Các bài thử thách dưới đây sẽ giúp ba mẹ nhận diện tiềm năng trí tuệ của con. Ba mẹ hãy cho con hoàn thành bài thử thách nhé.
- Số lượng câu hỏi: 6
- Đối tượng: dành cho trẻ từ 12 –14 tuổi
Câu 1
Tìm vật không phù hợp (nhận thức)
Thử thách:
Cho trẻ xem hai bộ tranh bên dưới và nói: “Trong mỗi bộ tranh này có một đồ vật không phù hợp. Đó là vật nào?”
Cách tính điểm:
- 2 điểm cho hai đáp án đúng
- 1 điểm cho một đáp án đúng
- 0 điểm nếu không có đáp án nào đúng
Câu 2
Sắp xếp câu (ngôn ngữ)
Thử thách:
Chỉ vào những câu dưới đây và nói: “Những câu này đã bị xáo trộn. Con hãy sắp xếp lại chúng đúng nhé.
a) tường đã chiếc ra xe va khi khỏi hơi vào được cửa mới bức lái hàng
b) đóa cầu bướm xuống tú con sà cẩm nhạt rỡ hoa tím rực
c) mẹ tôi tìm thấy chiếc ví bị thất lạc từ lâu của bà trong tủ bếp
d) lạc bà mẹ chiếc từ trong tôi ví lâu tủ tìm bị của bếp thấy thất
Cách tính điểm:
- 2 điểm cho hai đáp án đúng
- 1 điểm cho một đáp án đúng
- 0 điểm nếu không có đáp án nào đúng
Câu 3
Tính nhẩm (năng khiếu toán học)
Thử thách:
Cho trẻ xem ba bài toán dưới đây và nói: “Ba bài tình nhẩm này không khó, nếu con đọc thật kỹ. Bây giờ, hãy bắt đầu với bài đầu tiên.”
Trẻ không được viết bất cứ điều gì khi giải quyết các bài toán.
a) Chú Hải kiếm được 14 triệu một tháng. Cô Vân, vợ chú Hải, làm việc bán thời gian và kiếm được 6 triệu một tháng. Một phần năm tổng thu nhập của hai cô chú được dùng để trả tiền thuê nhà. Một phần tư số tiền còn lại dùng để đi chợ. Hỏi cô chú còn lại bao nhiêu tiền?
b) Tuổi của mẹ Hải lớn gấp 3 lần tuổi của Hải. Tuổi của Sang bằng một nửa tuổi của Hải. Năm nay Sang sẽ vào lớp một. Tuổi của mẹ Sang gấp sáu lần tuổi của Sang. Hỏi năm nay Hải bao nhiêu tuổi?
c) Gia đình Mai có tổng cộng 9 triệu đồng để đi du lịch. Một nửa số tiền này dùng để trả chi phí khách sạn, một phần ba số tiền dùng để mua vé máy bay. Hỏi gia đình Mai còn bao nhiêu tiền để chi tiêu trong chuyến đi?
Cách tính điểm:
- 2 điểm cho hai đáp án đúng
- 1 điểm cho một đáp án đúng
- 0 điểm nếu không có đáp án nào đúng
Câu 4
Nhận diện hình (nhận thức)
Thử thách:
Chỉ vào ba hình (a, b, c) và nói: “Đây là ba hình mẫu. Con sẽ có thể tìm thấy chúng trong số chín hình bên dưới. Nhưng để gia tăng độ khó, chúng đã bị xoay, hoặc nghiêng. Con hay tìm xem đâu là hình giống với ba hình mẫu?”
Cách tính điểm:
- 2 điểm cho ba đáp án đúng
- 1 điểm cho hai đáp án đúng
- 0 điểm cho một hoặc không có đáp án nào đúng
Câu 5
Ghép cặp đối lập (ngôn ngữ)
Thử thách:
Cho trẻ xem hai cột từ vựng và nói: “Con có thể tìm thấy bốn cặp từ trái nghĩa trong số mười sáu từ này. Hãy ghét những từ ở cột thứ nhất với các từ ở cột thứ hai. Tám trong số mười sáu từ này không có từ trái nghĩa.”
phức tạp mong chờ
công việc vắng vẻ
nguyên vẹn nhàm chán
lạnh lẽo trung thực
thú vị xấu xí
tiền bạc yêu thương
đông đúc đơn giản
gian dối tỉnh táo
Cách tính điểm:
- 2 điểm cho ba đáp án đúng
- 1 điểm cho hai đáp án đúng
- 0 điểm cho ít hơn hai đáp án đúng
Câu 6
Hoàn thành dãy số (năng khiếu toán học)
Thử thách:
Cho trẻ xem dãy số bên dưới và nói: “Những dãy số này được tạo thành theo những quy luật nhất định. Một khi con tìm ra được quy luật của dãy số, con sẽ biết được số còn thiếu là số nào.”
a) 1 – 3 – 6 – 9 – 27 – ... – 124
b) 2 – 4 – 12 – 16 – ... – 86
c) 1 – 4 – 20 – 27 – 243 – ...
Cách tính điểm:
- 2 điểm cho hai đáp án đúng
- 1 điểm cho một đáp án đúng
- 0 điểm nếu không có đáp án nào đúng
ĐÁP ÁN
Câu 1:
A-b (nắp được gắn vào thân)
B-c (bánh xe không di chuyển tự nhiên)
Câu 2:
a) chiếc xe hơi mới đã va vào bức tường khi được lái ra khỏi cửa hàng
b) con bướm rực rỡ sà xuống đóa hoa cẩm tú cầu tím nhạt
c) mẹ tôi tìm thấy chiếc ví bị thất lạc từ lâu của bà trong tủ bếp
Câu 3:
a) 12 triệu
b) 12 tuổi
c) 1,5 triệu
Câu 4:
3, 5, 8
Câu 5:
phức tạp – đơn giản
thú vị – nhàm chán
đông đúc – vắng vẻ
gian dối – trung thực
Câu 6:
a) 31 ( + 2 x 2 + 3 x 3 + 4)
b) 80 ( + 2 x 3 + 4 x 5 + 6)
c) 254 ( + 3 x 5 + 7 x 9 + 11)
CÁCH RÈN LUYỆN
Khả năng nhận thức
- Hoàn tất tranh từ những nét có sẵn – Các bài tập này có thể được thiết kế rất đơn giản: ba mẹ vẽ sẵn một vòng tròn (hoặc bất kỳ hình đơn giản nào trên giấy), từ vòng tròn có sẵn đó, con hãy vẽ càng nhiều bức tranh càng tốt. Đây là bài tập có thể giúp con vận dụng tối đa khả năng nhìn đa chiều của mình lên một nguồn thông tin hạn chế sẵn có.
- Chơi các thử thách tìm đồ vật bị lẫn trong các không gian rộng và nhiều chi tiết đánh lừa nhận thức – Bài tập này giúp khả năng nhận thức chi tiết của con trở nên sắc bén hơn.
- Tập nhớ thông tin trong một thời gian ngắn – Dạng thông tin này có thể là một bức ảnh, hoặc một dãy số. Sau khi nhìn trong một thời gian ngắn, hãy đặt câu hỏi về các chi tiết có trong tranh, hoặc nhờ trẻ nhắc lại nội dung dãy số.
- Sắp xếp phân loại đồ vật – Việc sắp xếp này có thể theo kích cỡ, màu sắc hoặc chức năng của đồ vật. Hoạt động này không những giúp con luyện tập khả năng nhận thức, mà còn tập năng lực sắp xếp quản lý đồ vật.
Khả năng ngôn ngữ
- Chơi nối từ - Giúp trẻ tăng vốn từ vựng, phản xạ ngôn ngữ.
- Viết nhật ký – Giúp trẻ phát triển khả năng diễn đạt nội tâm bằng ngôn ngữ. Chưa kể các bài tập nhật ký giúp trẻ tự phản tư về những gì đã xảy ra trong một ngày, đồng thời sắp xếp lại tâm tư, cảm xúc những khi trẻ cảm thấy lo âu. Bài tập này khi thực hiện thường xuyên sẽ giúp trẻ phát triển chiều sâu nội tâm thông qua việc sử dụng ngôn ngữ viết.
- Đọc sách/báo phù hợp với độ tuổi và trao đổi với phụ huynh những điều tâm đắc mà con đọc được - Hoạt động này không những giúp trẻ luyện tập khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ nói, mà trong độ tuổi dậy thì, việc trao đổi với nhau sẽ giúp cha mẹ - con cái có sự gắn kết thân thiết hơn.
Thông qua việc trao đổi những chủ đề con đọc, ba mẹ cũng có dịp để hiểu hơn về tâm tư nguyện vọng của con, và hướng dẫn uốn nắn con nếu ba mẹ nhận ra những điểm chưa vững vàng trong nhân sinh quan của con.
Năng khiếu toán học
- Tính nhẩm – Dù ở độ tuổi nào, tính nhẩm vẫn là bài tập đầy hiệu quả để giúp não bộ phát triển tốt, có phản xạ nhanh nhạy. Ở cấp 2, mức độ tính nhẩm của các em có thể tăng lên.
Ba mẹ hãy khuyến khích trẻ tính nhẩm trong bất kỳ tình huống nào có thể (tính tiền siêu thị, tính tổng kg trái cây, tính diện tích phòng trong nhà, ước tính chiều dài bàn ghế...), hạn chế sử dụng máy tính.
- Chơi các loại game về số - Một trong các game nổi tiếng thuộc thể loại này là Sudoku, ngoài ra hiện nay có rất nhiều game khác giúp trẻ vừa chơi vừa phát triển phản xạ về số như Kakuro, Blockdoku...
Bài viết có sự tư vấn của Thạc sĩ Tâm lý học Hồ Tâm Đan - Chuyên viên Tâm lý trị liệu tại Phòng khám Menthy.