3 kiểu bố mẹ này khó dạy con hạnh phúc, chuyên gia gợi ý cách sửa đổi

Thi Thi - Ngày 30/11/2023 15:38 PM (GMT+7)

Đôi khi bố mẹ vô tình truyền năng lượng tiêu cực đến con mà không nhận ra, điều này ảnh hưởng đến phát triển tâm lý và tính cách của trẻ.

Nhiều phụ huynh đặt vấn đề rằng, đều là trẻ em, vậy tại sao một số trẻ tự tin, vui vẻ, tích cực, năng động trong mọi việc và không ngại khó khăn, thử thách? Trong khi con nhà mình nhút nhát, tự ti, chán nản.

Trên thực tế, sự khác biệt giữa những đứa trẻ là năng lượng. Trạng thái năng lượng là trạng thái sống của đứa trẻ.

Một nhà giáo dục đã từng nói: “Gia đình tốt sẽ là trạm xăng mạnh nhất. Nếu bố mẹ sẽ tốt truyền tải nguồn năng lượng tích cực nhất cho con cái”.

Vì vậy, cách giáo dục của bố mẹ trong cuộc sống hàng ngày rất quan trọng, 3 kiểu phụ huynh sau đây khó dạy con thành công, vô tình khiến trẻ tiêu hao năng lượng, sinh ra cảm giác chán nản, tự ti. 

3 kiểu bố mẹ này khó dạy con hạnh phúc, chuyên gia gợi ý cách sửa đổi - 2

3 kiểu phụ huynh sau đây khó dạy con thành công

Luôn nói lẻ phải và lý luận

Một người mẹ chia sẻ câu chuyện trong gia đình mình. Khi các con trì hoãn làm bài tập về nhà, người mẹ đã nghiêm túc nói với rằng “Con không có tính kỷ luật thì lớn lên chẳng làm được gì". Hay khi đứa trẻ muốn chơi với điện thoại, người mẹ lại phản hồi: "Suốt ngày chỉ biết xem điện thoại"

Lúc đó người mẹ không nhận ra rằng đó cũng là một hình thức bạo lực bằng lời nói. Cho đến một ngày chị nhìn thấy lời đứa trẻ viết trong cuốn sổ tay. 

“Mẹ luôn cằn nhằn mình về mọi việc dù lớn hay nhỏ.

"Mình đã cố gắng làm tốt, nhưng vẫn bị mắng". 

"Mẹ của mình suốt ngày giận dữ, mình không còn thấy vui khi về nhà nữa". 

Theo nhà tâm lý học Marshall, khi bố mẹ dùng lời nói có xu hướng phớt lờ tình cảm và nhu cầu của trẻ, dẫn đến xa lánh và gây tổn hại cho nhau, kiểu giao tiếp này khiến trẻ khó trân trọng tình yêu thương trong lòng mình.

Việc bố mẹ thường xuyên dùng lời lẽ lý luận để chỉ ra cái sai có thể làm mất đi năng lượng của trẻ. Đứa trẻ cảm nhận được sự nghi ngờ, kiểm soát, bản thân cũng chưa hiểu được hết mong muốn của bố mẹ để thay đổi. 

Đôi khi bố mẹ vô tình truyền năng lượng tiêu cực đến con mà không nhận ra, điều này ảnh hưởng đến phát triển tâm lý và tính cách của trẻ.

Đôi khi bố mẹ vô tình truyền năng lượng tiêu cực đến con mà không nhận ra, điều này ảnh hưởng đến phát triển tâm lý và tính cách của trẻ.

Thường xuyên phàn nàn 

Khi đứa trẻ nghe thấy bố mẹ phàn nàn, có thể tạo ra một môi trường tiêu cực và căng thẳng. Điều này có thể làm cho trẻ cảm thấy bất an, lo lắng và không an toàn trong gia đình. Ảnh hưởng đến tâm trạng và tinh thần tổng thể.

Nhiều trường hợp bố mẹ thường xuyên tranh cãi hoặc có mối quan hệ xấu, trẻ cũng bị ảnh hưởng bởi sự xung đột và căng thẳng này. 

Đổ lỗi cho trẻ vì những điều nhỏ nhặt

Trên thực tế, trong cuộc sống hàng ngày, nhiều phụ huynh dễ nổi giận vì những sai sót, vấn đề nhỏ nhặt của con.

Cách mà bố mẹ thể hiện sự chỉ trích gay gắt có thể gây tổn thương sâu sắc đến lòng tự trọng của trẻ. Điều này dẫn đến việc hình thành một tập hợp tiếng nói nội tâm "chống lại bản thân", khiến cho trẻ có xu hướng tự tấn công và xem thường bản thân mình.

Hậu quả của việc này là trẻ dần mất đi sự tự tin, niềm vui, cảm thấy bản thân liên tục bị từ chối. Sức sống của trẻ bị lãng phí trong những cảm giác lo lắng và xích mích nội tâm.

3 kiểu bố mẹ này khó dạy con hạnh phúc, chuyên gia gợi ý cách sửa đổi - 4

Vậy bố mẹ nên làm gì tạo nên môi trường gia đình gắn kết?

Một chuyên gia tâm lý cho rằng, bố thông minh sẽ cung cấp năng lượng và giúp trẻ phát triển theo những cách sau đây.

3 kiểu bố mẹ này khó dạy con hạnh phúc, chuyên gia gợi ý cách sửa đổi - 5

Đối thoại tích cực

Khi trẻ lớn lên, sẽ gặp nhiều thách thức và vấn đề khác nhau. Trong quá trình đối mặt với những khó khăn này, việc tìm cách giải phóng năng lượng tiêu cực có thể trẻ bị mắc kẹt.

Tuy nhiên, bằng cách sử dụng cảm xúc điềm tĩnh và thiết lập một đối thoại tích cực, bố mẹ có thể truyền tải nguồn năng lượng mới vào trẻ. Thay vì chỉ trích, bố mẹ có thể cung cấp sự khích lệ, thể hiện sự quan tâm và sẵn lòng lắng nghe.

Bằng cách này, trẻ sẽ cảm nhận được sự ủng hộ và tin tưởng từ bố mẹ, giúp tạo ra một tư duy tích cực và khả năng giải quyết vấn đề. Tạo điều kiện cho trẻ phát triển sự tự tin, tư duy linh hoạt và khả năng thích ứng trong cuộc sống.

Tạo bầu không khí gia đình tốt đẹp

Bầu không khí trong gia đình tốt đẹp như một mảnh đất màu mỡ, có thể nuôi dưỡng tinh thần trẻ suốt cuộc đời.

Để xây dựng một không gian gia đình thân thiện, bố mẹ có thể áp dụng các nguyên tắc sau:

Trước khi bước vào ngôi nhà, hãy xóa sạch và vứt bỏ tâm trạng tiêu cực. Điều này có nghĩa là bố cần để lại những áp lực và căng thẳng bên ngoài cửa, tập trung vào việc xây dựng một môi trường tích cực trong gia đình.

Tranh luận và thảo luận là điều tất yếu trong một gia đình. Tuy nhiên, khi tham gia tranh luận, hãy nhớ rằng mục đích là để giải quyết vấn đề, chứ không phải để chỉ trích hay đổ lỗi cho nhau. Tôn trọng quan điểm và ý kiến của nhau là yếu tố quan trọng để duy trì một môi trường giao tiếp khỏe mạnh.

Bầu không khí trong gia đình tốt đẹp như một mảnh đất màu mỡ, có thể nuôi dưỡng tinh thần trẻ.

Bầu không khí trong gia đình tốt đẹp như một mảnh đất màu mỡ, có thể nuôi dưỡng tinh thần trẻ.

Hãy tránh mất thời gian và năng lượng vào những chi tiết nhỏ nhặt. Thay vì đổ lỗi và chỉ trích, hãy cùng nhau chia sẻ, chịu trách nhiệm với những khó khăn và thách thức mà gia đình đối mặt. Đây là cách để xây dựng một tinh thần đoàn kết và hỗ trợ trong gia đình.

Hãy tổ chức các cuộc họp gia đình thường xuyên để thúc đẩy giao tiếp giữa bố mẹ và con cái. Tạo ra không gian để mọi người chia sẻ, lắng nghe và hiểu nhau. Cuộc họp gia đình không chỉ giúp giải quyết các vấn đề, mà còn tạo dựng một môi trường mở để chia sẻ tình yêu thương.

Khi trẻ cảm nhận được tình yêu và sự quan tâm từ bố mẹ, giúp phát triển sự tự tin, sáng tạo và khả năng thể hiện bản thân một cách tự do.

Khen ngợi trẻ thường xuyên

Việc khen ngợi sẽ tạo động lực bên trong trẻ. Khi nhận thấy bản thân được công nhận, trẻ sẽ phát triển và tiến bộ theo hướng mà bố mẹ mong muốn, trở nên tốt hơn từng ngày.

Khi bố mẹ khen ngợi, điều quan trọng là tập trung vào những thành tựu và phẩm chất tích cực mà trẻ đã thể hiện. Bằng cách nhấn mạnh và công nhận những nỗ lực, nhằm khuyến khích sự phát triển tiềm năng của mình.

Đồng thời, lời khen cũng thúc đẩy trẻ tiếp tục cống hiến, rèn luyện và phát triển các kỹ năng và phẩm chất tích cực hơn nữa. Trẻ tin rằng bản thân có khả năng vượt qua mọi thách thức và đạt được thành công.

Làm bạn với con

Mỗi khoảnh khắc bố mẹ đồng hành sẽ tạo ra những kỷ niệm đáng nhớ theo trẻ trong suốt cuộc đời.

Ví dụ như dành thời gian trò chuyện với con trong 10 phút, đi dạo cùng con sau bữa tối, cả gia đình ngồi lại đọc sách, hoặc con cái học bài trong khi bố mẹ lặng lẽ làm việc.

Những hành động đơn giản như vậy mang lại những giây phút quý giá, tạo ra một không gian gần gũi và tràn đầy tình yêu thương giữa bố mẹ và con cái. Trong những khoảnh khắc đó, những lời nói và sự hiện diện của bố mẹ truyền đạt thông điệp yêu thương, sự quan tâm đến trẻ.

Mỗi khoảnh khắc bố mẹ đồng hành sẽ tạo ra những kỷ niệm đáng nhớ theo trẻ trong suốt cuộc đời.

Mỗi khoảnh khắc bố mẹ đồng hành sẽ tạo ra những kỷ niệm đáng nhớ theo trẻ trong suốt cuộc đời.

Bố mẹ làm gương tốt

Trong một gia đình đầy năng lượng tích cực, bố mẹ đóng vai trò là tấm gương lý tưởng mà trẻ hướng tới.

Khi bố mẹ dành toàn bộ nỗ lực để trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình, trẻ sẽ được truyền cảm hứng, can đảm để tiến về phía trước trên con đường của mình.

7 lỗi bố mẹ nào cũng mắc ít nhất 1 lần khi dạy con, làm giảm cơ hội trẻ đạt được thành công
Các chuyên gia chỉ ra một số sai lầm trong cách dạy con của bố mẹ có thể khiến trẻ khó đạt được thành công trong cuộc sống.

Trẻ tiểu học

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con tình cảm