Bố mẹ Thụy Điển có cách giáo dục riêng biệt, giúp con trở nên tự lập, ngoan ngoãn, biết yêu thương mọi người xung quanh.
Thụy Điển nhiều năm liền nằm trong top 10 quốc gia có chỉ số hạnh phúc cao nhất. Cũng trong bảng xếp hạng những quốc gia nuôi dạy trẻ tốt nhất thế giới năm 2020 của U.S News & World Report, Thụy Điển đứng thứ hai, sau Đan Mạch.
Một trong những yếu tố chính tạo nên sự thành công đó là cách bố mẹ Thụy Điển dạy con. Bố mẹ Thụy Điển có cách giáo dục riêng biệt, giúp con trở nên tự lập, ngoan ngoãn, biết yêu thương mọi người xung quanh.
Dưới đây là 5 đặc trưng nổi bật trong cách dạy con của bố mẹ Thụy Điển, đáng để học hỏi.
Để con tự làm từ việc nhỏ nhất
Cũng giống như nhiều quốc gia phương Tây khác, bố mẹ Thụy Điển coi trọng việc dạy con tự lập, bắt đầu từ những việc nhỏ nhất.
Trong cuộc sống hàng ngày, mẹ Thụy Điển thường để để con tự làm mọi việc nhỏ nhất như đi giày, mặc quần áo khi ra ngoài. Dù con có nhờ hay phải chờ đợi lâu thế nào, bố mẹ cũng sẽ hạn chế giúp và để con tự hoàn thành xong phần việc của mình.
Trong việc ăn uống, trẻ nhỏ hoàn toàn được chủ động và không bị ép buộc phải ăn những món mà bố mẹ chuẩn bị. Vì vậy, trẻ thường cảm thấy ngon miệng và có ý thức tự dọn dẹp ngay sau khi ăn. Chính việc không ép buộc con ăn món không thích, khiến bố mẹ Thụy Điển hiếm khi phải đổ thức ăn thừa, cũng như rèn được cho con tính tự lập.
Bên cạnh đó, trẻ em Thụy Điển từ nhỏ cũng được dạy ngủ riêng, bố mẹ sẽ tạo cho trẻ một không gian yên tĩnh và ấm áp. Đây là cách để các bà mẹ nước này dạy dỗ con tự lập ngay từ trong giấc ngủ.
Bố mẹ Thụy Điển coi trọng việc dạy con tự lập, bắt đầu từ những việc nhỏ nhất.
Dạy con biết yêu thương, quan tâm mọi người từ bé
Nhiều chuyên gia cho rằng, bố mẹ biết cách yêu thương, quan tâm người khác, con sẽ trở thành người tử tế. Theo Tiến sĩ tâm lý Anne Wien (Đại học York, Toronto), “sự quan tâm” chính là điều quan trọng để trẻ gìn giữ các mối quan hệ sau này.
Bởi tình cảm là giá trí cốt lõi giúp gắn kết giữa cách thành viên trong gia đình, tạo sự gần gũi giữa trẻ và những mối quan hệ xung quanh. Một đứa trẻ biết cách yêu thương, lễ phép, có sự đồng cảm thường được người khác yêu mến và coi trọng hơn.
Hiểu được điều này, những đứa trẻ ở Thụy Điển từ nhỏ đã được dạy tính lễ phép, hòa đồng, tốt bụng, giáo dục lối sống thân thiện, cởi mở, sẵn sàng giúp đỡ người khác, ngay cả những người không cùng quốc tịch với mình.
Người Thụy Điển nuôi dưỡng tình yêu thương, lòng trắc ẩn cho trẻ bằng cách dạy trẻ chia sẻ thức ăn với những người kém may mắn.
Bên cạnh đó, bố mẹ Thụy Điển luôn tạo điều kiện để trẻ gần gũi hơn với thiên nhiên, môi trường sống bằng những hoạt động dã ngoại vào cuối tuần với gia đình như đạp xe trong công viên, câu cá ở vùng quê hay đi cắm trại.
Những hoạt động này giúp các thành viên gắn kết với nhau. Ngoài ra, qua các hoạt động còn khiến tình yêu thiên nhiên ăn sâu vào tiềm thức của trẻ ngay từ thời ấu thơ, trẻ hiểu được giá trị của cuộc sống.
Bố mẹ đều đồng hành chăm sóc và nuôi dạy con
Điều này ban đầu xuất phát từ chế độ thai sản dành cho bố và mẹ lên đến 480 ngày (16 tháng) từ chính phủ Thụy Điển. Theo quy định, khi một đứa trẻ ra đời, người cha và người mẹ đều được nghỉ 8 tháng.
Hai người có thể có lương song song hoặc lần lượt, trong đó người bố bắt buộc phải nghỉ ít nhất 90 ngày. Nếu cả hai chia đều thời gian, thậm chí họ còn được thưởng thêm lương.
Điều luật này giúp việc phân chia trách nhiệm chăm sóc con bình đẳng hơn và cho phép người cha dành nhiều thời gian phụ vợ chăm sóc con cái hơn.
Bố mẹ Thụy Điển luôn tạo điều kiện để trẻ gần gũi hơn với thiên nhiên, môi trường sống bằng những hoạt động dã ngoại vào cuối tuần.
Đặc biệt, người Thụy Điển còn có "ngày thứ Sáu dành cho gia đình", đây là thời điểm mọi thành viên sum vầy nấu những món ăn ngon và thưởng thức hoặc cùng nhau xem bộ phim hài hước, chi sẻ thời khắc hạnh phúc, ấm áp bằng những câu chuyện trong cuộc sống hàng ngày.
Sự gắn kết đồng điệu giữa bố và mẹ sẽ giúp những đứa trẻ cảm nhận được nhiều tình yêu thương và trách nhiệm gia đình trong tương lai.
Không dùng đòn roi để dạy con
Các nghiên cứu đã chỉ ra được mối liên hệ giữa việc bị đánh đòn và tính bạo lực, hung hăng trong hành vi. Chính điều đó làm cản trở việc phát triển tâm sinh lý bình thường cho trẻ và có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng khác.
Trẻ nhỏ thường quan sát những hành động của bố mẹ để học theo. Thay vì giúp trẻ nghĩ về những việc mình đã làm sai và cách khắc phục những lỗi lầm ấy để không lặp lại vào lần sau, thì việc giáo dục bằng đòn roi sẽ khiến mối quan hệ bố mẹ và con con trái bị ngăn cách bởi một lằn ranh vô hình, trẻ sẽ có cảm giác tức giận với bố mẹ hơn.
Vì vậy, Thụy Điển là quốc gia đầu tiên cấm đánh đòn trẻ nhỏ vào năm 1979. Sau lệnh cấm trừng phạt thân thể của Thụy Điển, danh sách các quốc gia cấm nhục hình trẻ em ngày càng tăng lên. Hiện trên thế giới có 52 quốc gia khác cấm bố mẹ sử dụng các hình phạt thân thể đối với trẻ em.
Trẻ em cần được giáo dục bằng lời nói, cử chỉ tốt đẹp thay vì những hành động bạo lực gây ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức và hành vi sau này..
Người dân ở đất nước này cho rằng, khi bố mẹ đánh con tức là họ thừa nhận bản thân thiếu kiểm soát, không có khả năng chăm sóc tốt cho gia đình. Trẻ em cần được giáo dục bằng lời nói, cử chỉ tốt đẹp thay vì những hành động bạo lực gây ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức và hành vi sau này.