3 khác biệt nghe xong ai cũng thấy đúng giữa bà mẹ ở nhà chăm con và mẹ đi làm

Kiều Trang - Ngày 29/03/2023 12:03 PM (GMT+7)

Thực tế cho thấy, quá trình trưởng thành của đứa trẻ được mẹ chăm sóc toàn thời gian và mẹ bận đi làm có những sự khác nhau rất rõ rệt.

Việc bố mẹ đồng hành cùng con cái ngay từ khi đứa trẻ được sinh ra là vô cùng quan trọng. Sau này trong quá trình trưởng thành của trẻ, bố mẹ có thể quan sát thấy có một sự khác biệt rất rõ rệt giữa đứa trẻ được mẹ chăm sóc toàn thời gian và bà mẹ quá bận rộn vì công việc, gửi cháu cho bà chăm sóc.

Mymy là một bà mẹ toàn thời gian. Kể từ khi sinh con, Mymy đã nghỉ việc và dành toàn thời gian chăm sóc em bé ở nhà. Mặc dù cô ấy đã lãng phí rất nhiều tuổi trẻ để suốt ngày "ôm ấp" đứa trẻ của mình.

Nhưng mọi thứ cô ấy bỏ ra đều xứng đáng, khi nhìn thấy con cái hoạt bát và xuất sắc hơn những đứa trẻ khác, đứa trẻ cũng rất có năng lực, ăn nói có hồn, nhạy bén và thích chia sẻ, Mymy cảm thấy rất hài lòng.

Nhưng Tiểu Yến lại khác với Mymy, cô ấy đã trở lại nơi làm việc không lâu sau khi em bé vừa tròn 1 tuổi, và em bé đã được gửi cho bà ngoại chăm sóc trong một thời gian dài sau đó. Vì công việc bận rộn nên quỹ thời gian cô dành cho con cũng dần rút ngắn đi rất nhiều.

Cho đến khi em bé được hơn hai tuổi, Tiểu Yến mới phát hiện ra rằng, bé nhà chị chưa nói được rõ ràng và luôn nhút nhát, rụt rè, không thích giao tiếp với mọi người. Mặc dù bà ngoại đã khuyên rằng, mọi chuyện sẽ tốt lên nếu đứa trẻ lớn hơn tí nữa, nhưng Tiểu Yến vẫn có chút lo lắng.

Mãi cho đến khi bé đi nhà trẻ, cô giáo thường xuyên gọi chị Tiểu Yến đến nói chuyện, rằng đứa trẻ không thích giao tiếp với mọi người xung quanh, tính cách lại vô cùng thất thường, hống hách và thích khóc, thường xuyên xung đột với những đứa trẻ khác.

Lúc này, Tiểu Yến mới nhận ra mức độ nghiêm trọng của vấn đề, nghĩ rằng mặc dù cô ấy đã có một sự nghiệp thành công, nhưng việc nuôi dạy con cái đã bị trì hoãn.

Trên thực tế, đây chỉ là hai trong số các trường hợp, nhưng nhiều giáo viên mẫu giáo cũng chỉ ra rằng có rất nhiều điểm khác biệt giữa trẻ được mẹ chăm sóc toàn thời gian, so với đứa trẻ có bố mẹ quá bận rộn với công việc và nhờ ông bà nuôi dưỡng. Sự khác biệt này, thường có thể nhận thấy qua tính cách và hành vi của trẻ hàng ngày. 

3 khác biệt nghe xong ai cũng thấy đúng giữa bà mẹ ở nhà chăm con và mẹ đi làm - 2

3 khác biệt nghe xong ai cũng thấy đúng giữa bà mẹ ở nhà chăm con và mẹ đi làm - 3

Tính cách trẻ vui vẻ, sôi nổi và hoạt bát

Điều đầu tiên có thể thấy ở những đứa trẻ thường xuyên có mẹ đồng hành là tính cách vui vẻ, sôi nổi và hoạt bát. Vì có mẹ bầu bạn nên tuổi thơ của đứa trẻ được mẹ nuôi dưỡng toàn thời gian thường rất vui vẻ, điều này ảnh hưởng tích cực đến quá trình hình thành tâm tính cách của trẻ, khiến trẻ luôn lạc quan, sôi nổi và hoạt bát hơn đứa trẻ ít được mẹ trực tiếp chăm sóc, hay là nhờ bà nội nuôi dưỡng.

Hầu hết người già thường chỉ quan tâm nhiều đến sức khỏe thể lực của trẻ, nghĩ rằng chỉ cần đứa bé đủ no không đói là được, so với việc mẹ quan tâm đến tâm lý của trẻ thì ông bà sẽ ít chú ý hơn.

Ngoài ra, những đứa trẻ ít được mẹ chăm sóc, sẽ có thể hình thành sự buồn tủi, ganh tỵ khi trẻ thấy những bạn bè cùng trang lứa đều luôn có mẹ bên cạnh, nhưng bản thân trẻ lại bị hạn chế về những khoảnh khắc hạnh phúc đó.

Việc ít được bầu bạn cùng mẹ, khiến trẻ mang tâm trạng buồn bã là điều khó tránh khỏi, lâu dần tính cách của đứa trẻ sẽ trở nên thu mình lại và có thể không thích chơi với người khác.

3 khác biệt nghe xong ai cũng thấy đúng giữa bà mẹ ở nhà chăm con và mẹ đi làm - 4

Trẻ được nuôi dưỡng trong tình yêu thương của bố mẹ, sẽ có tính cách vui vẻ và hoạt bát hơn.

3 khác biệt nghe xong ai cũng thấy đúng giữa bà mẹ ở nhà chăm con và mẹ đi làm - 5

Tự tin làm mọi việc và dám thử thách

Đứa trẻ do mẹ trực tiếp chăm sóc thường xuyên, sẽ có cơ hội để được mẹ khuyến khích trẻ thực hiện một số thử thách trong cuộc sống hàng ngày.

Trường hợp, nếu đứa trẻ sơ ý ngã xuống khi vui chơi, người mẹ dạy con theo hướng độc lập thường lựa chọn cách khuyến khích trẻ tự mình đứng lên. Nhờ vậy, những đứa trẻ càng trở nên mạnh mẽ hơn, và khi đối mặt với những thất bại và trở ngại trong tương lai, trẻ thường có thể tự tìm cách giải quyết chúng, thay vì lùi bước và "đầu hàng" trước khó khăn.

Ngược lại, những bé thiếu sự đồng hành, hướng dẫn của mẹ thường có xu hướng rụt rè hơn, ngại thử thách. Đó là một trong những lý do khiến tính trải nghiệm thực tế của trẻ bị kìm hãm, đứa trẻ sẽ khó cơ hội học được nhiều thứ mới. Nếu mẹ không cố gắng tạo điều kiện cho trẻ, điều này sẽ phá hủy sự tò mò và tập trung của con cái theo thời gian.

3 khác biệt nghe xong ai cũng thấy đúng giữa bà mẹ ở nhà chăm con và mẹ đi làm - 6

Đứa trẻ do mẹ trực tiếp chăm sóc thường xuyên, sẽ có cơ hội để được mẹ khuyến khích trẻ thực hiện một số thử thách trong cuộc sống hàng ngày.

3 khác biệt nghe xong ai cũng thấy đúng giữa bà mẹ ở nhà chăm con và mẹ đi làm - 7

Tinh thần tích cực, sẵn sàng chia sẻ buồn vui với bố mẹ

Với sự tận tâm và đồng hành của mẹ mỗi phút mỗi giây, đứa trẻ thường tràn đầy cảm giác an toàn trong lòng. Khi đứa trẻ tìm được sự tin tưởng và "sưởi ấm" từ nơi mẹ, trẻ sẽ sẵn sàng chia sẻ bất kỳ những khó khăn và hạnh phúc trong cuộc sống của mình.

Tuy nhiên, nếu mẹ quá bận rộn với công việc và không có nhiều thời gian để bên cạnh trẻ, lâu dần sợi dây gắn kết "tình mẫu tử" sẽ nới lỏng ra. Lúc này, sự xa lạ giữa mẹ và con cũng sẽ khiến trẻ không muốn chia sẻ những “bí mật nhỏ” của mình với mẹ.

Một kết quả không thể thay đổi rằng, nếu mẹ phớt lờ cảm xúc của con cái trong thời gian dài, sẽ không chỉ khiến trẻ thiếu cảm giác an toàn, mà thậm chí có thể đánh mất tình yêu thương của con cái đối với người mẹ.

Thực ra trong suy nghĩ của con cái, nếu được mẹ ở bên nhiều hơn thì đó là tình yêu thương, tự nhiên trong lòng trẻ sẽ thấy rất an tâm. Nhưng nếu lâu ngày không được mẹ quan tâm, chăm sóc thì mẹ không thể hiểu được sự mất mát trong lòng đứa trẻ lớn đến nhường nào?

Vì vậy, đôi khi cuộc sống có thể buộc những người mẹ vào những hoàn cảnh khó khăn, mà không thể lựa chọn khác đi, nhưng đã làm mẹ thì thực sự không thể bớt quan tâm đến con cái của mình.

Cho dù không thể luôn đồng hành cùng con, mẹ cũng nên sắp xếp thời gian để giao tiếp với con nhiều hơn, để con cảm nhận được sự an toàn và cảm nhận được tình yêu của mẹ dành cho mình. Chỉ bằng cách này, đứa trẻ mới có thể lớn lên khỏe mạnh và hạnh phúc, trở thành một người hoạt bát, vui vẻ, dũng cảm và tự tin trong tương lai.

Thực tế, không thể phủ nhận vẫn còn nhiều bà mẹ có thể chu toàn việc giữa công việc và chăm sóc gia đình, đây là điều được khuyến khích. Tuy nhiên, điều này sẽ vô tình tạo thêm nhiều áp lực cho người mẹ. Vì vậy, việc cân bằng giữa cuộc sống cá nhân, công việc và chăm sóc con cái không phải là điều dễ dàng. Nhưng dù trong trường hợp nào, mẹ vẫn nên chú tâm đến việc dành thời gian chia sẻ, đồng hành cùng con. 

3 khác biệt nghe xong ai cũng thấy đúng giữa bà mẹ ở nhà chăm con và mẹ đi làm - 8

Thời gian bố mẹ ở bên con càng nhiều, trẻ càng có cơ hội để chia sẻ tâm tư, tình cảm với bố mẹ.

4 khác biệt giữa một đứa trẻ hở tí là khóc nhè và đứa trẻ cố gắng nín khóc khi lớn lên
Theo các chuyên gia, bác sĩ có 4 sự khác nhau rõ rệt giữa đứa trẻ biết thể hiện cảm xúc khóc lóc và đứa trẻ kìm nén cảm xúc khi lớn lên.

Trẻ tiểu học

Theo Kiều Trang Dịch từ Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Kiến thức dạy con