cách cắt cành hoặc hái lá. Các đợt tiếp theo sau khoảng 25 – 30 ngày.
Mỗi đợt rau gia đình cần bón phân 2 lần: lần 1 sau khi thu hoạch khoảng 1 tuần, lần tiếp theo trước khi thu hoạch 1 tuần.
- Với một cây rau ngót, gia đình có thể thu hoạch liên tục trong vòng 2-3 năm.
Rau ngót tự trồng rất an toàn và tốt cho sức khỏe của mẹ cho con bú. Hiện tại, rau ngót bán tại các chợ được phun khá nhiều thuốc tăng trưởng cũng như thuốc trừ sâu.
3. Rau đay
Tác dụng:
Thành phần hoá học của rau đay gồm có: canxi,photpho, sắt, kali, axit oxalic, vitamin B1, vitamin B2, vitamin C, vitamin A,…
Rau đay có vị cay, tính lạnh, không độc. Đểlượng sữa cũng như lượng chất béo trong sữa của mẹ tăng lên, gia đình có thể cho sản phụ ăn ăn hằng ngày 150-200g rau đay vào bữa ăn chính, các tuần sau mỗi tuần ăn hai lần với từ 200-250g.
Cách trồng:
- Sử dụng khay trồng có chỗ thoát nước ở phía dưới. Đổ đầy vớigiá thể làm từ mùn sơ dừa hoặc đất tơi xốp được bổ sung phân hữu cơ và các dinh dưỡng khác.
- Ngâm hạt trong nước ấm 50-52oC trong 4-5 giờ rồi đem gieo hạt.
- Sau khi gieo xong, phủ một lớp giá thể mỏng lên bề mặt hạt để giữ ẩm .
- Tưới giữ ẩm cho cây hàng ngày. Cây rau đay không chịu được úng nên luôn nhớ phải che chắn và thoát nước cẩn thận khi trời mưa. Mỗi tuần xới đất 2 lần cho cây đến khi cây lớn.
- Rau đay ít sâu bệnh nên có dùng biện pháp thủ công là bắt bằng tay để khắc phục.
- Có thể thu hoạch rau đay nhiều đợt trên một gốc trồng bằng cách hái ngọn.