Tình yêu thương đầu đời: Mẹ ôm con càng nhiều, trí thông minh phát triển càng nhanh

Thi Thi - Ngày 15/04/2023 11:42 AM (GMT+7)

Một nghiên cứu từng kết luận rằng, trẻ sơ sinh càng được ôm nhiều thì trí não càng phát triển tốt hơn.

Trẻ sơ sinh có xu hướng đơn giản và trực tiếp khi thể hiện cảm xúc của mình. Chúng ta có thể dễ dàng quan sát thấy, nếu trẻ không thường xuyên được bố mẹ ôm, hay bế trẻ sẽ dễ quấy khóc, ốm vặt và cáu kỉnh. 

Ở một mức độ nào đó, việc ôm và chạm vào những tiếp xúc cơ thể thân mật có ý nghĩa tích cực đối với việc thúc đẩy sự phát triển trí não của trẻ. Mỗi cái chạm nhẹ nhàng, nụ hôn yêu thương, cái ôm trìu mến sẽ khiến não bé nhận được những tín hiệu kích thích lành tính, hỗ trợ phát triển trí thông minh.

Một nghiên cứu từ bệnh viện Nationwide Children’s Hospital ở Ohio, Mỹ kết luận rằng trẻ sơ sinh càng được ôm nhiều thì trí não càng phát triển tốt hơn.

Nghiên cứu thực hiện trên 125 em bé, cả sinh non và sinh đủ tháng, nhằm đánh giá sự phản ứng của trẻ với những va chạm vật lý. Kết quả là những trẻ sinh non phản ứng lại những tín hiệu tình cảm và cử chỉ yêu thương của người thân ít hơn các bé sinh đủ tháng. 

Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy các em nhỏ được bố mẹ hoặc nhân viên bệnh viện ôm ấp nhiều hơn sẽ có sự phản ứng não bộ mạnh mẽ hơn.

Do đó, các chuyên gia luôn khuyến khích bố mẹ thể hiện tình yêu thương với con, thông qua những hành động ôm ấp từ khi mới sinh ra đời. Những cái ôm, sự va chạm vật lý còn được mang đến những lợi ích không ngờ khác.

Tình yêu thương đầu đời: Mẹ ôm con càng nhiều, trí thông minh phát triển càng nhanh - 2

3 lợi ích tuyệt vời khi bố mẹ thường xuyên ôm con

Thúc đẩy thể chất phát triển khỏe mạnh 

Việc ôm trẻ sơ sinh có thể giúp thúc đẩy phát triển thể chất của trẻ bởi vì nó giúp tạo ra một môi trường an toàn và ấm áp cho trẻ.

Khi trẻ được ôm, cơ thể trẻ được tiếp xúc với nhiệt độ ấm áp của người ôm, giúp tăng cường lưu thông máu và giảm căng thẳng.

Hệ miễn dịch là hệ thống bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh, bao gồm vi khuẩn, virus và tế bào ung thư. Việc tăng cường hệ miễn dịch giúp trẻ có khả năng chống lại các bệnh tật và tăng cường sức khỏe tổng thể.

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Carnegie Mellon chỉ ra rằng, những người ôm người khác thường xuyên hơn thì ít bị cảm lạnh hoặc nhiễm các loại vi rút khác. Hơn nữa, những người này dù có bị cảm lạnh thì các các triệu chứng ít nghiêm trọng.

Việc ôm trẻ sơ sinh có thể giúp thúc đẩy phát triển thể chất của trẻ bởi vì nó giúp tạo ra một môi trường an toàn và ấm áp cho trẻ.

Việc ôm trẻ sơ sinh có thể giúp thúc đẩy phát triển thể chất của trẻ bởi vì nó giúp tạo ra một môi trường an toàn và ấm áp cho trẻ.

Tăng cường gắn bó giữa bố mẹ và con cái

Việc ôm trẻ thường xuyên giúp tăng sự gắn kết giữa trẻ và bố mẹ, giúp trẻ cảm thấy an toàn và yêu thương.

Khi bố mẹ ôm con, giúp tạo ra một môi trường an toàn và ấm áp cho trẻ, giúp trẻ cảm thấy yên tâm. Điều này giúp tăng cường mối quan hệ tình cảm giữa trẻ và bố mẹ, trẻ cảm thấy được yêu thương và chăm sóc, trẻ tự tin hơn và hiểu rằng bố mẹ luôn ở đây để giúp đỡ và bảo vệ.

Ngoài ra, ôm cũng giúp tạo ra một cảm giác ấm áp cho trẻ, giúp giảm căng thẳng và lo âu. Khi trẻ cảm thấy an toàn và ấm áp, nó giúp trẻ tập trung và tăng cường khả năng học hỏi và tương tác xã hội.

Trẻ cảm thấy an toàn, giảm căng thẳng

Từ quan điểm tâm lý, nếu em bé lo lắng, ôm có thể làm giảm cảm xúc này. Từ quan điểm y học, ôm ấp và chạm vào có tác động tích cực đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ, thậm chí giúp phục hồi sức khỏe của đứa trẻ bị bệnh.

Khi cơ thể trẻ được bao quanh bởi một vòng tay ấm áp và đầy yêu thương của người khác, tạo ra một cảm giác bảo vệ và an toàn. Hệ thần kinh giao cảm của trẻ sẽ giảm sự phát triển của các chất gây căng thẳng như cortisol và adrenaline, giúp trẻ cảm thấy thư giãn và thoải mái hơn.

Ngoài ra, ôm còn giúp trẻ cảm thấy gắn kết với người khác và tạo ra một môi trường an toàn và ổn định. Khi cảm thấy an toàn, trẻ sẽ có thể giảm căng thẳng và lo âu, cải thiện tâm trạng và tăng cường khả năng tập trung và học hỏi.

Việc ôm trẻ thường xuyên giúp tăng sự gắn kết giữa trẻ và bố mẹ, giúp trẻ cảm thấy an toàn và yêu thương.

Việc ôm trẻ thường xuyên giúp tăng sự gắn kết giữa trẻ và bố mẹ, giúp trẻ cảm thấy an toàn và yêu thương.

Tình yêu thương đầu đời: Mẹ ôm con càng nhiều, trí thông minh phát triển càng nhanh - 5

Thời điểm nào ôm trẻ là tốt nhất?

Mộ nghiên cứu khác cho thấy, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần ít nhất 3 cái ôm mỗi ngày. Cái ôm đầu tiên nên xảy ra sau khi thức dậy vào buổi sáng, chào đón trẻ bằng một cái ôm yêu thương sẽ khiến trẻ cảm thấy tràn đầy tình yêu thương ngay từ buổi sáng.

Cái ôm thứ hai nên xảy ra sau khi mỗi ngày khi bố mẹ đi làm về. Em bé và bố mẹ đã không gặp nhau một ngày, sau khi tan sở, một cái ôm có thể bù đắp cho sự bỏ lỡ do xa cách, điều đó sẽ khiến trẻ cảm thấy hạnh phúc và an tâm.

Cái ôm thứ ba xảy ra trước khi em bé đi ngủ vào ban đêm. Bố mẹ có thể hôn lên trán trẻ trước khi đi ngủ, và chúc con có một giấc mơ đẹp.

Bố mẹ có thể hôn lên trán trẻ trước khi đi ngủ, và chúc con có một giấc mơ đẹp.

Bố mẹ có thể hôn lên trán trẻ trước khi đi ngủ, và chúc con có một giấc mơ đẹp.

Các chuyên gia khuyên rằng, bố mẹ nên ôm trẻ vào những thời điểm khi trẻ cảm thấy cần sự an ủi, yêu thương và sự chăm sóc của người lớn. Điều này có thể xảy ra sau khi trẻ gặp phải một tình huống khó khăn, mệt mỏi hoặc khi trẻ cảm thấy bị bỏ rơi hoặc bất an.

Trường hợp trẻ cảm thấy bị bệnh hoặc đau, bởi vì sự ôm ấp có thể làm giảm đau và tạo ra cảm giác an toàn cho trẻ. Hay khi trẻ cảm thấy lo lắng, sợ hãi hoặc khi đang trải qua các thay đổi lớn trong cuộc sống của mình, như chuyển trường, chuyển nhà, có em bé trong gia đình hoặc khi bắt đầu đi học mẫu giáo hoặc tiểu học.

Ngoài ra, bố mẹ có thể ôm trẻ vào bất kỳ thời điểm nào, nếu muốn thể hiện tình cảm yêu thương và quan tâm của mình đến trẻ.

Tuy nhiên, đối với những đứa trẻ lớn hơn, bố mẹ cần lưu ý rằng mỗi trẻ đều có tính cách và nhu cầu riêng. Do đó, bố mẹ nên tôn trọng sự riêng tư và không ép buộc trẻ nếu trẻ muốn được ở một mình hoặc không thích được ôm. 

Bố mẹ quát Còn khóc nữa cho ăn đòn, bé 7 tuổi nói Mẹ đừng đánh con, con sẽ không khóc nữa, tưởng tốt ai ngờ là dấu hiệu báo động tâm lý
Chuyên gia tâm lý Nguyễn Ngọc Vui chia sẻ với các bậc phụ huynh về vấn đề "giáo dục bằng đòn roi", mà nhiều bố mẹ Việt vẫn đang áp dụng trong quá...

Trẻ tiểu học

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Kiến thức nuôi con