Để trẻ cảm nhận được niềm vui học tập, điều này cần có sự kết hợp hiệu quả giữa phụ huynh và nhà trường.
Tác dụng của dạy học tập thể ở trường mẫu giáo là dựa vào hứng thú của trẻ. Vì vậy, để trẻ học tập tốt hơn, cần khơi dậy hứng thú khi trẻ tham gia hoạt động.
Để trẻ có hứng thú tìm hiểu kiến thức cần lựa chọn và sử dụng nhuần nhuyễn, linh hoạt các phương pháp dạy học trong các hoạt động phù hợp với đặc điểm thể chất và tâm lý của trẻ, hướng dẫn đúng đắn để trẻ thực hiện tốt, làm cho trẻ có ý thức tư duy từng hoạt động.
Một chuyên gia giáo dục nổi tiếng tại Trung Quốc cho biết, để trẻ cảm nhận được niềm vui học tập, điều này cần có sự kết hợp hiệu quả giữa phụ huynh và nhà trường. Vị chuyên gia này cũng đề xuất 4 bí quyết sau đây, bố mẹ và thầy cô có thể tham khảo.
Tạo bầu không khí thoải mái, dễ chịu và nắm bắt cơ hội
Môi trường dạy học tốt là cách tốt nhất để kích thích hứng thú học tập của trẻ, có lợi cho việc huy động tình cảm và tư duy, để trẻ phát huy được sự hăng hái, chủ động, sáng tạo trong học tập.
Trong hoạt động dạy học, giáo viên có thể ngồi giữa các em, thay đổi cách dạy trước đây là thầy ở trên, trò ở dưới, thầy đứng trước, trò ngồi sau.
Nỗ lực tạo ra bầu không khí dạy học tích cực là một cách hiệu quả để giáo viên cải thiện việc dạy học tập thể. Đặc biệt trong dạy học tập thể ở trường mẫu giáo, việc tạo không khí dạy học tích cực càng quan trọng.
Việc tạo bầu không khí học tập thoải mái trẻ phát huy được sự hăng hái, chủ động, sáng tạo.
Giáo viên cũng có thể tạo không khí dạy học hài hòa, ấm áp bằng ngôn ngữ hài hước, hóm hỉnh, biểu cảm nhằm kích thích trẻ ham muốn tích cực lĩnh hội tri thức, khơi dậy cảm xúc tích cực của trẻ, kích thích trẻ ham hiểu biết, dẫn dắt trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động dạy học.
Ví dụ, trong các hoạt động, hãy luôn nở nụ cười rạng rỡ với trẻ, sử dụng nhịp điệu để làm sôi nổi không khí lớp học, được thúc đẩy bởi cảm xúc tích cực của giáo viên, trẻ dễ dàng nhập vai và bắt đầu tích cực tham gia vào việc giảng dạy trên lớp.
Trong khi đó tại nhà, bố mẹ có thể tham gia một số hoạt động như đóng kịch, kể chuyện, làm đồ handmade, vẽ tranh, hãy là người hỗ trợ bé. Bé sẽ vui hơn khi có bố mẹ làm cùng, chơi cùng. Điều này giúp trẻ thoải mái hơn khi có thể vừa học, vừa chơi.
Sử dụng trò chơi dạy học để kích thích hứng thú của trẻ
Trong cuộc sống hàng ngày, trò chơi là cách trẻ nhỏ yêu thích và dễ tiếp nhận nhất, nó tích hợp niềm vui, trí tưởng tượng, tự do và sáng tạo, là cách tốt nhất để trẻ ở giai đoạn mầm phát triển.
Ví dụ trong một hoạt động kể chuyện, giáo viên có để trẻ hóa thân thành nhân vật chính của trò chơi như chú chuột con xinh xắn, thiên nga, vịt con..., trải nghiệm những cung bậc cảm xúc vui vẻ trong quá trình khám phá, vận chuyển sẽ giúp trẻ có thêm hứng thú hơn khi học tập.
Giáo viên cũng có thể sử dụng một số tranh ảnh làm đồ dùng dạy học, hình ảnh những chú chuột trong tranh sinh động, đáng yêu đã huy động được rất nhiều sự hứng thú của trẻ.
Một ví dụ khác cô giáo hướng dẫn trẻ thực hiện trò chơi “Chú thỏ con thông minh”, hãy cung cấp cho trẻ những chiếc mũ thỏ khác nhau và các đồ dùng liên quan khác. Thông qua trò chơi này, trẻ có thể hiểu sâu hơn về nội dung của câu chuyện.
Trẻ học bằng cách chơi, chơi mà học, điều này giúp nâng cao hiệu quả học tập và đạt được sự thống nhất giữa giải trí và học tập, để trẻ có thể học vui vẻ và lớn lên lành mạnh trong các trò chơi.
Giáo viên cũng có thể sử dụng một số tranh ảnh làm đồ dùng dạy học, hình ảnh những chú chuột trong tranh sinh động, đáng yêu đã huy động được rất nhiều sự hứng thú của trẻ.
Đưa cho trẻ những câu hỏi ngắn gọn, dễ hiểu
Đối với trẻ mẫu giáo chưa quen thuộc với thế giới, mỗi lời nói và hành động của giáo viên đều có tác dụng tinh tế đối với trẻ. Dạy học trên lớp mẫu giáo chủ yếu là truyền đạt kiến thức cho trẻ thông qua lời giảng giải của giáo viên.
Hiệu quả của hoạt động dạy học không chỉ phụ thuộc vào trình độ hiểu biết của giáo viên, nắm vững tài liệu dạy học, nắm bắt hoàn cảnh của trẻ và phương pháp dạy học mà còn liên quan chặt chẽ đến việc giáo viên sử dụng ngôn ngữ trên lớp.
Vì lý do này, giáo viên phải chú ý đến các đặc điểm của ngôn ngữ lớp học. Đối với trẻ em, ngôn ngữ của giáo viên là cách trực tiếp nhất để biết thế giới. Trẻ sẽ cố gắng hiểu, chấp nhận và thậm chí bắt chước.
Biểu cảm khuôn mặt và ngôn ngữ cơ thể phong phú của giáo viên có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với trẻ nhỏ. Khi dạy kể chuyện, ngôn ngữ kể chuyện của giáo viên có thể cường điệu, sinh động, hấp dẫn, chẳng hạn dùng giọng trầm để đóng vai người cha.
Hãy hỏi cho trẻ những câu hỏi rõ ràng, có câu hỏi trọng tâm, giúp kích thích trí não trẻ tốt hơn.
Sau khi được đưa vào thế giới truyện cổ tích, quá trình giao tiếp và dạy học tiếp theo sẽ diễn ra suôn sẻ và tràn đầy sức sống. Ngược lại, ngôn ngữ trống rỗng, nhàm chán, buồn tẻ sẽ khiến trẻ nhỏ lơ mơ, không có hứng thú.
Đồng thời, hãy đưa cho trẻ những câu hỏi rõ ràng, có câu hỏi trọng tâm, đằng sau câu hỏi là mục đích và ý tưởng thiết kế hoạt động, cách trẻ trả lời và các câu hỏi tiếp theo của giáo viên phải được suy nghĩ.
Giáo viên nên bắt đầu từ quan điểm của trẻ nhỏ khi thiết kế và phải cân nhắc để câu hỏi thực sự phục vụ cho mục tiêu. Các câu hỏi của giáo viên thường dành cho tất cả trẻ em, nhưng mỗi trẻ có khả năng, mức độ hiểu biết và tính cách khác nhau.
Vì vậy một số câu hỏi có thể quá đơn giản đối với một số trẻ và quá phức tạp đối với những trẻ khác. Ngoài ra, giáo viên không thể để mọi em trả lời mọi câu hỏi. Do đó, căn cứ vào sự khác biệt cá nhân của trẻ, giáo viên cần nắm bắt chính xác đặc điểm của trẻ để lựa chọn phương pháp đặt câu hỏi phù hợp, để mỗi trẻ đều sẵn sàng chủ động trả lời câu hỏi và tích cực tham gia hoạt động.
Xây dựng sự tự tin cho trẻ
Trong hoạt động dạy học, giáo viên cần động viên kịp thời các em. Khi tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp, sẽ luôn có một số trẻ rụt rè, hướng nội, không giỏi thể hiện bản thân.
Mỗi khi gặp những trẻ như vậy, giáo viên có thể dành cho trẻ một nụ cười, một ánh mắt khích lệ và một lời nói động viên trẻ chẳng hạn như: “Con có thể làm được”, “Con thật thông minh”.... Trẻ sẽ tự tin hơn trước những lời động viên, khen ngợi của giáo viên, từ đó cống hiến hết mình cho hoạt động dạy học tích cực hơn.
Để giúp trẻ mẫu giáo học tốt hơn, bố mẹ cũng cần phối hợp, trò chuyện, quan tâm và nuôi dưỡng con tại nhà, giúp trẻ phát triển toàn diện.
Trên thực tế, không chỉ những đứa trẻ hướng nội mới cần được khuyến khích và khen ngợi, giáo viên cũng nên thường xuyên khuyến khích và khen ngợi những đứa trẻ hoạt bát, nói nhiều lời động viên và khen ngợi trẻ hơn, nâng cao sự tự tin của trẻ, khiến trẻ tích cực hơn, nhằm thúc đẩy hơn nữa việc hình thành bầu không khí lớp học tích cực, từ đó nâng cao chất lượng dạy học cho trẻ.
Để giúp trẻ mẫu giáo học tốt hơn, ngoài việc giáp viên nên truyền đạt kiến thức và phương pháp cho trẻ bằng tấm lòng, quan tâm hơn nữa đến việc áp dụng các phương pháp dạy trẻ, dạy nghệ thuật trong lớp. Bố mẹ cũng cần phối hợp, trò chuyện, quan tâm và nuôi dưỡng con tại nhà, giúp trẻ phát triển toàn diện hơn.