Sự căng thẳng trước kỳ thi sẽ được giải tỏa phần nào nếu phụ huynh chú ý việc hướng dẫn con những điều sau.
Tháng 6 năm nay là thời điểm lo lắng nhất của nhiều bậc phụ huynh và học sinh, bởi các em sẽ bước vào kỳ thi tuyển sinh Đại học. Sau nhiều năm học tập chăm chỉ, đây là thời điểm để gặt hái thành quả và bước tiếp một chặng đường quan trọng khác.
Trên một diễn đàn về gia đình, người mẹ kể rằng, cậu con trai 18 tuổi đã phải chịu rất nhiều áp lực trong học tập mỗi ngày. Một hôm cậu đột nhiên hỏi: "Mẹ ơi, nếu con không học đại học thì sao''? Điều này khiến người mẹ bối rối, nên làm gì nếu con không vào được Đại học?
Bên dưới bài đăng có một người mẹ khác phản hồi và nhận được nhiều đồng tình.
''Hoa là hoa, cây là cây, mỗi người đều có vẻ đẹp riêng. Vì vậy, khi trẻ hỏi: "Con phải làm gì nếu không vào được Đại học?" Bố không cần phải hoảng sợ. Trên thực tế, đứa trẻ lúc này chưa vững về niềm tin, nên thường lo lắng về tương lai của mình''.
Bố mẹ có thể dựa vào câu gợi ý trả lời sau đây nhằm giúp con có thêm niềm tin vượt qua thời điểm căng thẳng này.
Gợi ý 2 câu nói giúp trẻ có thêm niềm tin vào bản thân, động lực học tập tốt
''Con không cần quá lo lắng, điểm số không thể hiện hết những gì con có''
Cuộc sống không chỉ có một con đường duy nhất. Ngay cả khi trẻ không vào được trường Đại học tốt, điều đó không có nghĩa là tương lai của trẻ trở nên vô vọng.
Điểm số chỉ là thước đo kết quả học tập ở một thời điểm nhất đinh, không thể hiện đầy đủ năng lực và giá trị của trẻ.
Tài năng, sự chăm chỉ, niềm đam mê của trẻ... rất quan trọng và những điều này không thể đo lường được bằng điểm số. Mỗi trẻ đều có những điểm mạnh và sở trường riêng, những tiềm năng chưa được khai phá.
Trước mỗi kỳ thi quan trọng, trẻ thường lo lắng, áp lực nhiều hơn.
Thay vì quá tập trung vào kết quả học tập, bố mẹ cần khuyến khích trẻ tìm kiếm các lĩnh vực mà trẻ thực sự quan tâm và có niềm đam mê. Bằng cách này, trẻ sẽ phát triển những kỹ năng và định hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân, chứ không chỉ hướng tới những mục tiêu do người khác đặt ra.
Có rất nhiều con đường khác nhau dẫn tới thành công. Nhiều người thành đạt không nhất thiết phải có bằng cấp cao từ các trường Đại học danh tiếng. Họ tìm được hướng đi riêng, phát huy được những thế mạnh và bước lên con đường thành công theo cách riêng.
Vì vậy, bố mẹ hãy luôn tin tưởng vào tiềm năng của con, động viên và hỗ trợ trẻ trên hành trình khám phá bản thân. Điều quan trọng là giúp trẻ tự tin và tìm thấy mục đích sống của riêng mình.
''Con chăm chỉ và có mục tiêu, bố mẹ tin con sẽ làm được''
Ngay cả khi trẻ không vào được trường Đại học như mong đợi, cũng có thể cùng nhau xem xét các lựa chọn khác. Ví dụ, một số khóa học chuyên ngành tại các trường cao đẳng nghề và kỹ thuật, hay các trường Đại học khác với điều kiện phù hợp hơn.
Hoặc, trẻ có thể tham gia các khóa học năng khiếu, kỹ năng mềm... để nâng cao khả năng và tạo nền tảng vững chắc cho việc học tập và cuộc sống sau này.
Bố mẹ nên động viên, hướng dẫn con vượt qua thời điểm đầy thử thách.
Dù kết quả có ra sao thì điều quan trọng nhất là trẻ phải tin rằng mình có tiềm năng, học tập chăm chỉ và thực hiện được ước mơ của mình.
Khuyến khích trẻ không sợ thất bại, thử thách. Mỗi nỗ lực là một cơ hội học hỏi, và mỗi thất bại là một cơ hội để trưởng thành. Hãy tin vào chính mình, trẻ có thể làm được.
Kỳ thi tuyển sinh Đại học là những kỳ thi quan trọng nhất trong cuộc đời của trẻ. Trước khi con đi thi, phụ huynh nên trao đổi nhiều hơn với con để giảm bớt áp lực. Sự căng thẳng trước và sau kỳ thi sẽ được giải tỏa phần nào nếu phụ huynh chú ý việc hướng dẫn con những điều sau.
Hai điều bố mẹ nên làm giúp trẻ nuôi dưỡng tự tin, vượt qua thời điểm học tập căng thẳng
Hãy giúp trẻ thư giãn, tạo tâm trạng tốt nhưng không nuông chiều thói quen xấu
Trẻ nên thư giãn trước ngày thi, thay vì cố gắng ''nhồi nhét'' nhiều kiến thức. Trẻ có thể gặp gỡ và thư giãn cùng các bạn cùng lớp. Tuy nhiên, không nên để trẻ hình thành những thói quen xấu.
Ví dụ, nhiều trẻ có xu hướng chơi game một cách điên cuồng, thức cả đêm và ngủ vào ban ngày hoàn toàn bị đảo ngược.
Nuôi dưỡng tự tin, vượt qua thời điểm học tập căng thẳng là rất cần thiết.
Một số trẻ ăn quá nhiều và tăng cân đột ngột. Những thói quen xấu này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ.
Trẻ có thể thư giãn nhưng bố mẹ không nên để con hình thành những thói quen xấu, không tốt cho sức khỏe và không có lợi cho sự phát triển sau này.
Cho đến khi kỳ thi kết thúc, trẻ vẫn nên duy trì thói quen ngủ và thức dậy đúng giờ, vận động nhiều hơn và tiếp tục duy trì các thói quen như đọc sách, chơi thể thao.
Giúp trẻ rèn luyện bản thân, làm giàu kinh nghiệm và nâng cao khả năng của mình
Sau khi kết thúc kỳ thi, trẻ thường sẽ có thời gian nghỉ ngơi dài để chờ đợi kết quả, đây là cơ hội quý giá để rèn luyện sức khỏe.
Việc học hỏi kiến thức văn hóa và tăng cường trải nghiệm xã hội là rất quan trọng. Vì vậy, sau khi trẻ thi xong, bố mẹ nên giúp trẻ lập kế hoạch thời gian cho kỳ nghỉ của mình và làm một số việc ý nghĩa, để có thể vận động và nâng cao những khả năng.
Giúp trẻ rèn luyện bản thân, làm giàu kinh nghiệm và nâng cao khả năng của mình.
Bố mẹ có thể khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ngoại khóa như thể thao, nghệ thuật, tình nguyện... Đây là cơ hội để trẻ thư giãn, sau những ngày căng thẳng thi cử, đồng thời rèn luyện sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần.
Ngoài ra, kỳ nghỉ này cũng là thời gian để trẻ mở rộng tầm hiểu biết, tích lũy thêm những kiến thức, kỹ năng mới ngoài phạm vi học tập thông thường. Trẻ có thể đọc sách, tham quan các viện bảo tàng, tham gia các chương trình văn hóa, du lịch, hoặc thử sức với các công việc tình nguyện... Những trải nghiệm này sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện.
Bố mẹ nên giúp đỡ trẻ vượt qua khó khăn và hướng tới một tương lai tươi sáng hơn. Với sự hỗ trợ và định hướng của phụ huynh, khoảng thời gian này sẽ trở nên đáng nhớ và bổ ích cho sự trưởng thành của trẻ.