4 kiểu "yêu thương" của bố mẹ khiến con thất vọng, dễ đánh mất bản thân

Thi Thi - Ngày 22/06/2023 16:41 PM (GMT+7)

4 kiểu "yêu" có thể có thể thể khiến con cảm thấy thất vọng, khó trao yêu thương đến bố mẹ.

4 kiểu amp;#34;yêu thươngamp;#34; của bố mẹ khiến con thất vọng, dễ đánh mất bản thân - 1

Vừa qua, mạng Trung Quốc xôn xao bàn luận về chủ đề "Khi đối diện với nguy hiểm, người đầu tiên bạn cần giúp đỡ có phải là bố mẹ không?"

Khi đọc câu hỏi này, nhiều người dứt khoát trả lời là "Có". Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp khác đưa ra phản hồi khiến ai cũng ngạc nhiên.

Nhiều người cho rằng, bản thân sẽ không bao giờ tìm đến bố mẹ của mình trong trường hợp nguy hiểm bởi vì họ không cảm thấy được sự yêu thương từ bố mẹ của mình, và việc đó chỉ khiến họ thất vọng hơn nữa.

Một số phụ huynh cũng đã tham gia vào cuộc thảo luận và bày tỏ rằng "Tôi luôn yêu thương và quan tâm đến con mình".

Tuy nhiên, trong quá trình trưởng thành của con, bố mẹ không thể đảm bảo rằng sự yêu thương và chăm sóc của mình là đủ để con cảm thấy an toàn và hạnh phúc. Trong thực tế, có nhiều trường hợp bố mẹ đã vô tình gây ra tổn thương cho con mà không hề hay biết, và điều này có thể khiến con cảm thấy thất vọng, khó xây dựng sự tin tưởng cũng như trao đi yêu thương.

Các chuyên gia cho biết rằng, 4 kiểu "yêu thương" dưới đây có thể có thể thể khiến con cảm thấy thất vọng, khó xây dựng sự tin tưởng cũng như trao đi yêu thương đến bố mẹ.

4 kiểu amp;#34;yêu thươngamp;#34; của bố mẹ khiến con thất vọng, dễ đánh mất bản thân - 2

Phải có điều kiện mới yêu con

Nhiều bố mẹ thường đặt ra những yêu cầu kèm theo khi gọi đó là tình yêu.

Ví dụ như:

- Mẹ chỉ thích sau khi con tôi vượt qua kỳ thi.

- Nếu không vâng lời, mẹ sẽ không thương con nữa.

- Nếu con được vào một trường đại học tốt, mẹ sẽ đồng ý với yêu cầu của con...

Tất cả đều thể hiện rằng "Tình yêu của tôi đối với bạn phụ thuộc vào cách bạn hành xử".

Kiểu tình yêu này không thể gọi là tình yêu mà là một "thỏa thuận" trá hình dưới lớp vỏ tình yêu, giống như một con thú được huấn luyện trong rạp xiếc, nếu nó cư xử tốt thì ai cũng thích.

Nhiều bố mẹ thường đặt ra những yêu cầu, hay kỳ vọng kèm theo khiến trẻ dễ trở nên mệt mỏi.

Nhiều bố mẹ thường đặt ra những yêu cầu, hay kỳ vọng kèm theo khiến trẻ dễ trở nên mệt mỏi.

Từ 3 tuổi, trẻ sẽ cảm thấy xấu hổ khi dây thần kinh nhạy cảm của mình nảy mầm. Một khi trẻ hiểu muốn đạt được mục đích thì "đổi chác", điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến nhận thức về thành công và cách đối xử với những người xung quanh, trẻ có thể trở nên thực dụng hơn để đạt được điều mình mong muốn. Một số trường hợp trẻ không đạt được mục tiêu như kỳ vọng, bản thân có thể trở nên tự ti, nghĩ mình kém cỏi.

Một người từng chia sẻ: "Tôi phải như "con nhà người ta" để được bố mẹ đối xử tốt trong kỳ nghỉ hè. Tôi phải đáp ứng được kỳ vọng của bố mẹ thì mới xứng đáng với tình yêu thương của họ."

Điều này khiến cô ấy rất bất an trong mối quan hệ của mình. Cô ấy sẽ đặc biệt chú ý đến ý kiến của đối tác và cảm thấy có lỗi khi đối phương không hài lòng.

Nhà tâm lý học Carl Rogers từng nói: "Yêu con thôi chưa đủ, bố mẹ nên yêu con vì con, chứ không phải những gì con làm."

4 kiểu amp;#34;yêu thươngamp;#34; của bố mẹ khiến con thất vọng, dễ đánh mất bản thân - 4

Yêu cầu con hoàn hảo, nhưng không làm gương cho con

Trên mạng xã hội Trung Quốc từng xuất hiện một video ghi lại cảnh chị em cãi nhau vì một từ tiếng Anh, trong khi đó người mẹ đang chơi điện thoại bên cạnh.

Mẹ liền trách chị: "Sao không giải bài tập cho em nghe?" Tuy nhiên, cô gái cho rằng mình không sai nên cãi lại mẹ, nhưng bị mẹ tát và trách móc: "Tao nói một thì mày nói mười!" Âm thanh cãi vã trong video ngày càng lớn.

Cô bé phản ứng lại: "Sao ngày nào về nhà mẹ cũng chỉ xem TV, điện thoại, không chú ý đến bài vở của em trai". Video này cho thấy khi "Bố mẹ chỉ đòi hỏi con mà không tuân thủ luật lệ" thì con cái sẽ chống đối, dễ khiến con vi phạm kỷ luật của bố mẹ hơn.

Điều khiến trẻ thất vọng là lời nói và hành động của bố mẹ không đi đôi với nhay, nhiều phụ huynh yêu cầu con trở nên hoàn hảo, tuân thủ kỷ luận nhưng bản thân lại không làm gương cho con. 

Thực tế, giáo dục không thể đạt được bằng cách ra lệnh "Con phải làm điều này" mà phải dùng các ví dụ để thuyết phục trẻ và khiến chúng sẵn sàng tuân thủ kỷ luật của bố mẹ. Do đó, lời nói và hành động không nhất quán sẽ không thuyết phục con được.

Nhiều phụ huynh yêu cầu con trở nên hoàn hảo, tuân thủ kỷ luận nhưng bản thân lại không làm gương cho con.

Nhiều phụ huynh yêu cầu con trở nên hoàn hảo, tuân thủ kỷ luận nhưng bản thân lại không làm gương cho con. 

4 kiểu amp;#34;yêu thươngamp;#34; của bố mẹ khiến con thất vọng, dễ đánh mất bản thân - 6

Không sẵn lòng tin tưởng con mình

Một câu chuyện từng được chia sẻ trên mạng xã hội, kể về một bé gái nửa đêm tìm đến phòng bố mẹ khóc nói bị em gái tạt nước lên người. Bố mẹ không dỗ dành mà hỏi: "Nửa đêm con làm gì em ấy vậy?".

Cô bé hét lên: "Con đang ngủ ngon nhưng bị em tạt nước?". Nhưng người bố lại nghi ngờ, cho rằng cô bé đang dùng lời nói để bào chữa cho hành động của mình. Lúc này, cô bé cảm thấy bố mẹ không quan tâm đến mình và đang thiên vị em gái một cách mù quáng. 

Nhiều bậc phụ huynh không hiểu sâu hơn về tâm tư của con cái và thường dùng tư duy của mình để phê bình con làm tốt hay xấu. Điều này khiến con cảm thấy nghi ngờ và áp lực, dù cho con có làm đúng hay sai.

Khi bố mẹ không tin tưởng, trẻ sẽ mất đi sự tự tin và khả năng tìm kiếm giá trị của bản thân. Con sẽ phải đấu tranh giữa việc tìm lại bản thân và chống đối bố mẹ.

Nhu cầu thiết yếu nhất của con người là muốn được tin tưởng, đặc biệt là với bố mẹ, người chiếm vị trí quan trọng nhất trong tâm trí của trẻ. Nếu cha mẹ không tin tưởng, trẻ sẽ mất đi sự độc lập và phải đối mặt với những khó khăn trong việc tự phát triển. 

Khi bố mẹ không tin tưởng, trẻ sẽ mất đi sự tự tin và khả năng tìm kiếm giá trị của bản thân, chống đối bố mẹ.

Khi bố mẹ không tin tưởng, trẻ sẽ mất đi sự tự tin và khả năng tìm kiếm giá trị của bản thân, chống đối bố mẹ.

4 kiểu amp;#34;yêu thươngamp;#34; của bố mẹ khiến con thất vọng, dễ đánh mất bản thân - 8

Bố mẹ không ở đó khi trẻ cần

Thực tế cho thấy, khi trẻ cần sự hỗ trợ và tiếp thêm sức mạnh từ bố mẹ nhưng lại không tìm thấy ai ở bên cạnh, điều này ảnh hưởng lớn đến việc xây dựng lòng tin và trao yêu thương đến bố mẹ. Khi bố mẹ bỏ qua nhu cầu cảm xúc của con, trẻ sẽ thiếu đi những cái ôm khi trẻ cảm thấy tổn thương, dễ gặp các vấn đề về tâm lý.

Đặc điểm chung của những đứa trẻ này là khi bị bắt nạt, sẽ tìm cách giải quyết một mình, thường sẽ chọn cách thỏa hiệp hoặc làm hài lòng bên kia, thay vì tức giận. Dần dần, trẻ sẽ trở nên "không dám giận" hoặc "không dám bày tỏ cảm xúc" trong giao tiếp xã hội, và thậm chí đánh mất chính mình.

Vì vậy, các chuyên gia khuyên rằng, bố mẹ nên trao cho con tình yêu thương, chú ý đến cảm xúc của trẻ chứ không nên chỉ quan tâm đến những việc trẻ làm có đạt tiêu chuẩn hay không. 

Con gái Lan Phương mới hơn 5 tuổi đã giỏi tiếng Anh, khả năng tính nhẩm siêu xịn khiến hội mẹ Việt xuýt xoa xin vía
Bên cạnh tài năng diễn xuất, Lan Phương còn có những cách dạy con cực khéo khiến nhiều mẹ bỉm Việt nể phục. Bé Lina mới hơn 5 tuổi không chỉ sở hữu ngoại hình xinh xắn, mà còn thể hiện sự thông minh ngay từ khi còn nhỏ.

Dạy con ở nước ngoài

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Kiến thức dạy con