Các bài thử thách dưới đây sẽ giúp ba mẹ nhận diện tiềm năng trí tuệ của con. Ba mẹ hãy cho con hoàn thành bài thử thách nhé.
- Số lượng câu hỏi: 6
- Đối tượng: dành cho trẻ từ 15 – 17 tuổi
Câu 1
Tìm hình không phù hợp (nhận thức)
Thử thách:
Cho trẻ xem hình và nói: “Ở mỗi bộ tranh trong số hai bộ tranh này có một bức tranh không phù hợp với ba bức tranh còn lại. Đó là bức tranh nào?”
Cách tính điểm:
- 2 điểm cho hai đáp án đúng
- 1 điểm cho một đáp án đúng
- 0 điểm nếu không có đáp án nào đúng
Câu 2
Tìm từ đồng nghĩa (ngôn ngữ)
Thử thách:
Cho trẻ xem hai danh sách từ bên dưới và nói: “Mỗi từ ở cột bên trái đều có một từ có cùng hoặc gần nghĩa ở cột bên phải. Bây giờ, con hãy tìm ra mười lăm cặp từ đồng nghĩa nhé.”
Cách tính điểm:
- 2 điểm cho mười ba đáp án đúng
- 1 điểm cho mười đáp án đúng
- 0 điểm nếu có ít hơn mười đáp án đúng
Câu 3
Tính toán (năng khiếu toán học)
Thử thách:
Nói với trẻ rằng: “Đây là ba bài toán khá phức tạp. Nhìn thì có vẻ dễ, nhưng để giải được chúng thì con cần xem chúng thật kỹ. Con có thể ghi chú".
a) Khi Frank và Helen đi bơi, họ đã quên tháo đồng hồ đeo tay. Điều này làm đồng hồ bị trục trặc. Kể từ ngày đó, đồng hồ của Frank (đồng hồ A) chạy nhanh 30 giây mỗi ngày, của Helen (đồng hồ B) dừng hẳn. Nếu họ quyết định không đặt lại đồng hồ và cũng không sửa chửa chúng, thì chiếc đồng hồ nào trong hai chiếc đồng hồ sẽ hiển thị thời gian chính xác hơn và chính xác hơn bao nhiêu lần?
b) Clair hai mươi bốn tuổi. Cô ấy gấp đôi tuổi em trai cô ấy khi cô ấy bằng tuổi người em trai bây giờ. Em trai của Clair bao nhiêu tuổi?
c) Anh Hanson lái chiếc xe thể thao của mình chạy vòng đầu tiên của trường đua dài một dặm với tốc độ 30 dặm một giờ. Anh ấy sẽ phải lái vòng thứ hai với tốc độ bao nhiêu để đạt được tốc độ trung bình là 60 dặm một giờ cho cả hai vòng nếu tổng thời gian cho cả hai vòng không quá hai phút?
Cách tính điểm:
- 2 điểm cho hai đáp án đúng
- 1 điểm cho một đáp án đúng
- 0 điểm nếu không có đáp án nào đúng
Câu 4
Vị trí của khối lập phương (nhận thức)
Thử thách:
Chỉ vào hình lập phương A và B, rồi nói: “Đây là hai hình chiếu của cùng một hình lập phương. Những số nào phải ở dưới cùng, ở mặt sau và bên trái của hình lập phương A? Và những số nào phải ở dưới cùng, ở mặt sau và bên trái của hình lập phương B? Hãy nhìn thật kỹ, khối lập phương này khác với các khối lập phương thông thường.”
Cũng tương tự với khối lập phương C và D, ngoại trừ việc bạn nói về các chữ cái thay vì số.
Nếu bạn muốn giải thích chi tiết hơn cho trẻ, bạn có thể thêm rằng các số trên hình khối A và B là 1-6, các chữ cái trên hình khối C và D là A-F.
Cách tính điểm:
- 2 điểm cho ba đáp án đúng
- 1 điểm cho hai đáp án đúng
- 0 điểm nếu có ít hơn hai đáp án đúng
Câu 5
Tìm kiếm điểm giống và khác (ngôn ngữ)
Thử thách:
Chỉ vào năm cặp từ dưới đây và nói: “Theo con thì mỗi cặp từ này có điểm chung và điểm khác nhau ntn?”
a) đồi núi – thung lũng
b) gieo – gặt
c) buồn chán – thích thú
d) uể oải - hoạt bát
e) khát vọng – lười biếng
Cách tính điểm:
- 2 điểm cho bốn cặp từ mô tả hợp lý
- 1 điểm cho ba cặp từ mô tả hợp lý
- 0 điểm cho ít hơn ba cặp từ mô tả hợp lý
Câu 6
Giải bài toán que diêm (năng khiếu toán học)
Dụng cụ:
Mười lăm que diêm, hoặc giấy và bút chì
Thử thách:
Cho trẻ xem các hình dưới đây và nói: “Làm thế nào con có thể tạo ra bảy ô vuông từ hình A bằng cách di chuyển hai que diêm và sáu ô vuông từ hình B bằng cách di chuyển hai quen diêm?”
Bài thử thách này có thể được thực hiện bằng que diêm hoặc bằng giấy và bút chì. Bạn có thể cho con bạn thử vài lần.
Cách tính điểm:
- 2 điểm cho hai đáp án đúng
- 1 điểm cho một đáp án đúng
- 0 điểm nếu không có đáp án nào đúng
ĐÁP ÁN
Câu 1:
Hàng trên: hình người đang đo đạc và vẽ (đây không phải một công việc nghệ thuật)
Hàng dưới: la bàn (đây không phải là công cụ trợ giúp định hướng tự nhiên/gián tiếp)
Câu 2:
1 – i, 2 – a, 3 – j, 4 – m, 5 – e, 6 – h, 7 – n, 8 – l, 9 – o, 10 – d, 11 – b, 12 – k, 13 – g, 14 – c, 15 - f
Câu 3:
a)
Đồng hồ B (đúng giờ hai lần mỗi ngày)
Đồng hồ A (đúng giờ sau 720 ngày), tức là, đồng hồ B chính xác hơn đồng hồ A 1440 lần
b)
18 tuổi (em trai là x tuổi, số tuổi chênh lệch là y):
24 = 2(x – y); y = 24 – x;
24 = 2x – 2y
= 2x – 2(24 – x)
= 2x – 48 + 2x;
4x = 72
x = 18
Câu 5:
Ví dụ:
a) đều là các dạng địa hình trong tự nhiên; cao – thấp
b) đều là hoạt động trong nông nghiệp; bắt đầu – kết thúc
c) đều là mô tả cường độ của động lực; thấp – cao
d) đều là trạng thái thể chất; trạng thái không tốt – trạng thái tốt
e) đều là đặc điểm tính cách; lâu dài – nhất thời
Câu 6:
A) Lấy ra que diêm trên cùng bên phải và que diêm bên phải, đặt chúng vào hình vuông ở trên bên trái theo hình chữ thập
B) Lấy ra que diêm trên cùng bên phải và que diêm bên phải, thêm chúng vào phần giữa
Cách rèn luyện
Khả năng nhận thức
- Vẽ hình học không gian – Bài tập này giúp nâng cao khả năng quan sát không gian của trẻ, đồng thời thông qua việc tái tạo lại hình ảnh trên giấy, trẻ có khả năng tư duy hình không gian trong tâm trí trước khi chuyển tải hình ảnh đó lại ra bên ngoài.
- Vẽ tự do - Vẽ không chỉ giúp nâng cao nhận thức mà còn giúp phát triển trí tưởng tượng. Trẻ có thể học cách thể hiện những trẻ cảm nhận được bằng cách thể hiện trên giấy.
- Vẽ hình người phức tạp (hình người dạng khung xương, hình người trong các tư thế chuyển động khác nhau, hình người trong các trạng thái cảm xúc khác nhau...) – Để vẽ được các dạng người phức tạp, trẻ cần phải đặc biệt chú ý, quan sát, phân biệt các chi tiết quan trọng cần đưa vào để truyền tải được trạng thái người cần mô tả, do đó đây là một bài tập không những giúp phát triển khả năng nhận thức đơn thuần mà còn hỗ trợ trẻ kỹ năng quan sát xã hội.
- Gọi tên các bộ phận còn thiếu trong một tổng thể - Bài tập dạng này giúp trẻ nâng cao khả năng quan sát cả tổng quan lẫn chi tiết. Ở độ tuổi cấp hai, các bài tập luyện tập này sẽ giúp trẻ cải thiện cả trực giác lẫn khả năng quan sát chi tiết và tư duy logic.
Khả năng ngôn ngữ
- Viết nhật ký – Giúp trẻ phát triển khả năng diễn đạt nội tâm bằng ngôn ngữ. Chưa kể các bài tập nhật ký giúp trẻ tự phản tư về những gì đã xảy ra trong một ngày, đồng thời sắp xếp lại tâm tư, cảm xúc những khi trẻ cảm thấy lo âu. Bài tập này khi thực hiện thường xuyên sẽ giúp trẻ phát triển chiều sâu nội tâm thông qua việc sử dụng ngôn ngữ viết.
- Đọc các tác phẩm văn học phù hợp với độ tuổi và trao đổi với phụ huynh những điều tâm đắc mà con đọc được – Một số gợi ý để phụ huynh trao đổi với con: con thích nhân vật nào trong tác phẩm và vì sao? Con đặc biệt không thích nhân vật nào và vì sao? Vì sao nhân vật X lại lựa chọn hành xử như vậy trong tình huống đó? Nếu con có quyền thay đổi kết thúc, con sẽ viết một kết thúc khác đi như thế nào?
- Cùng con xem phim và trao đổi với con về bộ phim – Một số gợi ý để phụ huynh trao đổi với con: bài học con rút ra được từ phim này là gì? Nếu được là một nhân vật trong phim, con muốn đóng vai nào và vì sao?
- Viết tản văn, kịch bản Tiktok, tiểu phẩm... – Đây là hoạt động mang tính sáng tạo cao, giúp con sử dụng được nhiều khía cạnh khác nhau của khả năng ngôn ngữ kết hợp với kiến thức xã hội để cho ra các sản phẩm trí tuệ.
Năng khiếu toán học
- Dạy toán cho các bạn học yếu hơn và các em nhỏ - Việc dạy lại sẽ giúp các em nhớ lâu hơn kiến thức đã học, đồng thời luyện tập thêm kỹ năng trình bày, chưa kể giúp các em cảm thấy có giá trị vì đã làm được việc tốt.
- Tính nhẩm – Dù ở độ tuổi nào, tính nhẩm vẫn là bài tập đầy hiệu quả để giúp não bộ phát triển tốt, có phản xạ nhanh nhạy. Ở cấp 3, các em nên được khuyến khích tính nhẩm trong mọi tình huống, đặc biệt trong bối cảnh đa phần học sinh cấp 3 đều có điện thoại, các em dễ chủ quan và lười vận động trí não.
- Chơi các loại game về số - Một trong các game nổi tiếng thuộc thể loại này là Sudoku, ngoài ra hiện nay có rất nhiều game khác giúp trẻ vừa chơi vừa phát triển phản xạ về số như Kakuro, Blockdoku...
Bài viết có sự tư vấn của Thạc sĩ Tâm lý học Hồ Tâm Đan - Chuyên viên Tâm lý trị liệu tại Phòng khám Menthy.