Đứa trẻ học giỏi, đạt thành tích tốt trong học tập thường bộc lộ một số đặc điểm có thể quan sát thấy.
Một cựu sinh viên giỏi tại Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc) đã tóm tắt kinh nghiệm học tập của bản thân trong cuộc hội thảo mới đây. Cô cho biết, ngay khi mới vào tiểu học, không dựa vào áp lực của bố mẹ để trở thành học sinh giỏi.
Thay vào đó, cô đã tự tìm ra động lực và đam mê học tập riêng. Điều này giúp bản thân phát triển khả năng tự học, hình thành một thái độ tích cực đối với việc học.
Cô nhấn mạnh rằng việc tự chủ trong học tập đóng vai trò rất quan trọng, và điều này có thể đạt được nếu trẻ được khuyến khích khám phá sở thích cá nhân, thay vì chỉ cố gắng đáp ứng kỳ vọng của người lớn.
Cô cũng chia sẻ rằng, trong suốt quá trình học, luôn cảm thấy được hỗ trợ từ gia đình, nhưng không bao giờ cảm thấy bị áp lực. Bố mẹ thường tạo ra một môi trường học tập thoải mái, khuyến khích sáng tạo và tư duy độc lập.
Vì vậy, bố mẹ cần quan sát và bồi dưỡng những phẩm chất tốt cho việc học của con ngay từ khi còn nhỏ.
Độ nhạy học tập cao
Tại sao độ nhạy học tập lại quan trọng?
Nói một cách đơn giản, độ nhạy cảm trong học tập có liên quan đến sở thích của trẻ, và bản thân sở thích liên quan đến gen.
Giáo sư Vương Tĩnh của Đại học Thanh Hoa đã tiến hành một cuộc khảo sát chuyên sâu và kết luận rằng. Việc một học sinh có thể được nhận vào Đại học Thanh Hoa hay Đại học Bắc Kinh hay không phụ thuộc rất nhiều vào gen não.
Não của một số trẻ thích học tập dựa trên kiến thức. Trong khi đó, số trẻ khác có khả năng nhạy cảm với hình ảnh và xử lý hình ảnh tốt. Số khác trẻ thích học tập dựa trên kiến thức.
Do sở thích di truyền, những đứa trẻ này sinh ra đã có tư duy phản biện và khả năng tiếp thu kiến thức mạnh mẽ. Trẻ có thể tập trung học mà không cần bất kỳ sự thúc đẩy bên ngoài nào.
Vào những năm 1930, một số nhà tâm lý học người Anh đã tiến hành một nghiên cứu và cuối cùng đã chứng minh rằng: Khoảng 40% đến 50% khả năng học tập phụ thuộc vào yếu tố di truyền, phần còn lại phụ thuộc vào môi trường giáo dục.
Do đó, mặc dù gen có thể khác nhau, nhưng độ nhạy cảm của não đối với việc học vẫn có thể được nuôi dưỡng. Phương pháp huấn luyện này không thể thực hiện được bằng cách la hét, thúc giục hoặc phán xét.
Ngược lại, sự nhạy cảm trong học tập phải theo sở thích và cho phép trẻ phát triển theo đúng đặc điểm riêng. Bố mẹ nên bắt đầu với những gì trẻ thích và quan sát khả năng thị giác, thính giác và phản ứng của con.
Ví dụ, mẹ có thể khám phá niềm đam mê của trẻ thông qua các môn thể thao và trò chơi yêu thích, và dựa trên đó, tiếp tục tương tác và học hỏi cùng con.
Khi nâng cao được tính nhạy bén trong học tập, trẻ có thể toàn tâm toàn ý cống hiến và từng bước tiến tới trở thành bậc thầy về học thuật mà không cần sự thúc đẩy.
Độ nhạy cảm trong học tập có liên quan đến sở thích của trẻ.
Động lực học tập bên trong mạnh mẽ
Có câu nói, "Chúng ta có thể kiểm soát cơ thể của trẻ, nhưng không thể kiểm soát tâm trí và bộ não".
Khi nhận thấy trẻ em không thích học, hầu hết bố mẹ đều làm thế này: Đẩy trẻ vào bàn học, cằn nhằn và thúc giục, yêu cầu trẻ học đến nửa đêm.
Liên quan đến kiểu hành vi tức giận này, Tiến sĩ Adam Price đã viết trong cuốn "Boys' Self-Driven Growth":
Nguyên tắc cần tuân theo khi nuôi dạy con là để con tự giải quyết vấn đề. Thay đổi "Tôi có thể làm gì cho con" thành "Con mình có thể tự làm gì".
Đừng phủ nhận cảm xúc, chế nhạo, bác bỏ quan điểm hay xem thường ý kiến của trẻ.
Nếu bố mẹ muốn trẻ cải thiện động lực học tập nội tại, hãy để trẻ tự đưa ra quyết định, trao cho con cảm giác được kiểm soát.
Năng lực có nghĩa là trẻ cảm thấy sự hài lòng khi chiến thắng trong quá trình hoàn thành nhiệm vụ.
Các nhà tâm lý học người Mỹ Deci và Ryan đã đề xuất "Thuyết tự quyết", khi con người được đáp ứng 3 nhu cầu tâm lý là “tự chủ”, “năng lực” và “kết nối” sẽ có thể tăng cường động lực nội tại, thúc đẩy hóa động lực bên ngoài.
Thay thế vào việc học:
- Tự chủ có nghĩa là trao cho trẻ quyền lập kế hoạch làm bài tập về nhà, chịu trách nhiệm về mọi lỗi mình mắc phải.
- Năng lực có nghĩa là trẻ cảm thấy sự hài lòng khi chiến thắng trong quá trình hoàn thành nhiệm vụ.
- Kết nối có nghĩa là củng cố hứng thú học tập thông qua sự hài lòng, để trẻ không còn chống đối việc học nữa.
Bố mẹ không nên ép trẻ phải hiểu, tiếp thu và xử lý nghiêm túc những khái niệm trừu tượng và phức tạp đó.
Bởi dù dành nhiều thời gian nhưng không hiệu quả, trẻ khó dung nạp được kiến thức.
Ý chí học tập mạnh mẽ
Ý chí của trẻ không tự nhiên mà có, cần được rèn luyện thông qua nhiều quá trình.
Những phương pháp phổ biến để rèn luyện ý chí, chẳng hạn như tập thể dục và trò chơi, nhằm nuôi dưỡng năng lượng của trẻ.
Hãy để trẻ liên tục trải nghiệm niềm vui vượt qua giới hạn thể chất, thông qua những thử thách mới.
Đây là niềm vui khi được rèn luyện ý chí liên tục.
Ý chí của trẻ cần được rèn luyện thông qua nhiều quá trình.
Tất nhiên, việc rèn luyện ý chí không phải là điều đạt được trong một sớm một chiều. Sự chuyển đổi thực sự thường xảy ra thông qua quá trình tôi luyện lâu dài.
Theo chuyên gia tâm lý Du Hồng Minh, yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của trẻ không phải là mức độ nguyên tắc được truyền đạt từ khi còn nhỏ. Thay vào đó, vấn đề là liệu bố mẹ có giúp trẻ phát triển một loạt các đặc điểm tính cách như sự tò mò, ý chí, tính tự giác,... những điều sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống tương lai.
Tất nhiên, trở thành học sinh giỏi không phải là mục tiêu sống duy nhất. Những phẩm chất được bồi dưỡng trong quá trình nuôi dạy sẽ mang lại lợi ích cho trẻ trong suốt cuộc đời.