Chuyên gia chỉ ra 2 cách kích thích tính siêng năng ở trẻ, tốt nhất trước khi con 12 tuổi

Thi Thi - Ngày 05/10/2024 19:00 PM (GMT+7)

Để nuôi dưỡng đứa trẻ có tính tự giác, bố mẹ có thể áp dụng 2 nguyên tắc, tốt nhất là trước khi trẻ 12 tuổi.

Kỷ luật tự giác là một phẩm chất quan trọng trong sự phát triển, giúp trẻ đạt kết quả xuất sắc trong học tập, tạo nền tảng vững chắc cho cuộc sống sau này.

Kỷ luật tự giác không phải là thứ trẻ sinh ra đã có, mà cần được rèn luyện và giáo dục.

Vậy bố mẹ làm thế nào để nuôi dưỡng hiệu quả tính kỷ luật tự giác cho con, trong giai đoạn quan trọng trước khi đạt 12 tuổi? Các chuyên gia giáo dục gợi ý 2 cách phổ biến, bố mẹ có thể tham khảo.

Chuyên gia chỉ ra 2 cách kích thích tính siêng năng ở trẻ, tốt nhất trước khi con 12 tuổi - 1

2 phương pháp rèn luyện tính tự giác, chăm chỉ ở trẻ

Làm gương: Dẫn dắt bằng ví dụ và để trẻ thấy được sức mạnh của tính tự giác

Trẻ nhỏ vốn có tính bắt chước cao, và những hành vi, thói quen phần lớn đều được hình thành bởi quan sát và học hỏi từ bố mẹ. Điều này có nghĩa cách mà bố mẹ hành xử trong cuộc sống hàng ngày sẽ ảnh hưởng đến phát triển nhân cách và thói quen của trẻ. Vì vậy, để rèn luyện tính tự giác cho con, trước hết, bố mẹ phải làm gương và thể hiện thái độ tự giác trong mọi khía cạnh của cuộc sống.

Bố mẹ nên làm gương tốt cho con, hạn chế những thói quen xấu.

Bố mẹ nên làm gương tốt cho con, hạn chế những thói quen xấu.

Khi trẻ thấy bố mẹ quản lý thời gian hiệu quả, tự giác trong việc học tập và làm việc, sẽ dần hình thành thói quen tương tự. Chẳng hạn, bố mẹ luôn giữ gìn ngăn nắp và sạch sẽ trong nhà, trẻ sẽ học được giá trị của việc duy trì một môi trường sống gọn gàng và ngăn nắp.

Phương pháp giáo dục kiểu này tránh được những xung đột, mâu thuẫn, giúp trẻ được hưởng lợi một cách tinh tế.

Khi trẻ thấy rằng sự tự giác mang lại những kết quả tích cực như cảm giác hài lòng, thành công trong học tập hay sự tôn trọng từ người khác, sẽ có xu hướng tự nguyện áp dụng những hành vi này trong cuộc sống hàng ngày. 

Thiết lập nội quy: Vạch rõ ranh giới và để trẻ học cách tuân thủ, tự giác

Ngoài việc làm gương, việc thiết lập các quy tắc rõ ràng là chìa khóa để phát triển tính tự giác ở trẻ. Các quy tắc này giúp trẻ hình dung được hành vi nào là phù hợp và hành vi nào là không chấp nhận được. Khi các quy tắc được thể hiện rõ ràng và nhất quán, trẻ sẽ có cơ sở để hiểu và học cách tự điều chỉnh hành động của mình.

Việc thiết lập quy tắc cũng tạo ra một cấu trúc ổn định cho trẻ. Trong một thế giới đầy biến động, trẻ thường tìm kiếm sự an toàn và ổn định. Khi có các quy tắc, trẻ sẽ cảm thấy như mình đang sống trong một môi trường có kiểm soát, nơi mà mọi thứ diễn ra theo một trình tự nhất định. 

Vạch rõ ranh giới và để trẻ học cách tuân thủ, tự giác.

Vạch rõ ranh giới và để trẻ học cách tuân thủ, tự giác.

Khi bố mẹ cùng nhau đặt ra các quy tắc và thảo luận về ý nghĩa, điều này sẽ tạo ra cơ hội cho trẻ tham gia vào quá trình ra quyết định. Sự tham gia này không chỉ giúp trẻ cảm thấy được tôn trọng mà còn tăng cường sự gắn bó. Trẻ sẽ cảm thấy mình là một phần quan trọng trong gia đình và có trách nhiệm trong việc tuân thủ các quy tắc đã đề ra.

Một số quy tắc cơ bản như:

Thời gian học tập: Ngày nào cũng dành một khoảng thời gian nhất định để học bài.

Thời gian chơi: Xác định thời gian chơi cụ thể, ví dụ: Sau giờ học hoặc vào cuối tuần.

Lễ phép: Luôn nói "cảm ơn", và "xin lỗi" khi cần.

Không la hét: Chỉ nói chuyện trong âm lượng bình thường khi ở nhà và nơi công cộng.

Giữ gìn phòng: Sau khi chơi, trẻ cần dọn dẹp đồ chơi và giữ cho phòng của mình gọn gàng.

Đồ dùng cá nhân: Đồ dùng cá nhân như quần áo, giày dép cần được để đúng chỗ.

Chuyên gia chỉ ra 2 cách kích thích tính siêng năng ở trẻ, tốt nhất trước khi con 12 tuổi - 4

Những điều cần chú ý khi nuôi dạy trẻ có tính tự giác

Duy trì tính nhất quán 

Dù làm gương hay thiết lập các quy tắc, bố mẹ đều cần sự nhất quán trong cách tiếp cận giáo dục. Khi trẻ nhận thấy rằng các quy tắc và hành vi được thực hiện một cách nhất quán, sẽ dễ dàng hơn trong việc học hỏi và áp dụng những điều đã học vào cuộc sống hàng ngày.

Sự thiếu nhất quán có thể khiến trẻ bối rối và mất phương hướng. Ví dụ, nếu một ngày bố mẹ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tự giác làm bài tập mà hôm sau lại không yêu cầu trẻ thực hiện, trẻ sẽ không biết đâu là điều quan trọng và đâu là điều có thể lơ là.

Duy trì tính nhất quán của các hoạt động, quy tắc hàng ngày.

Duy trì tính nhất quán của các hoạt động, quy tắc hàng ngày.

Sự bối rối này không chỉ làm giảm hiệu quả giáo dục mà còn có thể dẫn đến sự hình thành những thói quen xấu. Trẻ có thể bắt đầu cảm thấy rằng việc tuân thủ quy tắc không phải là điều cần thiết, hoặc rằng bố mẹ không thực sự nghiêm túc về những gì đang dạy.

Đưa ra phản hồi tích cực 

Khi trẻ thể hiện hành vi tự kỷ luật, hãy đưa ra những phản hồi tích cực và động viên kịp thời. Trẻ cảm thấy rằng những nỗ lực của mình được ghi nhận, sẽ cảm thấy tự hào về bản thân và có xu hướng muốn duy trì, cải thiện những hành vi tích cực đó.

Phản hồi tích cực còn giúp trẻ hiểu rõ hơn về giá trị của việc tự kỷ luật. Điều này không chỉ giúp trẻ hình thành thói quen tốt mà còn làm tăng khả năng kiềm chế hành vi của bản thân, cho phép trẻ đưa ra những quyết định sáng suốt hơn trong các tình huống khác nhau.

Đưa ra phản hồi tích cực khi trẻ làm tốt.

Đưa ra phản hồi tích cực khi trẻ làm tốt.

Buông bỏ một cách thích hợp 

Khi trẻ lớn hơn và nâng cao tính tự giác, hãy học cách buông bỏ một cách thích hợp và để trẻ tự do trong một thế giới rộng lớn hơn.

Điều này giúp trẻ thích nghi tốt hơn với môi trường xã hội, rèn luyện tính độc lập, tự chủ.

Phát triển tính tự giác của trẻ là một quá trình lâu dài và phức tạp. Bố mẹ cần phải làm gương, thiết lập các quy tắc và trong quá trình này duy trì tính nhất quán, đưa ra phản hồi tích cực, cũng như buông bỏ một cách thích hợp.

Bằng cách này, bố mẹ có thể giúp con phát triển thành những người có tính kỷ luật, độc lập và có trách nhiệm.

Chuyên gia chỉ ra 2 cách kích thích tính siêng năng ở trẻ, tốt nhất trước khi con 12 tuổi - 7

Đứa trẻ ngày càng giỏi, tự giác ngày càng cao đều nhờ mẹ lười làm 4 điều
Đôi khi sự "lười biếng" của bố mẹ có thể nuôi dưỡng tinh thần tự giác và tự lập ở trẻ.

Trẻ tiểu học

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con vâng lời