Bố mẹ có thể tham khảo một số phương pháp nhằm giúp con tập trung học tập tốt ở cấp 2.
Trong 4 năm trung học cơ sở là giai đoạn trẻ bộc lộ năng lực mạnh mẽ nhất. Có nhiều môn học, áp lực tâm lý cao, thể chất thay đổi khiến trẻ có thể rơi vào trạng thái lo lắng.
Một chuyên gia giáo dục cho biết, 90% việc học kém của trẻ xảy ra ở cấp trung học cơ sở. Vì vậy, bố mẹ hiểu rõ ba “quy tắc ẩn” để giúp con cải thiện tình hình học tập tốt hơn.
Chú ý đến vòng bạn bè của con
Trẻ ở thời điểm này thường coi trọng tình bạn. Trong giai đoạn này, trẻ có thể không nghe lời bố mẹ, nhưng lại rất xem trọng ý kiến của bạn bè, điều này cho thấy mối quan hệ bạn bè ảnh hưởng lớn đến sự phát triển tâm lý của trẻ. Kiểu bạn bè mà trẻ kết giao có thể định hình cách suy nghĩ, hành động và thậm chí quyết định tương lai.
Hãy khuyến khích trẻ kết giao với những người bạn có cùng tinh thần học tập, giúp đỡ và truyền cảm hứng cho nhau. Việc tạo dựng các mối quan hệ tích cực giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp, ý thức trách nhiệm và hỗ trợ lẫn nhau trong học tập. Thời gian là quý giá, và nếu trẻ trao đổi với nhau về các vấn đề học tập, cùng nhau thảo luận, giải quyết khó khăn, sẽ có cơ hội cải thiện thành tích học tập một cách đáng kể.
Chú ý đến vòng bạn bè của con.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng nếu các bạn cùng lớp tụ tập lại chỉ để ăn uống, vui chơi mà không chú ý đến việc học, điều này sẽ lãng phí thời gian. Những buổi tiệc tùng không có mục đích có thể khiến trẻ quên đi trách nhiệm học tập, dẫn đến sự chểnh mảng trong việc học.
Bất kể điểm số tốt hay kém, điều quan trọng là trẻ vị thành niên rất dễ bị kích động và cám dỗ bởi những xu hướng xấu từ bạn bè. Trẻ có thể bị ảnh hưởng bởi những quyết định thiếu suy nghĩ, tham gia vào các hoạt động không lành mạnh hoặc bỏ bê việc học. Do đó, việc hướng dẫn trẻ có khả năng phân tích và lựa chọn bạn bè là điều cực kỳ cần thiết.
Giữ tâm trạng vui vẻ
Ở tuổi thiếu niên, sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể khiến trẻ dễ trở nên cáu kỉnh và lo lắng. Trong giai đoạn này, trẻ thường muốn thể hiện khả năng của mình, có khát vọng cao nhưng lại gặp khó khăn trong việc thực hiện. Do đó, trẻ vẫn cần sự hỗ trợ và đồng hành của bố mẹ.
Bố mẹ không nên quá chú ý đến lời nói của con cái trong những lúc trẻ bộc lộ sự khó chịu. Khi trẻ nói rằng không muốn được chăm sóc, bố mẹ được khuyên nên tiếp tục làm những việc cần thiết mà không cần tranh cãi. Điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy rằng mình vẫn được tôn trọng, ngay cả khi đang trải qua những cảm xúc khó khăn.
Mang lại cho trẻ sự thoải mái về mặt tinh thần và cảm giác an toàn là rất quan trọng.
Đặc biệt, khi trẻ nhờ bố mẹ giúp đỡ, hãy tránh việc chống trả hay chế giễu: “Không phải con đã bảo không cần bố mẹ sao?” Những lời nói như vậy làm gia tăng mâu thuẫn. Thay vào đó, tạo ra một môi trường ấm áp và hỗ trợ sẽ giúp trẻ vượt qua giai đoạn bất ổn nội tâm này.
Mang lại cho trẻ sự thoải mái về mặt tinh thần và cảm giác an toàn là rất quan trọng. Việc im lặng có thể là vàng trong những thời điểm này. Một không gian gia đình ấm cúng sẽ giúp trẻ cảm thấy được yêu thương, từ đó khuyến khích trẻ mở lòng chia sẻ những suy nghĩ và cảm xúc của mình.
Có phương pháp học tập phù hợp
Ở cấp trung học cơ sở, áp lực học tập tăng lên đáng kể. Trẻ phải đối mặt với khối lượng kiến thức lớn, hay chuẩn bị cho việc vào một trường cấp 3 trọng điểm. Để đạt được điều này, trẻ cần siêng năng, chăm chỉ có phương pháp học tập phù hợp với bản thân.
Việc trẻ cố gắng lấp đầy mọi thiếu sót có thể dẫn đến sự căng thẳng không cần thiết. Thay vào đó, trẻ nên nhận diện và tận dụng những điểm mạnh, từ đó tạo ra sự khác biệt với trẻ khác trong các môn học mà mình có lợi thế.
Trung học cơ sở là giai đoạn quan trọng, nơi nền tảng kiến thức và kỹ năng được hình thành. Vào năm đầu trung học cơ sở, trẻ cần chuẩn bị tinh thần để đương đầu với những thử thách mới, từ việc làm quen với cách học tập nghiêm túc hơn đến việc xây dựng các mối quan hệ bạn bè.
Có phương pháp học tập phù hợp.
Năm thứ hai, trẻ phải phấn đấu ổn định, loại bỏ những yếu tố gây phân tâm như bạn bè không tích cực hay các hoạt động không liên quan đến việc học. Đây là thời điểm quan trọng để trẻ củng cố kiến thức và nâng cao kỹ năng học tập.
Những năm còn lại, trẻ cần duy trì sự tập trung. Đây là thời điểm quyết định trong hành trình học tập. Bố mẹ và giáo viên có thể giúp trẻ xây dựng một kế hoạch học tập rõ ràng, bao gồm các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Việc tự tin và quyết tâm trong học tập sẽ là chìa khóa để trẻ đạt thành tích tốt trong các kỳ thi tiếp theo.
Trẻ cũng nên học cách quản lý, phân chia thời gian hợp lý giữa việc học, nghỉ ngơi và tham gia các hoạt động giải trí. Điều này giúp trẻ tránh cảm giác quá tải, phát triển những kỹ năng mềm cần thiết cho tương lai.