Chuyên gia Nhi khoa: Muốn con thông minh, bố mẹ nên hiểu sự kỳ diệu của “Nguyên lý 37”

Thi Thi - Ngày 04/12/2024 09:05 AM (GMT+7)

Bố mẹ nên tập trung phát triển trí não cho trẻ vào hai thời điểm quan trọng là 3 và 7 tuổi. 

Chuyên gia Yu Minhong cho biết, chỉ số IQ trung bình của sinh viên tại Đại học Thanh Hoa và Bắc Kinh (Trung Quốc) có thể lên tới 140. 

Ông đề cập trên diễn đàn khoa học ,nếu bố mẹ muốn con thông minh hơn,  phải ghi nhớ nguyên tắc “37”. Đó là tập trung vào hai thời điểm quan trọng là 3 và 7 tuổi. 

Các khớp thần kinh phát triển nhanh chóng khi một rẻ được sinh ra. Số lượng khớp thần kinh đạt đến đỉnh điểm khi trẻ được 2 tuổi. Tuy nhiên, các khớp thần kinh có một đặc điểm là dần lão hóa nếu không được sử dụng, và chỉ phát triển mạnh mẽ khi được kích thích đúng cách. 

Các khớp thần kinh sẽ được cắt tỉa hai lần, một lần vào lúc 3 tuổi và một lần vào lúc 7 tuổi. Hai lần này nhằm mục đích cắt bỏ những khớp thần kinh không được sử dụng và bị thoái hóa.

Vì vậy, khi trẻ từ 0 đến 7 tuổi, bố mẹ nên tạo điều kiện để trẻ tiếp xúc với nhiều thứ, giúp các khớp thần kinh được bảo tồn ở mức tối đa và trở nên thông minh hơn.

Chuyên gia Nhi khoa: Muốn con thông minh, bố mẹ nên hiểu sự kỳ diệu của “Nguyên lý 37” - 1

Chuyên gia Nhi khoa: Muốn con thông minh, bố mẹ nên hiểu sự kỳ diệu của “Nguyên lý 37” - 2

Trẻ từ 0-6 tuổi: Gắn kết tình mẫu tử 

Nhà tâm lý học Winnicott từng đề cập, khi trẻ được 6 tháng tuổi, cảm thấy mình và mẹ là một. Trong giai đoạn này, trẻ chưa phân biệt rõ ràng giữa bản thân và mẹ, cảm nhận rằng mọi nhu cầu đều được mẹ đáp ứng ngay lập tức.

Khi đói, mẹ sẽ cho trẻ ăn ngay, hay khi khát, mẹ cũng sẽ cho trẻ uống ngay. Khi trẻ buồn ngủ, mẹ sẽ thay tã ngay. Mọi hành động này tạo nên một sự kết nối sâu sắc, nơi trẻ và mẹ hoàn toàn có mối liên gắn kết sâu sắc. Đây cũng là thời kỳ tạo ra một nền tảng vững chắc cho sự phát triển tâm lý của trẻ.

Gắn kết tình mẫu tử.

Gắn kết tình mẫu tử.

Lúc này, nếu mẹ không đáp ứng kịp thời nhu cầu, sẽ khiến trẻ nghi ngờ thế giới và trở nên sợ hãi với môi trường xung quanh. Trẻ sẽ cảm thấy đơn độc và không được bảo vệ, dẫn đến việc phát triển những cảm xúc tiêu cực như lo âu.

Những cảm xúc này có thể kéo dài và ảnh hưởng đến cách trẻ tương tác với thế giới trong tương lai. Khi trẻ không nhận được sự chăm sóc và bảo vệ cần thiết, bắt đầu hình thành niềm tin rằng thế giới là một nơi không an toàn, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý trong những giai đoạn tiếp theo.

Chuyên gia Nhi khoa: Muốn con thông minh, bố mẹ nên hiểu sự kỳ diệu của “Nguyên lý 37” - 4

Từ 7-12 tháng tháng: Cho trẻ bò thường xuyên hơn

Nhiều bác sĩ nhi khoa và chuyên gia giáo dục khuyến cáo rằng trẻ nên dành nhiều thời gian cho việc bò, với mục tiêu lý tưởng là từ 500 đến 800 giờ. 

Khi trẻ bò, cột sống được rèn luyện một cách tự nhiên, giúp tăng cường sự linh hoạt và sức mạnh. Bên cạnh đó, các cử động lớn như duỗi tay, chân và xoay người đều được kích thích, từ đó phát triển khả năng vận động thô.

Không chỉ vậy, việc bò còn giúp trẻ phát triển các vận động tinh tế khi trẻ phải điều khiển các ngón tay và bàn tay để nắm bắt và di chuyển các đồ vật xung quanh.

Hơn nữa, bò cũng là một hoạt động mang tính tương tác cao, giúp trẻ phát triển giác quan. Việc chạm vào các bề mặt khác nhau, cảm nhận nhiệt độ và độ nhẵn hay gồ ghề của vật thể xung quanh sẽ rèn luyện xúc giác.

Từ đó kích thích não bộ, giúp trẻ học cách phối hợp giữa tay và mắt. Khi trẻ bò, tất cả các giác quan đều hoạt động hòa quyện với nhau, thúc đẩy sự phát triển trí não mạnh mẽ và bền vững.

Cho trẻ bò thường xuyên hơn.

Cho trẻ bò thường xuyên hơn.

Chuyên gia Nhi khoa: Muốn con thông minh, bố mẹ nên hiểu sự kỳ diệu của “Nguyên lý 37” - 6

Từ 1-2 tuổi: Để trẻ tự tập ăn

Trẻ nên tập ăn ngay từ khi 1 tuổi, vì tự ăn là quá trình rèn luyện kỹ năng vận động tinh và phối hợp tay mắt tốt hơn. Việc cho trẻ tự ăn giúp phát triển khả năng sử dụng ngón tay linh hoạt, khuyến khích sự độc lập và tự tin trong việc khám phá thế giới xung quanh.

Khi trẻ cầm nắm thìa, đũa hay thậm chí là các loại thực phẩm, trẻ sẽ học được cách điều khiển các cử động của mình một cách chính xác hơn.

Hơn nữa, tự ăn còn có vai trò quan trọng trong việc kích thích trí não. Mỗi lần trẻ thử nghiệm với thức ăn, từ việc nhận biết hình dạng, màu sắc cho đến hương vị, đều giúp phát triển các giác quan và khả năng tư duy. Qua đó, trẻ cũng dần hình thành thói quen ăn uống lành mạnh, biết lựa chọn thực phẩm phù hợp và cân bằng.

Một lợi ích khác của việc tự ăn là khả năng giúp trẻ nhận biết cảm giác đói và no. Khi trẻ tự kiểm soát được lượng thức ăn, sẽ học được cách lắng nghe cơ thể và hiểu nhu cầu của chính mình. 

Chuyên gia Nhi khoa: Muốn con thông minh, bố mẹ nên hiểu sự kỳ diệu của “Nguyên lý 37” - 7

Từ 2-3 tuổi: Để trẻ tự đưa ra quyết định

Nếu trẻ muốn tự mặc quần áo, hãy để trẻ tự làm, tự đi giày và lên cầu thang. Khi trẻ tự thực hiện những nhiệm vụ này, cảm giác thành tựu sẽ trở thành động lực mạnh mẽ, nhận ra rằng bản thân có khả năng hoàn thành các công việc khó khăn và đạt được những mục tiêu nhỏ hàng ngày.

Việc tự mặc quần áo và đi giày còn là một bài học quý giá về độc lập. Trẻ sẽ học cách lựa chọn trang phục phù hợp với thời tiết, nắm bắt các khái niệm về màu sắc và phối hợp, từ đó phát triển khả năng tư duy sáng tạo. 

Hơn nữa, việc khuyến khích trẻ trong những hoạt động này còn góp phần nâng cao khả năng giải quyết vấn đề. Khi gặp khó khăn trong việc mặc đồ hoặc đi giày, trẻ sẽ tự hỏi và tìm ra cách khắc phục, qua đó phát triển tư duy logic và khả năng tư duy phản biện.

Để trẻ tự đưa ra quyết định, học cách tự lập.

Để trẻ tự đưa ra quyết định, học cách tự lập.

Chuyên gia Nhi khoa: Muốn con thông minh, bố mẹ nên hiểu sự kỳ diệu của “Nguyên lý 37” - 9

Từ 3-7 tuổi: Để trẻ tự lập thường xuyên hơn

Nhà tâm lý học Erikson đề cập, từ 3 đến 7 tuổi, trẻ rất khao khát được hành động theo ý muốn của mình. Đây là thời điểm trẻ muốn khám phá thế giới xung quanh, cố gắng thực hiện những việc như người lớn và đảm nhận nhiều trách nhiệm hơn.

Khi trẻ cảm thấy mình có thể chịu trách nhiệm, ý thức về mục đích sẽ hình thành, chủ động thực hiện các nhiệm vụ trong tương lai.

Việc khuyến khích trẻ thực hiện các hoạt động tự lập như tự mặc quần áo, giúp đỡ việc nhà, hay tham gia vào các trò chơi tương tác phát triển kỹ năng sống, xây dựng lòng tự tin.

Khi trẻ biết rằng bố mẹ tin tưởng vào khả năng của mình, ẽ cảm thấy có giá trị và có động lực để tiếp tục khám phá những điều mới mẻ. Điều này tạo ra một vòng lặp tích cực, trong đó trẻ càng thực hiện nhiều nhiệm vụ, càng cảm thấy tự tin và muốn thử sức với nhiều thách thức hơn.

Sự phát triển của trẻ là hành trình dài, không chỉ tập trung vào trí thông minh mà còn tạo ra nền tảng vững chắc phát triển cảm xúc và kỹ năng xã học. 

Chuyên gia Nhi khoa: Muốn con thông minh, bố mẹ nên hiểu sự kỳ diệu của “Nguyên lý 37” - 10

Nghiên cứu khoa học: Trẻ 3 tuổi chỉ số IQ cao bộc lộ rõ nhất, nhìn vào biểu hiện này là biết ngay
Trẻ từ 3 tuổi sẽ thường xuyên bộc lộ một số hành vi về IQ cao, bố mẹ nên quan sát và rèn luyện con phát triển đúng hướng.

Phương pháp giáo dục sớm

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Phương pháp giáo dục sớm