Cạo tóc, bóp đầu ngực... cho trẻ sơ sinh tưởng tốt, nhưng vô tình rước thêm bệnh cho con

Nguyễn Trang - Ngày 19/02/2023 10:30 AM (GMT+7)

Phương pháp nuôi dạy con ở mỗi thời kỳ sẽ có sự khác nhau. Bố mẹ cần tỉnh táo để đưa ra lựa chọn phù hợp, có lợi cho sức khỏe trẻ nhỏ.

Ngay từ khi em bé chào đời, bố mẹ phải đối mặt với thử thách trong vấn đề nuôi dạy con, làm thế nào để chăm sóc đứa trẻ tốt nhất. Điều này khiến nhiều bố mẹ cảm thấy vô cùng áp lực, vì vậy không ít bà mẹ đã “cầu cứu” sự giúp đỡ từ những người có kinh nghiệm hơn.

Tuy nhiên, sau khi nghe lời khuyên các bà mẹ càng trở nên hoang mang, bởi vì có quá nhiều luồng tư tưởng khác nhau trong vấn đề nuôi dạy con cái. Và họ thực sự không phân biệt được đâu là tư tưởng đúng, đâu là tư tưởng không chuẩn xác để đưa ra lựa chọn tốt nhất cho trẻ. 

Trong trường hợp xảy ra nhầm lẫn, trẻ có thể rơi vào tình huống xấu, ảnh hưởng đến quá trình phát triển. Để tránh sự cố, đòi hỏi những ông bố bà mẹ buộc phải có một đôi mắt sáng và đầu óc minh mẫn, tỉnh táo. Các chuyên gia khuyến cáo, bố mẹ nên tỉnh táo trước 5 tin đồn về nuôi dạy con dưới đây.

Cạo tóc, bóp đầu ngực... cho trẻ sơ sinh tưởng tốt, nhưng vô tình rước thêm bệnh cho con - 2

Cạo tóc, bóp đầu ngực... cho trẻ sơ sinh tưởng tốt, nhưng vô tình rước thêm bệnh cho con - 3

Cạo tóc tơ để tóc mọc tốt hơn

Quan niệm chăm sóc trẻ sơ sinh thời của ông bà khi được áp dụng vào thực tế ngày nay, không phải lúc nào cũng hoàn toàn đúng. Chẳng hạn như nhiều người tin rằng, việc cạo tóc tơ cho trẻ sơ sinh sẽ giúp tóc của bé sau này mọc dày và đen hơn.

Tuy nhiên, không có bất kỳ một chứng minh khoa học nào chỉ ra phương pháp này là đúng. Thế nhưng một số bà mẹ vẫn mù quáng thực hành theo, thậm chí là cạo cả lông mày của trẻ mà không hay biết, đây là một lần tưởng tai hại. Bởi vì việc tóc của trẻ sơ sinh mọc dày hay thưa, mức độ đen ra sao đều được quyết định bởi gen di truyền và chế độ dinh dưỡng đầy đủ.

Ngay từ khi sinh ra, cấu trúc tóc của trẻ bao gồm số lượng chân tóc và độ dày mỏng của nang lông đã được quy định. Vậy nên nếu số lượng chân tóc nhiều, chứng tỏ tóc của trẻ sẽ mọc rậm rạp, nếu độ dày nang lông lớn thì tóc sẽ dày hơn và ngược lại.

Khi bố mẹ không có sự tìm hiểu kiến thức trước, đừng vội đưa ra quyết định sai lầm. Hành động cạo tóc cho trẻ sơ sinh, đặc biệt là bé dưới 6 tháng tuổi, sẽ khiến cho da đầu còn non yếu của trẻ bị trầy xước và bị nhiễm trùng. 

Cạo tóc, bóp đầu ngực... cho trẻ sơ sinh tưởng tốt, nhưng vô tình rước thêm bệnh cho con - 4

Cạo tóc tơ cho trẻ sơ sinh sẽ phá vỡ đi hàng rào bảo vệ da đầu còn non yếu của trẻ.

Cạo tóc, bóp đầu ngực... cho trẻ sơ sinh tưởng tốt, nhưng vô tình rước thêm bệnh cho con - 5

Bóp đầu vú, đặc biệt là bé gái để ngăn bị lõm

Ông bà dạy, việc vắt núm vú bé gái sơ sinh có thể giúp phát triển ngực của bé sau này. Khi có con, việc cho con bú sẽ dễ dàng hơn, tránh tình trạng núm vú bị lõm và sữa tiết ra ít, gây trở ngại trong quá trình con bú sữa. Đồng thời đây cũng là hành động giúp tăng tính thẩm mỹ cho vòng ngực của trẻ khi trẻ trưởng thành. 

Trên thực tế, quan niệm trên không những không liên quan đến việc lớn lên trẻ có dễ cho con bú hay không, mà còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.

Khi bố mẹ tự ý vắt đầu vú, nếu lực vắt quá mạnh sẽ vô tình khiến trẻ bị đau và đầu vú sưng đỏ. Ngoài ra, trẻ có nguy cơ bị viêm tuyến vú nếu như bố mẹ không vệ sinh tay sạch sẽ trước khi chạm vào bé, khiến ngực bị nhiễm trùng.

Cạo tóc, bóp đầu ngực... cho trẻ sơ sinh tưởng tốt, nhưng vô tình rước thêm bệnh cho con - 6

Ngực bé có thể bị nhiễm trùng từ hành vi tai hại, không đúng đắn của bố mẹ.

Cạo tóc, bóp đầu ngực... cho trẻ sơ sinh tưởng tốt, nhưng vô tình rước thêm bệnh cho con - 7

Véo sống mũi sẽ làm mũi thẳng và cao hơn

Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi sống mũi sẽ chưa hiện rõ, lúc này bố mẹ không thể biết chắc được trẻ sẽ sở hữu một chiếc mũi cao hay tẹt.

Nhưng đa số trẻ sơ sinh sẽ có chiếc mũi tẹt ban đầu, qua quá trình phát triển thì mới dần hoàn thiện hơn. Bởi vì vậy mà nhiều bà mẹ cảm thấy lo lắng, tìm mọi cách để giúp sống mũi của trẻ cao hơn bằng hành động can thiệp vuốt hoặc nhéo nó thường xuyên.

Tuy nhiên cho đến nay, vẫn chưa có một nghiên cứu khoa học nào khẳng định phương pháp này là hiệu quả. Theo các bác sĩ, độ cao của mũi được quyết định chủ yếu bởi nhiều yếu tố, chẳng hạn như di truyền từ gia đình, chế độ dinh dưỡng, tốc độ dậy thì và những tổn thương trong quá trình khôn lớn của trẻ. 

Nếu bố mẹ không thay đổi suy nghĩ mà vẫn tiếp tục sử dụng tay tác động lên mũi trẻ, niêm mạc mũi mỏng manh của trẻ rất dễ bị viêm, dẫn đến hệ hô hấp bị ảnh hưởng.

Ngoài ra, bệnh lý viêm tai giữa cũng có sự liên quan mật thiết đến bộ phận mũi. Khi mũi bị viêm, chất nhầy trong khoang mũi sẽ thông vào tai và gây ra viêm tai giữa, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trẻ sơ sinh.

Cạo tóc, bóp đầu ngực... cho trẻ sơ sinh tưởng tốt, nhưng vô tình rước thêm bệnh cho con - 8

Da trẻ sẽ trắng hơn nếu được lau bằng sữa mẹ

Không thể phủ nhận, sữa mẹ có rất nhiều lợi ích “thần kỳ”. Trẻ sơ sinh trong những tháng đầu đời, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời nhất để trẻ phát triển toàn diện. Bên cạnh đó, nhiều người còn sử dụng sữa mẹ để bôi lên da mặt cho trẻ, thậm chí là nhỏ vào mắt, bởi vì họ tin rằng sữa mẹ có thể chữa bệnh.

Trên thực tế, da của em bé sơ sinh cực kỳ nhạy cảm. Chỉ với tác động nhỏ, làn da của bé có thể bị nhiễm trùng hoặc mắc các loại bệnh như chàm sữa, hăm,... Một số người vì muốn chữa chàm sữa cho trẻ mà lựa chọn giải pháp bôi sữa mẹ, nhưng vô tình lại khiến tình trạng da của trẻ thêm trầm trọng.

Chuyên gia giải thích, sở dĩ như vậy là vì chất dinh dưỡng trong sữa mẹ chính là môi trường thuận lợi để vi khuẩn và nấm sinh sôi. Trong trường hợp núm vú của mẹ không đảm bảo vệ sinh, nấm và vi khuẩn sẽ dễ bị lẫn vào. Lúc này, nếu vắt sữa ra và bôi vào mặt trẻ sẽ rất dễ dẫn đến lở loét, bội nhiễm.

Cạo tóc, bóp đầu ngực... cho trẻ sơ sinh tưởng tốt, nhưng vô tình rước thêm bệnh cho con - 9

Sữa mẹ là môi trường thuận tiện để vi khuẩn, nấm phát sinh. Nếu bôi lên làn da nhạy cảm của trẻ, rất dễ khiến nó nhiễm trùng.

Cạo tóc, bóp đầu ngực... cho trẻ sơ sinh tưởng tốt, nhưng vô tình rước thêm bệnh cho con - 10

Đắp chăn cho trẻ khi trẻ bị sốt

Bố mẹ thường quan sát thấy trẻ khi bị sốt có biểu hiện ớn lạnh, run rẩy. Vì vậy, nhiều người đã vội vã mặt cho trẻ nhiều lớp quần áo, thậm chí là đắp chăn kín mít. 

Đối với những ông bố bà mẹ chưa có kinh nghiệm, họ hoàn toàn sẽ không có đủ kiến thức để hiểu về vấn đề này. Thực tế, cơ thể mỗi người đều có chức năng kiểm soát thân nhiệt.

Khi trẻ sốt, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng cao hơn so với bình thường. Lúc này, tiết mồ hôi sẽ chảy ra nhiều để ức chế quá trình sinh nhiệt, cân bằng nhiệt độ nóng lạnh của cơ thể. Đó là nguyên nhân vì sao trẻ có cảm giác ớn lạnh.

Trong quá trình trẻ bị sốt, việc đắp chăn không chỉ thể hiện rằng bố mẹ thiếu hiểu biết về kiến thức cơ bản để chăm sóc sức khỏe cho con cái, mà còn làm cản trở việc điều trị.

Càng đắp chăn, tình trạng sốt của trẻ càng kéo dài, bởi vì cơ thể khó thoát nhiệt ra bên ngoài. Trường hợp bố mẹ không hạ nhiệt kịp thời cho trẻ, cơ thể chạm đến giới hạn nhiệt độ cao nhất, trẻ sẽ xảy ra tình trạng bị biến chứng, thậm chí là dẫn đến tử vong.  

Cạo tóc, bóp đầu ngực... cho trẻ sơ sinh tưởng tốt, nhưng vô tình rước thêm bệnh cho con - 11

Trẻ sẽ sốt kéo dài, thậm chí là bị biến chứng và nặng hơn là tử vong từ hành vi đắp chăn, mặc quần áo quá dày khi trẻ bị sốt.

Dạy kỹ năng vận động này cho trẻ sơ sinh càng sớm sẽ càng tốt
Muốn con lớn lên không chỉ khỏe mạnh mà còn đạt chỉ số IQ cao, bố mẹ đừng quên hướng dẫn con kỹ năng vận động tinh ngay khi còn nhỏ.

Dạy con 0-6 tháng

Theo Nguyễn Trang Dịch từ Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Infographic