Các bài thử thách dưới đây sẽ giúp ba mẹ nhận diện tiềm năng trí tuệ của con. Ba mẹ hãy cho con hoàn thành bài thử thách nhé.
- Số lượng câu hỏi: 6
- Đối tượng: dành cho trẻ từ 6 – 8 tuổi
Câu 1
Tìm kiếm sự không phù hợp (nhận thức)
Thử thách:
Cho trẻ xem hình và hỏi: “Phương tiện/con vật nào không phù hợp ở đây?”
(Nếu trẻ dễ bị phân tâm, bạn có thể hỏi trẻ lần lượt từng hàng và che hàng b trong khi trẻ đang xem hàng a)
Cách tính điểm:
- 2 điểm cho hai đáp án đúng
- 1 điểm cho một đáp án đúng
- 0 điểm cho hai đáp án sai
Câu 2
Xác định sự đối lập (ngôn ngữ)
Thử thách:
1. Chỉ vào bốn tính từ được liệt kê ở câu A và hỏi: “Tính từ nào trong số những tính từ này (hoặc đơn giản là từ nào trong số bốn từ này) phù hợp nhất ở đây?” – vừa chỉ vào dấu chấm hỏi vừa che đi câu B và C.
2. Sau đó bạn hãy làm tương tự với câu B và C.
Nếu trẻ chưa hiểu cách để trả lời câu hỏi này, bạn có thể giúp một chút bằng cách nói: “Núi thì cao, biển thì...” Nhưng chỉ bạn chỉ giúp đến đó, nếu không câu trả lời sẽ không được tính. Nhưng nếu trẻ chưa biết đọc thì hiển nhiên bạn sẽ giúp đỡ nhiều hơn.
Trong trường hợp này, bạn sẽ nói: “Núi thì cao, biển thì thế nào? Phẳng, sâu, rộng hay lớn? Từ nào đối lập/trái ngược với cao?” Sau đó, bạn hãy làm tương tự với câu B và C. Sự giúp đỡ của bạn trong trường hợp này sẽ không ảnh hưởng đến điểm số của trẻ.
A) Núi – cao
Biển – ?
a) Phẳng
b) Sâu
c) Rộng
d) Lớn
B) Mùa đông – ?
Mùa hè – nóng
a) Trắng
b) Mát
c) Lạnh
d) Tối
C) Dây thừng – dày
Sợi chỉ – ?
a) Dài
b) Cong
c) Hẹp
d) Mỏng
Cách tính điểm:
- 2 điểm cho ba đáp án đúng
- 1 điểm cho hai đáp án đúng
- 0 điểm cho một hoặc không có đáp án đúng
Câu 3
Tính số nút áo (năng khiếu toán học)
Thử thách
1. Chỉ vào chiếc hộp có các nút màu trắng và hỏi: “Có bao nhiêu nút trong hộp này?”
2. Hỏi tương tự về chiếc hộp có các nút đen
3. Giờ hãy hỏi trẻ: “Khi con cho những nút màu trắng vào chung chiếc hộp có các nút đen, thì con có tất cả bao nhiêu nút?”
4. “Giờ nếu con lấy ba chiếc nút ra khỏi hộp có các nút màu trắng và đặt chúng vào hộp có các nút màu đen, thì có bao nhiêu chiếc nút trong hộp có các nút màu đen?”
5. “Còn lại bao nhiêu nút màu trắng trong hộp kia?”
Nếu trẻ không xoay xở với bài thử thách này bằng mắt, bạn có thể cho trẻ sử dụng các nút thật, nhưng sau đó bạn phải trừ một điểm từ tổng điểm của trẻ.
Cách tính điểm
- 2 điểm cho bốn đáp án đúng trở lên
- 1 điểm cho ba đáp án đúng, miễn là trẻ hoàn thành bài thử thách mà không cần phải thực sự đếm các nút, nói cách khác, nếu trẻ có thể biết số nút chỉ trong một liếc nhìn
- 0 điểm cho hai đáp án đúng trở xuống
Câu 4
Sao chép hình ngũ giác (nhận thức)
Dụng cụ
Giấy và bút chì
Thử thách
Chỉ vào hình ngũ giác bên dưới và nói: “Đây là một hình có năm góc. Con hãy cố gắng sao chép nó chính xác nhất có thể.”
Cách tính điểm
- 2 điểm nếu tất cả năm cạnh có độ dài xấp xỉ bằng nhau và tất cả năm góc có độ lớn xấp xỉ bằng nhau
- 1 điểm nếu hoặc các cạnh hoặc các góc tương ứng với mẫu
- 0 điểm nếu không có điều kiện nào được đáp ứng
Câu 5
Đặt câu hoàn chỉnh (ngôn ngữ)
Thử thách
1. Nói với con bạn rằng: “Hãy lắng nghe kỹ. Ba/mẹ sẽ nói ba từ, và con sẽ đặt một câu từ chúng. Phải đảm bảo rằng con sử dụng cả ba từ trong câu đó.” Nếu trẻ đã có thể đọc, bạn có thể cho trẻ xem các từ này.
2. Sau đó bạn hãy làm tương tự với bộ từ b và c.
a) cậu bé – xe đạp – vỉa hè
b) Chủ nhật – nhà thờ - chuông
c) học sinh – ra chơi – sân trường
Cách tính điểm
- 2 điểm cho hai đáp án đúng
- 1 điểm cho một đáp án đúng
- 0 điểm cho không có đáp án nào đúng
Câu 6
Làm phép cộng (năng khiếu toán học)
Thử thách
Bạn sẽ nói: “Nghe đây, bây giờ chúng ta sẽ làm vài phép toán cộng (tính tổng). Sẽ rất dễ làm nếu con lắng nghe thật kỹ.”
a) Hoa có 3 viên kẹo. Dì của Hoa cho bạn thêm 2 viên kẹo. Vậy Hoa có tổng cộng bao nhiêu viên kẹo?
b) Khải có 4 quyển truyện, Quyền (em trai Khải) có 5 quyển truyện. Hai anh em có tất cả bao nhiêu quyển truyện?
c) Tuấn có 10 viên bi, Tuấn được tặng thêm 5 viên bi nữa. Vậy Tuấn có tất cả bao nhiêu viên bi?
Cách tính điểm
- 2 điểm cho ba đáp án đúng
- 1 điểm cho hai đáp án đúng
- 0 điểm cho một hoặc không có đáp án đúng
ĐÁP ÁN
Câu 1:
a) Con thuyền, vì nó không phải phương tiện đường bộ.
b) Con cá, vì nó không sống trên cạn và không phải động vật có vú.
Câu 2:
Đối lập của
a) cao là sâu, tức là: A – b
b) nóng là lạnh, tức là: B – c
c) dày là mỏng, tức là: C – d
Câu 3:
a) 8 trắng, b) 7 đen, c) tổng cộng: 15 nút
d) 3 trắng và 7 đen, tức là: 10 nút; e) 5 nút trắng
Câu 4:
Các cạnh có độ dài bằng nhau, các góc có độ lớn bằng nhau.
Câu 5:
Các câu mẫu là (việc trẻ có dùng đúng các câu này hay không không quyết định điểm số):
a) Cậu bé chạy xe đạp trên vỉa hè.
b) Vào Chủ nhật, chuông nhà thờ reo vang.
c) Trong giờ ra chơi học sinh chạy quanh trên sân trường.
Câu 6:
a) 5 viên kẹo, b) 9 quyển truyện, c) 15 viên bi.
CÁCH RÈN LUYỆN
Bài thử thách trên đã giúp ba mẹ bước đầu nhận định về tiềm năng trí tuệ của con ở 3 khía cạnh gồm: khả năng nhận thức (câu 1 và 4), khả năng ngôn ngữ (câu 2 và 5) và năng khiếu toán học (câu 3 và 6).
Sau khi ba mẹ hỗ trợ để trẻ hoàn thành bài thử thách, ba mẹ sẽ biết được khía cạnh nào là thế mạnh của con, và con còn phải rèn luyện thêm ở khía cạnh nào. Dưới đây là những bài tập gợi ý để ba mẹ có thể giúp rèn luyện và phát huy tối đa tiềm năng trí tuệ của con.
Khả năng nhận thức
1. Mô tả tranh - Đây là bài tập đơn giản lại hiệu quả để phát triển năng lực nhận thức của trẻ.
2. Vẽ hình người - Khả năng vẽ hình người theo cảm nhận hoặc tưởng tượng được phát triển chủ yếu ở những năm học đầu tiên, đến cuối tiểu học trẻ đã có thể thể hiện ý tưởng của trẻ lên giấy. Do đó, bài tập này đặc biệt quan trọng đối với trẻ bắt đầu đi học, giúp trẻ phát triển khả năng vẽ sớm nhất có thể.
3. Gọi tên các bộ phận còn thiếu - Bài tập dạng này giúp trẻ nâng cao khả năng quan sát. Tùy thuộc vào lứa tuổi, trẻ ít nhiều có thể nhận ra các bộ phận còn thiếu dù không quan trọng.
Khả năng ngôn ngữ
1. Đặt câu hoàn chỉnh - Bài tập này giúp phát triển khả năng diễn đạt bằng lời nói và tư duy sáng tạo. Phụ huynh hoàn toàn có thể biến bài tập này thành một trò chơi nhỏ hằng ngày với con, bằng cách cho trẻ vài từ vựng để trẻ tạo thành một câu hoàn chỉnh. Điều này có thể sẽ vô cùng thú vị!
2. Sắp xếp câu bị xáo trộn - Bài tập dạng này giúp phát triển cảm giác về ngôn ngữ cho trẻ. Trẻ sẽ phải sắp xếp các câu bị xáo trộn và đặt chúng theo thứ tự thích hợp để tạo thành một câu hợp lý. Phụ huynh có thể khéo léo đưa vào các thông điệp vui nhộn và ý nghĩa để trẻ cảm thấy hào hứng hơn.
3. Cùng con đọc sách/báo phù hợp với độ tuổi - Hoạt động này cho trẻ cơ hội để gia tăng vốn từ, cũng như các cách diễn đạt đa dạng. Điều quan trọng là phụ huynh tham gia cùng con, vừa đúng lúc hướng dẫn cho con, lại vừa gia tăng giao tiếp với con, giúp tăng cường mối quan hệ cha mẹ và con cái.
Năng khiếu toán học
1. Làm quen với khái niệm số - Cho trẻ tập đếm, so sánh, tính tổng… phù hợp với lứa tuổi để giúp trẻ dần quen thuộc và nhạy bén hơn với các con số.
2. Tính nhẩm - Đây là kiểu bài tập điển hình giúp trẻ rèn luyện khả năng phản xạ nhanh với các con số.
3. Hoàn thành dãy số - Mục đích của bài tập là để tìm ra quy luật mà theo đó dãy số được tạo thành. Điều này giúp mài giũa tư duy toán học.
Bài viết có sự tư vấn của Thạc sĩ Tâm lý học Hồ Tâm Đan - Chuyên viên Tâm lý trị liệu tại Phòng khám Menthy.