4 nguyên tắc then chốt nuôi dưỡng con xuất sắc, nếu bỏ lỡ sẽ hối tiếc cả đời

Thi Thi - Ngày 07/12/2024 16:26 PM (GMT+7)

Bố mẹ nắm vững những quy tắc then chốt để dễ dàng làm bạn và đồng hành cùng con trong quá trình trưởng thành.

Một đứa trẻ có thể trở thành người như thế nào trong tương lai phần lớn chịu ảnh hưởng từ bố mẹ và gia đình.

Tuổi thơ của trẻ chỉ có một, thời gian sẽ trôi qua mãi mãi nếu bố mẹ bỏ lỡ cơ hội bên con, sẽ không bao giờ lấy lại được.

Có thể nói, mọi đứa trẻ xuất sắc đều bắt nguồn từ sự gắn kết sâu sắc với bố mẹ.

4 nguyên tắc then chốt nuôi dưỡng con xuất sắc, nếu bỏ lỡ sẽ hối tiếc cả đời - 1

4 nguyên tắc then chốt nuôi dưỡng con xuất sắc, nếu bỏ lỡ sẽ hối tiếc cả đời - 2

Nghiên cứu: Hầu hết những đứa trẻ thực sự xuất sắc đều có tình bạn gắn kết với bố mẹ

Chúng ta còn có thể hiểu là “tình bạn chất lượng cao”.

Một cơ sở giáo dục nổi tiếng ở Châu Âu đã thực hiện một nghiên cứu về chủ đề “Những yếu tố nào thúc đẩy thành tích học tập xuất sắc của trẻ”.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, so với chỉ số IQ, môi trường học tập và điều kiện kinh tế gia đình, yếu tố quan trọng hơn chính là sự đồng hành sâu sắc của bố mẹ.

Có thể nói, mỗi đứa trẻ đều ẩn chứa tiềm năng đạt được những điều phi thường, và sự giáo dục chu đáo, đồng hành sâu sắc của bố mẹ chính là yếu tố then chốt để khơi dậy tiềm năng này.

Dẫn chứng một cặp vợ chồng đã nuôi dạy thành công 5 đứa trẻ. Khi được hỏi về kinh nghiệm học tập, hai vợ chồng thẳng thắn cho biết, dù rất bận rộn trong công việc nhưng vợ chồng anh luôn đặt việc đồng hành cùng sự trưởng thành của con lên hàng đầu.

Hầu hết những đứa trẻ thực sự xuất sắc đều có tình bạn gắn kết với bố mẹ.

Hầu hết những đứa trẻ thực sự xuất sắc đều có tình bạn gắn kết với bố mẹ.

Ngay từ khi còn học tiểu học và trung học cơ sở, người bố thường đưa các con đến thăm bảo tàng lịch sử, bảo tàng nghệ thuật, bảo tàng khoa học và công nghệ để thảo luận về các chủ đề như lịch sử, nghệ thuật và đời sống công nghệ. Những trải nghiệm này mở rộng tầm nhìn của trẻ, tăng sự kết nối giữa bố và các con.

Trong khi đó, người mẹ chịu trách nhiệm hướng dẫn các con làm việc nhà, nuôi dưỡng sự tự tin, độc lập và có trách nhiệm.

Nhà giáo dục Suhomlinsky từng cho biết, “Bố mẹ là những nhà giáo dục đầu tiên của con, mọi hành động của họ đều là hình mẫu để con học theo, điều này ảnh hưởng một cách tinh tế đến sự phát triển cả đời”.

Thực tế, bố mẹ không chỉ truyền lại huyết thống cho con, mà là người hướng dẫn tin cậy nhất. 

Từ lúc trẻ được sinh ra, bắt đầu học mẫu giáo, hay trưởng thành bước vào xã hội, mỗi giai đoạn đều cần có sự đồng hành từ gia đình.

Trong những giai đoạn phát triển quan trọng này, lời nói và hành động của bố mẹ rất quan trọng. Muốn trẻ sau này trở thành người ưu tú, trước tiên bố mẹ phải làm gương tốt cho con noi theo. 4 nguyên tắc then chốt nuôi dưỡng con xuất sắc, nếu bỏ lỡ sẽ hối tiếc cả đời - 4

Chất lượng đồng hành quan trọng hơn nhiều so với số lượng

Về tình bạn giữa bố mẹ và con, một chuyên gia giáo dục từng chỉ ra.

“Nhiều đứa trẻ hiện nay giàu có về vật chất nhưng lại "mồ côi" về mặt tinh thần, bởi dù có bố mẹ bên cạnh nhưng lại không đáp ứng được nhu cầu hỗ trợ tâm lý và nuôi dưỡng tình cảm cần thiết”.

Có một thuật ngữ trong tâm lý học gọi là "bỏ bê cảm xúc", dùng để chỉ trải nghiệm cảm xúc tiêu cực xảy ra khi nhu cầu cảm xúc của trẻ không được đáp ứng trong quá trình trưởng thành.

Đối với một đứa trẻ, khi không nhận được đủ sự quan tâm, yêu thương từ bố mẹ, thay vào đó là sự thờ ơ, bỏ mặc, trẻ sẽ cảm thấy bối rối, bất lực, thậm chí bắt đầu nghi ngờ giá trị của bản thân.

Chất lượng đồng hành quan trọng hơn nhiều so với số lượng.

Chất lượng đồng hành quan trọng hơn nhiều so với số lượng.

Nhiều bậc bố mẹ hiện nay viện ra nhiều "lý do chính đáng" khác nhau để chứng mình như “Tôi bận công việc quá, làm sao có thời gian dành cả ngày cho con?”, “Không làm việc thì làm sao nuôi sống được gia đình?”, “Tôi đã mệt mỏi một ngày rồi, tôi không thể thư giãn được sao?"...

Thực tế, công việc rất quan trọng, đó là điều kiện cơ bản không thể thiếu để đảm bảo hoạt động bình thường của gia đình, nhưng trẻ cũng là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của bố mẹ.

Trẻ em rất nhạy cảm và cảm nhận được liệu sự đồng hành của bố mẹ có chân thành hay không. Vì vậy, thời gian bố mẹ ở bên con chất lượng quan trọng hơn số lượng. 

4 nguyên tắc then chốt nuôi dưỡng con xuất sắc, nếu bỏ lỡ sẽ hối tiếc cả đời - 6

Nắm vững 4 quy tắc then chốt để bố mẹ dễ dàng làm bạn với con

Sự ổn định về mặt cảm xúc đặt nền tảng cho tình bạn chất lượng cao

Giáo sư tâm lý học Zhang Yiyun đã chỉ ra, “Sự ổn định về mặt cảm xúc của bố mẹ là nguồn quan trọng mang lại cảm giác an toàn cho trẻ.”

Công việc và cuộc sống bận rộn khiến cảm xúc của nhiều bậc bố mẹ dao động như tàu lượn siêu tốc. Nếu không cẩn thận, "núi lửa" có thể phun trào và kéo theo đó là những lời tổn thương.

Nếu mọi việc cứ tiếp diễn như vậy, cảm giác an toàn ở nhà của trẻ sẽ bị phá vỡ, tính cách dần trở nên rụt rè, sợ hãi, sống nội tâm và thu mình.

Vì vậy, bố mẹ nên học cách điều chỉnh cảm xúc khi hòa hợp với con.

Hãy hít một hơi thật sâu trước khi tức giận và nhắc nhở bản thân: Sự trưởng thành của trẻ đòi hỏi kiên nhẫn và bao dung.

Giao tiếp chuyên sâu là cầu nối để nâng cao hiểu biết lẫn nhau

Giao tiếp sâu sắc với trẻ là một cách quan trọng để hiểu thế giới nội tâm.

Bố mẹ hãy thường xuyên trò chuyện cởi mở, chân thành với con.

Trong quá trình trò chuyện, bố mẹ nên lắng nghe và hướng dẫn, khuyến khích trẻ bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc, đồng thời đưa ra những phản hồi và hỗ trợ tích cực.

Thông qua sự giao tiếp sâu sắc, bố mẹ có thể hiểu được nhu cầu và những băn khoăn của con, cũng như nâng cao sự tin tưởng lẫn nhau.

Sự ổn định về mặt cảm xúc đặt nền tảng cho tình bạn chất lượng.

Sự ổn định về mặt cảm xúc đặt nền tảng cho tình bạn chất lượng.

Tương tác hiệu quả giúp mối quan hệ gần gũi hơn

Tình bạn đồng hành chất lượng cao không phụ thuộc vào thời gian.

Cui Yutao, chuyên gia nuôi dạy con cái, đề xuất khái niệm “thời gian tương tác thân mật”.

Ông nhấn mạnh rằng trong những khoảng thời gian cụ thể, chẳng hạn như sau khi trẻ đi học về, trước và sau bữa tối,... bố mẹ nên tập trung tương tác với con.

Hãy hỏi trẻ về những trải nghiệm trong ngày, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn và niềm vui của nhau hoặc tham gia vào một hoạt động, trò chơi.

Quan trọng hơn, bố mẹ phải tham gia đầy đủ, giúp trẻ cảm thấy được yêu thương, thấu hiểu.

Hãy buông bỏ một cách thích hợp và cho trẻ không gian để phát triển

Nhà tâm lý học nổi tiếng Wu Zhihong nhấn mạnh, “Bố mẹ biết buông bỏ sẽ nuôi dạy đứa trẻ tự lập và tự tin”.

Khi trẻ lớn lên và trở nên độc lập, thường khao khát quyền tự chủ và quyền ra quyết định nhiều hơn.

Hãy buông bỏ một cách thích hợp và cho trẻ không gian để phát triển.

Hãy buông bỏ một cách thích hợp và cho trẻ không gian để phát triển.

Tuy nhiên, nhiều bậc bố mẹ thường can thiệp quá mức vào cuộc sống, lo lắng hoặc muốn kiểm soát.

Điều này khiến trẻ cảm thấy chán nản, gò bó, gây ra những mâu thuẫn trong gia đình.

Vì vậy, bố mẹ nên học cách buông bỏ thích hợp và dành cho con đủ sự tin tưởng, tôn trọng.

Khi trẻ gặp khó khăn, hãy khuyến khích suy nghĩ và giải quyết vấn đề một cách độc lập. Hãy chia sẻ niềm vui và niềm tự hào khi trẻ tiến bộ. Với phương pháp này, trẻ có thể phát triển trong môi trường tự do và trở thành những người độc lập, tự tin.

4 nguyên tắc then chốt nuôi dưỡng con xuất sắc, nếu bỏ lỡ sẽ hối tiếc cả đời - 9

Chuyên gia: Bố yêu mẹ hòa hợp là đang tạo phước cho cả nhà, con lớn lên sống hạnh phúc
Tình yêu thương bố mẹ dành cho nhau là niềm tin, nền tảng vững chắc giúp trẻ phát triển các giá trị lành mạnh.

Dạy con 3-5 tuổi

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con tình cảm