3 hành vi trẻ có EQ cực thấp, không sửa đổi kịp thời tương lai phải chịu thiệt thòi

Thi Thi - Ngày 16/04/2023 18:03 PM (GMT+7)

Nếu trẻ có 3 hành vi này, bố mẹ nên giúp con sửa đổi kịp thời. 

3 hành vi trẻ có EQ cực thấp, không sửa đổi kịp thời tương lai phải chịu thiệt thòi - 1

Một chuyên gia từng nhận định "Trí tuệ cảm xúc cao giúp chúng ta hiểu được chính mình và hiểu người khác tốt hơn". Tuy nhiên, thấu hiểu “sự nhạy cảm” của người khác chỉ là bước cuối cùng trong trí tuệ cảm xúc.

Trong tâm lý học, trí tuệ cảm xúc bao gồm 5 khía cạnh:

- Khả năng nhận biết cảm xúc của chính mình.

- Khả năng quản lý cảm xúc của chính mình.

- Khả năng chịu đựng những thất bại.

- Khả năng thấu hiểu cảm xúc của người khác.

- Và kỹ năng giao tiếp.

Bên cạnh IQ, thì EQ được xem là “dinh dưỡng” thiết yếu để trẻ lớn lên. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh thường tập trung vào việc trau dồi chỉ số IQ mà bỏ qua trí tuệ cảm xúc của con mình một cách vô thức.

Như chúng ta đều biết, thành công của một người có chiếm đến 80% EQ, cho dù IQ của trẻ có cao đến đâu nhưng nếu EQ thấp thì khả năng thất bại sẽ cao hơn. Đặc biệt nếu trẻ có 3 hành vi này, bố mẹ nên giúp con sửa đổi kịp thời. 

3 hành vi trẻ có EQ cực thấp, không sửa đổi kịp thời tương lai phải chịu thiệt thòi - 2

Thích ngắt lời người khác

Một bà mẹ kể lại câu chuyện, vài ngày trước khi đưa con gái đến thăm nhà một người bạn. Khi chị đang nói chuyện với bạn, cô con gái cô bất ngờ chạy đến và ôm lấy cô, muốn nói chuyện. Bởi vì hai người mẹ đang tập chung vào câu chuyện nên đã phớt lờ cô bé. 

Ngay lúc đó, con gái chị giậm chân xuống đất và cắt ngang cuộc nói chuyện: "Mẹ! Mẹ! Nghe con nói trước đi."

Nhiều bậc phụ huynh sẽ nói với mình "không được ngắt lời khi người khác đang nói chuyện", bởi vì điều đó là bất lịch sự. Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng hiểu được hành vi đó là chưa phù hợp.

Chuyên gia giáo dục Goethe từng nói: "Nói cho người khác biết về bản thân là một loại bản chất; coi trọng lời nói của người khác là một loại giáo dục."

Bố mẹ nên sửa đổi cho trẻ kịp thời nếu con có những hành vi giao tiếp không phù hợp.

Bố mẹ nên sửa đổi cho trẻ kịp thời nếu con có những hành vi giao tiếp không phù hợp.

Như đã nói ở trên, EQ đo lường khả năng của một người để nhận biết, hiểu và quản lý cảm xúc của chính mình và của người khác. Trong cuộc trò chuyện, nếu trẻ luôn ngắt lời sẽ khiến đối phương cảm thấy “bạn không muốn nghe tôi nói, bạn không tôn trọng tôi”, điều này sẽ gây khó chịu trong giao tiếp giữa các cá nhân.

Trẻ có thể có xu hướng ngắt lời người khác khi trò chuyện bởi vì không có khả năng lắng nghe và đưa ra phản hồi phù hợp. Điều này có thể khiến cho trẻ khó tạo ra mối quan hệ xã hội và khó tiếp cận với những người khác. Một đứa trẻ như vậy thường sẽ tự coi mình là trung tâm, thiếu tôn trọng người khác, ích kỷ và cố chấp.

Việc biết cách lắng nghe là một mức độ cao hơn của trí tuệ cảm xúc so với khả năng nói. Vì vậy, bố mẹ nên chú ý điều chỉnh sớm nếu con có hành vi này. Bố mẹ có thể cung cấp cho trẻ các hoạt động giúp trẻ rèn luyện kỹ năng giao tiếp, tạo cơ hội cho trẻ tham gia các hoạt động xã hội và giúp trẻ hiểu và quản lý cảm xúc của mình.

3 hành vi trẻ có EQ cực thấp, không sửa đổi kịp thời tương lai phải chịu thiệt thòi - 4

Trẻ thích thể hiện thái quá

Trước đó, một bé gái 9 tuổi người Mỹ đã thu hút nhiều sự chú ý vì khoe khoang sự giàu có của mình trên mạng.

Trong các video, cô bé tung lên mạng đều có nhà sang, xe sang, nhiều hàng hiệu đắt tiền. 

Từ góc độ phân tích tâm lý, tính thích thể hiện của trẻ xuất phát từ kiểu phản kháng khi người khác có tình cảm tốt nên muốn dùng “sự coi thường” để lấy lại phẩm giá của mình. 

Hành vi như vậy thường sử dụng ưu thế vật chất để nâng cao giá trị của chính mình. Trẻ dễ nhạy cảm và luôn cần thể hiện để thu hút sự chú ý của người khác nên tính phù phiếm đặc biệt mạnh mẽ. Khi trẻ không nhận được sự quan tâm và chú ý từ người lớn hoặc bạn bè, trẻ có thể thể hiện thái quá để thu hút sự quan tâm của người khác.

Để giúp trẻ phát triển kỹ năng quản lý cảm xúc và kỹ năng tự điều tiết, bố mẹ nên giúp trẻ nhận biết và hiểu cảm xúc của mình.

Để giúp trẻ phát triển kỹ năng quản lý cảm xúc và kỹ năng tự điều tiết, bố mẹ nên giúp trẻ nhận biết và hiểu cảm xúc của mình.

Đồng thời, khi trẻ thường xuyên thể hiện thái quá một cách quá mức, có thể đây là dấu hiệu của sự thiếu kỹ năng quản lý cảm xúc và kỹ năng tự điều tiết. Trẻ có EQ thấp có thể không biết cách xử lý cảm xúc của mình một cách hiệu quả, do đó, có thể thể hiện cảm xúc một cách thái quá hoặc không phù hợp với tình huống.

Để giúp trẻ phát triển kỹ năng quản lý cảm xúc và kỹ năng tự điều tiết, bố mẹ nên giúp trẻ nhận biết và hiểu cảm xúc của mình, hướng dẫn trẻ cách xử lý cảm xúc và cung cấp cho trẻ các kỹ năng tự điều tiết.

Ngoài ra, cần tạo cơ hội cho trẻ tương tác xã hội và gắn kết với người khác để giúp trẻ phát triển kỹ năng xã hội và tăng khả năng tự tin.

3 hành vi trẻ có EQ cực thấp, không sửa đổi kịp thời tương lai phải chịu thiệt thòi - 6

Dễ mất bình tĩnh và không tôn trọng mọi người

Người có trí tuệ cảm xúc cao thường dễ hòa đồng, biếp cách đối phó với các trường hợp khẩn cấp. Nếu một đứa trẻ thậm chí không thể kiểm soát được tính khí của mình và mất bình tĩnh sau khi bị người khác chỉ trích, thì thường sẽ khó tôn trọng người khác.

Trẻ thường hay khóc lóc, la hét, chống đối hoặc thậm chí là có xu hướng thực hiện các hành vi tiêu cực, đập phá đồ đạc, đánh đập mọi người xung quanh, nhất là khi không được đáp ứng một điều gì đó.

Một đứa trẻ như vậy luôn tự cho mình là trung tâm, và trong tâm trí "cảm xúc của chính mình lớn hơn cảm xúc của bất kỳ ai khác".

Trẻ cũng dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài. Chỉ cần một tình huống tiêu cực hoặc một điều gì đó xảy ra không như mong đợi cũng có thể khiến trẻ trở nên kích động, mất bình tĩnh.

Trong trường hợp này, bố mẹ cần tạo điều kiện cho trẻ thực hành kiên nhẫn, giúp trẻ phát triển kỹ năng quản lý cảm xúc và kỹ năng tự điều tiết tốt hơn.

Trẻ thường hay khóc lóc, la hét, chống đối hoặc thậm chí là có xu hướng thực hiện các hành vi tiêu cực, khi không được đáp ứng một điều gì đó.

Trẻ thường hay khóc lóc, la hét, chống đối hoặc thậm chí là có xu hướng thực hiện các hành vi tiêu cực, khi không được đáp ứng một điều gì đó.

5 dấu hiệu của trẻ sơ sinh có trí thông minh cao
Nếu các đặc điểm này càng bộc lộ rõ, chứng tỏ trí não trẻ đang phát triển tốt, có thể sở hữu IQ cao.

Dạy con 6-12 tháng

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Hoa hậu Thanh Thủy cho biết cô trở lại Hà Nội với tâm thế hào hứng và hạnh phúc. Cô thích không khí và ẩm thực ở thủ đô. "Bây giờ tôi trở...

Tin bài cùng chủ đề Kiến thức dạy con