6 bài thử thách nhận diện tiềm năng trí tuệ trẻ 9 – 11 tuổi

Kiều Trang - Ngày 19/08/2023 05:50 AM (GMT+7)

Các bài thử thách dưới đây sẽ giúp ba mẹ nhận diện tiềm năng trí tuệ của con. Ba mẹ hãy cho con hoàn thành bài thử thách nhé.

- Số lượng câu hỏi: 6

- Đối tượng: dành cho trẻ từ 9 –11 tuổi

Câu 1

Gọi tên bộ phận còn thiếu (nhận thức)

Thử thách:

1. Chỉ vào 4 hình bên dưới và nói: “Mỗi bức tranh trong số 4 bức tranh này còn thiếu một thứ gì đó. Hãy nhìn thật kỹ các bức tranh, và cho ba/mẹ biết đó là gì. Hãy nhìn chú chó. Cái gì còn thiếu nhỉ?”

2. Sau khi trẻ trả lời xong, bạn hãy tiếp tục với 3 bức tranh còn lại. Sẽ không tính là câu trả lời sai nếu trẻ tự sửa ngay mà không cần giúp đỡ.

6 bài thử thách nhận diện tiềm năng trí tuệ trẻ 9 – 11 tuổi - 1

Cách tính điểm: 

- 2 điểm cho ba đáp án đúng

- 1 điểm cho hai đáp án đúng

- 0 điểm cho một hoặc không có đáp án nào đúng

Câu 2

Tìm từ không phù hợp (ngôn ngữ)

Thử thách:

Chỉ vào các nhóm từ bên dưới và nói: “Có năm từ trong mỗi dòng. Một từ trong số chúng không hoàn toàn phù hợp với bốn từ còn lại. Đó là từ nào? (và bạn chỉ vào dòng a). Sẽ không tính là câu trả lời sai nếu trẻ tự sửa ngay mà không cần giúp đỡ.

a) Lăn – đi – nói – chạy – nhảy

b) Bóng đá – bóng chuyền – bóng rổ– bóng bay – bóng bàn 

c) Bè – máy bay – xe hơi – trực thăng – xe mô tô

d) Nha Trang – Hà Nội – Tân Bình – Đà Lạt – Đà Nẵng

Cách tính điểm: 

- 2 điểm cho ba đáp án đúng

- 1 điểm cho hai đáp án đúng

- 0 điểm cho một hoặc không có đáp án nào đúng

Câu 3 

Giải toán (năng khiếu toán học)

Thử thách:

Nói với con bạn rằng: “Những bài toán này không khó để giải nếu con đọc kỹ”.

Trẻ phải giải được ba bài toán này mà không cần viết ra giấy.

a) Nếu bé Minh đã được 50 tháng tuổi, vậy thì cậu bé mấy tuổi?

b) Quân, Nga và Tú có tất cả 80.000 đồng. Quân và Nga có số tiền như nhau. Tú có nhiều hơn mỗi bạn 5.000 đồng. Hỏi Tú có bao nhiêu tiền?

c) Số kẹo của Quý nhiều gấp đôi số kẹo của Bảo; số kẹo của Thảo nhiều gấp ba lần số kẹo của Quý. Thảo có 30 viên kẹo. Hỏi Bảo có bao nhiêu viên kẹo?

Cách tính điểm: 

- 2 điểm cho ba đáp án đúng

- 1 điểm cho hai đáp án đúng

- 0 điểm cho một hoặc không có đáp án nào đúng

Câu 4 

Chọn hình (nhận thức)

Thử thách:

Chỉ vào bốn ô vuông a – d bên dưới và nói: “Ở đây chúng ta có bốn ô vuông nhỏ. Một ô tô đen hoàn toàn (a), hai ô tô đen một nửa (b và d), một ô trống (c). Chúng ta cũng được cho sẵn một hình vuông lớn có 16 ô trống.

Con chỉ cần dùng các ô vuông a – d để đặt vào hình vuông lớn thì con sẽ tạo ra các hình A, B và C. Hãy nhìn vào hình A, theo con thì chúng ta sẽ cần ghép những ô vuông nào và bao nhiêu ô vuông mỗi loại trong số các ô vuông a – d để tạo ra được hình A? 

Sau đó, tiến hành tương tự với hình B và C. 

6 bài thử thách nhận diện tiềm năng trí tuệ trẻ 9 – 11 tuổi - 2

Cách tính điểm: 

- 2 điểm cho hai đáp án đúng

- 1 điểm cho một đáp án đúng

- 0 điểm nếu không có đáp án nào đúng

Câu 5 

Điền từ còn thiếu (ngôn ngữ)

Thử thách:

Chỉ vào từng nhóm trong số bốn nhóm từ dưới đây và nói: “Con hãy chọn một trong bốn từ (a – d) để thay vào dấu chấm hỏi. Chỉ duy nhất một trong số bốn từ này là phù hợp. Theo con đó là từ nào?”

A) ly (cốc) - vỡ

     giấy - ?

a/ sơn

b/ rách

c/ cong

d/ bẻ

B) ? – phi công

     thuyền – thuyền trưởng

a/ xe hơi

b/ máy bay

c/ tên lửa

d/ xe lửa

C) xe buýt - hành khách

     xe tải - ?

a/ thùng xe

b/ hàng hóa

c/ tài xế

d/ kính chiếu hậu

D) sách vở - giấy

     quần áo - ?

a/ váy

b/ nhựa

c/ hoa văn

d/ vải

Cách tính điểm: 

- 2 điểm cho ba đáp án đúng

- 1 điểm cho hai đáp án đúng

- 0 điểm cho một hoặc không có đáp án nào đúng

Câu 6 

Hoàn thành dãy số (năng khiếu toán học)

Thử thách:

Hãy nói với trẻ rằng: “Ở đây có ba dãy số, chúng được tạo thành bởi một quy luật nhất định. Chỉ cần con tìm ra được quy luật của mỗi dãy số, thì con sẽ dễ dàng nhận ra số còn thiếu. Con hãy tìm số còn thiếu trong ba dãy số bên dưới nhé”.

a) 1 – 4 – 7 – 11 – 16 – 20 – ... – 25 

b) 2 – 4 – ... – 48 – 240 

c) 1 – 3 – 6 – 8 – 16 – 18 – ...

Cách tính điểm: 

- 2 điểm cho hai đáp án đúng

- 1 điểm cho một đáp án đúng

- 0 điểm nếu không có đáp án nào đúng

ĐÁP ÁN

Câu 1:

a) đuôi, b) con vít, c) nút, d) móng chân

Câu 2:

a) nói (từ duy nhất không diễn tả sự di chuyển)

b) bóng bay (không phải là một loại bóng dùng trong thể thao)

c) bè (loại phương tiện duy nhất không sử dụng động cơ)

d) Tân Bình (không phải tên một thành phố)

Câu 3:

a) 4 tuổi (và 2 tháng), b) 30.000 đồng, c) 5 viên kẹo

Câu 4: 

A) a-5, b-4, c-7, d-0

B) a-1, b-3, c-10, d-2

C) a-4, b-3, c-7, d-2

Câu 5:

A-b (rách), B-b (máy bay), C-b (hàng hóa), D-d (vải)

Câu 6: 

a) 23 ( + 1 + 2 + 3 + 4 + 3 + 2)

b) 12 ( 1 x 2 x 3 x 4)

c) 36 ( + 2 + 2)

Bài thử thách trên đã giúp ba mẹ bước đầu nhận định về tiềm năng trí tuệ của con ở 3 khía cạnh gồm: khả năng nhận thức (câu 1 và 4), khả năng ngôn ngữ (câu 2 và 5) và năng khiếu toán học (câu 3 và 6).

Sau khi ba mẹ hỗ trợ để trẻ hoàn thành bài thử thách, ba mẹ sẽ biết được khía cạnh nào là thế mạnh của con, và con còn phải rèn luyện thêm ở khía cạnh nào. 

Vậy ý nghĩa của các khía cạnh này đối với trí thông minh là gì? Hãy cùng tìm hiểu thêm về các khía cạnh này của trí thông minh để có thể giúp con tốt hơn ba mẹ nhé!

Khả năng nhận thức

Khả năng nhận thức đặc biệt quan trọng trong thế giới ngày nay. So với vài thập kỷ trước, ngày càng có nhiều thông tin mới gần như nhấn chìm chúng ta liên tục. Khả năng nhận thức sẽ giúp trẻ phân biệt được đâu là những thông tin quan trọng – đâu là những thông tin không quan trọng.

Ngoài ra, trong quá trình nhận thức, nhiều thông tin sẽ bị đẩy ngược lại vào trong vô thức. Vì thế, về lâu dài, hiện tượng này có thể khiến khả năng nhận thức của trẻ bị thu hẹp: khi nhìn vào một vấn đề, trẻ chỉ nhìn thấy những thứ mà mình đã quen xử lý.

Do đó, việc luyện tập để có được khả năng nhận thực linh hoạt, đa chiều là một trong những vấn đề quan trọng quyết định sự thành công của trẻ trong tương lai. 

Khả năng ngôn ngữ

Khả năng ngôn ngữ tốt là yếu tố quyết định để thành công ở trường học. Mối liên hệ giữa trí thông minh nói chung và điểm số không chặt chẽ như nhiều người vẫn nghĩ.

Tuy nhiên, trí thông minh ngôn ngữ thường dẫn đến điểm cao. Điều dễ nhận thấy là các học sinh xuất sắc thường nói năng lưu loát và có vốn từ vựng phong phú.

Năng khiếu toán học

Chỉ nhắc đến toán học thôi đã khiến nhiều người phải than vãn. Trên thực tế, khả năng xử lý các con số và suy nghĩ theo thuật ngữ toán học dường như được phân bổ không đồng đều trong dân số.

Nhiều người thừa nhận rằng họ rất tệ trong môn số học, nhưng điều đó dường như không làm họ bận tâm. Tuy nhiên, khả năng đếm, tính tổng, làm việc với các con số chắn chắc là một phần quan trọng của trí thông minh. 

6 bài thử thách nhận diện tiềm năng trí tuệ trẻ 9 – 11 tuổi - 3

Bài viết có sự tư vấn của Thạc sĩ Tâm lý học Hồ Tâm Đan - Chuyên viên Tâm lý trị liệu tại Phòng khám Menthy.

6 bài thử thách nhận diện tiềm năng trí tuệ trẻ 6 – 8 tuổi (Phần 2)
Các bài thử thách dưới đây sẽ giúp ba mẹ nhận diện tiềm năng trí tuệ của con. Ba mẹ hãy cho con hoàn thành bài thử thách nhé.

Trắc nghiệm IQ EQ

Theo Kiều Trang
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Trắc nghiệm IQ EQ