Nếu bố mẹ áp dụng đúng một số phương pháp trong quá trình nuôi dạy, sẽ tạo nền tảng tốt để trẻ phát triển trong tương lai.
Theo một chuyên gia tâm lý, giáo dục gia đình cần có sự khôn ngoan. Một hành động hay một lời nói của bố mẹ có thể ảnh hưởng đến sự trưởng thành của trẻ.
Các phương pháp hiệu quả có thể giúp việc giáo dục gia đình trở nên hữu ích hơn. Theo đó, có 9 nguyên tắc vàng nếu bố mẹ áp dụng đúng, sẽ giúp trẻ rèn luyện được tính tự giác, tự tin và lạc quan trong cuộc sống.
Quy luật bể cá: Sự phát triển đòi hỏi tự do
Chúng ta có thể hiểu đơn giản về quy luật này là, nhiều loài cá được nuôi vào cùng một bể, dù điều kiện tốt đến đâu cũng không thể lớn nhanh như khi được đưa vào thiên nhiên.
Cá cần không gian trống để phát triển và con người còn cần nhiều hơn thế. Bố mẹ thường giúp trẻ lựa chọn như trường học, quần áo, đồ chơi. Nếu trẻ không có lựa chọn, không suy nghĩ thì sẽ không có tư duy đổi mới, không dám thử, thậm chí mắc sai lầm. Bố mẹ thường có xu hướng cho con học được nhiều kiến thức, nhưng không để trẻ tự rút ra bài học.
Sự phát triển là cần thiết nhưng cũng được tự do.
Trẻ em giống như những con cá nhỏ. Nếu luôn nuôi trong nhà kính và chăm sóc cẩn thận, sẽ khó học được cách vượt qua mưa gió.
Hoa trong nhà kính là đối tượng dễ bị bão làm hư hại nhất, và những đứa trẻ luôn được bố mẹ che chở dễ bị khó khăn đánh gục nhất.
Vì vậy, lời khuyên cho bố mẹ là học cách buông bỏ trong phạm vi có thể kiểm soát, cho trẻ nhiều không gian hơn để làm chủ bản thân, đồng thời trao đủ cơ hội để tự do khám phá, vui chơi, phạm sai lầm và học cách vượt qua.
Hiệu ứng Rosenthal: Có những kỳ vọng tích cực ở trẻ
Nhà tâm lý học Rosenthal từng tiến hành một cuộc kiểm tra xu hướng phát triển trong tương lai, trên 18 lớp học sinh từ lớp 1 đến lớp 6, sau đó bàn giao danh sách “Những học sinh có triển vọng nhất” cho hiệu trưởng và giáo viên.
Sau 8 tháng, một điều kỳ diệu đã xảy ra: Tất cả học sinh trong danh sách đều có điểm số cải thiện đáng kể, sôi nổi, vui vẻ và giao tiếp tốt hơn với mọi người. Một số người có thể thắc mắc rằng, những học sinh này được lựa chọn cẩn thận nhưng sự thật là những học sinh trong danh sách được chọn ngẫu nhiên.
Có những kỳ vọng tích cực ở trẻ.
Kỳ vọng tích cực thực sự là một loại hỗ trợ từ bên ngoài.
Trong suy nghĩ của mọi người, gia đình và bạn bè là cốt lõi của loại hỗ trợ này, và điều này ngày càng được định hình nhiều hơn. Khi đối mặt với thất bại, cả trẻ em và người lớn đều mong chờ sức mạnh này. Ngược lại, nếu không có những kỳ vọng và hỗ trợ tích cực như vậy, con người sẽ trở nên tiêu cực hoặc không thể phục hồi.
Từ “Hiệu ứng Rosenthal” cho thấy, kỳ vọng và sự động viên của người lớn sẽ thay đổi vận mệnh của con.
Định luật củng cố: Giúp trẻ hình thành những thói quen tốt
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành một thí nghiệm thú vị. Họ đặt một bức tường kính trong nước, cho một con cá và thức ăn ở một bên. Lúc đầu, con cá đập mạnh vào kính, nhưng sau đó nó nhận ra điều đó là không thể, nên ngừng đập. Sau khi loại bỏ bức tường kính, cá voi vẫn tin rằng có bức tường kính như cũ, vì vậy chỉ di chuyển về phía mình.
Hành vi của con người cũng giống như câu chuyện này. Sau một thời gian hoặc những trải nghiệm lặp đi lặp lại, sẽ trở thành cố định và hình thành thói quen.
Có người từng nói rằng thà dạy trẻ những thói quen tốt còn hơn là dạy nhiều sự thật.
Việc hình thành thói quen đòi hỏi bố mẹ phải sử dụng những phương pháp giáo dục đúng đắn để hướng dẫn con, đồng thời phải chăm chỉ, kiên trì cùng con. Những thói quen tốt nằm ở sự củng cố liên tục.
Nếu muốn trẻ phát triển thói quen đọc sách, hãy cùng đọc sách với con thường xuyên mỗi ngày.
Nếu muốn trẻ hình thành thói quen dậy sớm, hãy cùng con dậy sớm...
Bố mẹ không chỉ nên điều chỉnh hành vi, mà cần trân trọng từng bước tiến bộ để trẻ có thêm động lực kiên trì.
Giúp trẻ hình thành những thói quen tốt.
Quy luật Sói: Nuôi dưỡng trí tò mò
Sói là một trong những loài động vật tò mò nhất trên thế giới. Dù môi trường có khó đoán đến đâu, nó vẫn có thể tìm được thức ăn, hiểu được nguy hiểm và mạnh mẽ sống sót.
Hầu hết chúng ta biết rằng trí tò mò của trẻ rất mạnh mẽ. Sự tò mò này hướng trẻ khám phá thế giới và khám phá tiềm năng của bản thân.
Vì vậy, trong trường hợp này, bố mẹ hãy kiên nhẫn để bảo vệ sự tò mò và trí tưởng tượng của trẻ, đồng thời khuyến khích con nghĩ rằng những điều mình quan tâm nhất ở hiện tại có thể nằm ở tiềm năng phát triển trong tương lai.
Rousseau từng nói: “Chỉ cần sự tò mò được định hướng tốt thì có thể trở thành động lực để trẻ tìm kiếm kiến thức”.
Đôi khi trẻ sẽ hỏi những câu hỏi hoang đường và bố mẹ sẽ dần mất kiên nhẫn. Vì vậy, cách giáo dục thông minh nhất là khuyến khích trẻ suy nghĩ và để sự hứng thú trở thành người thầy tốt nhất. Một ngày nào đó, những hạt giống tò mò sẽ bén rễ, nảy mầm và sinh ra những trái ngọt bất ngờ.
Quy luật của giấc mơ: Trẻ em cần có ước mơ để lớn lên
Trong cuộc khảo sát về “Lớn lên con muốn làm gì?”, khoảng 92,7% trẻ muốn vào đại học tốt và tìm được việc làm tốt; chỉ có 7,3% trẻ đưa ra những câu trả lời như đi du lịch khắp thế giới, làm việc trên các hành tinh xa lạ... Vậy trí tưởng tượng của trẻ sẽ đi về đâu?
Ước mơ bị giới hạn bởi thực tế, nhưng ước mơ là những kỳ vọng tốt đẹp của chúng ta về cuộc sống và niềm tin vào việc làm việc chăm chỉ để tiến về phía trước. Nó có thể cho chúng ta dũng khí để đối mặt với khó khăn.
Các nhà tâm lý học trẻ em tin rằng, giấc mơ có tác động rất lớn đến sự phát triển, và việc khuyến khích trẻ theo đuổi ước mơ sẽ tạo ra động lực nội tại mạnh mẽ. Ngay cả khi ước mơ không được thực hiện, trẻ vẫn sẽ dũng cảm tiến về phía trước. Những thiên tài như Edison, Darwin và Picasso... đều có một giấc mơ đẹp đẽ trong thời thơ ấu, dẫn đến những thành tựu to lớn trong tương lai.
Ước mơ của trẻ cần được chăm sóc cẩn thận chỉ khi có sự hỗ trợ, những hạt giống mới có thể lớn lên thành những cây cao chót vót.
Luật Gió Nam: Dạy con cần có phương pháp
Gió nam và gió bắc đánh cược xem ai mạnh hơn. Họ đồng ý xem ai có thể cởi quần áo của người đi bộ. Gió bắc thổi dữ dội, người đi bộ càng lúc càng quấn chặt vào quần áo. Trong khi đó gió nam thổi chậm, cho đến khi trời nắng, người đi bộ lần lượt cởi áo khoác ra.
Việc thỏa mãn nhu cầu của bản thân và đạt được mục tiêu được gọi là "Hiệu ứng gió Nam". Hiệu ứng gió nam cho chúng ta biết rằng sự khoan dung có sức mạnh sẽ mạnh hơn sự trừng phạt.
Việc giáo dục trẻ cũng vậy. Những lời chỉ trích sẽ khiến trẻ trở nên nổi loạn và không vâng lời hơn. Bởi trẻ em không thể tránh khỏi việc mắc sai lầm và phải học cách dạy trẻ một cách đúng đắn.
Dành cho trẻ đủ sự quan tâm, ấm áp và sử dụng những phương pháp giáo dục nhẹ nhàng sẽ hiệu quả hơn rất nhiều so với những hình phạt tùy tiện, hà khắc.
Dạy con cần có phương pháp phù hợp.
Quy luật trì hoãn sự hài lòng: Rèn luyện tính kiên nhẫn cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ
Việc một người có kiên nhẫn hay không thể hiện hai hướng. Một là có được thứ mình muốn; hai là đợi cho đến khi thứ chúng ta cần đến. Sự khác biệt ở đây là sự kiên nhẫn.
Nhiều bậc bố mẹ cho biết, con mình có xu huống thỏa mãn điều gì đó ngay lập tức. Nếu không, trẻ sẽ khóc lóc và gây rắc rối, khiến bố mẹ bất lực.
Thực tế, chính việc không rèn luyện khả năng chậm hài lòng, đã khiến trẻ mất kiên nhẫn.
Vì vậy, bố mẹ nên trau dồi một cách có ý thức khả năng trì hoãn sự hài lòng của con, để trẻ học cách chờ đợi và kiên nhẫn.
Chúng ta có thể thử "trò chơi ba phút". Khi trẻ muốn thứ gì đó, hãy để trẻ đợi trong ba phút.
Sau khi trẻ thích ứng trong 3 phút, rồi kéo dài thời gian ra một chút, sau khi rèn luyện, khả năng chịu đựng của trẻ dần được cải thiện.
Rèn luyện tính kiên nhẫn cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ.
Luật tôn: Sự phát triển đòi hỏi sự tôn trọng
Nghiên cứu cho thấy trong những gia đình mà bố mẹ và con có mối quan hệ bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và duy trì giao tiếp, chỉ số IQ của trẻ cao hơn đáng kể.
Mối quan hệ này tạo ra một môi trường học tập tích cực, khuyến khích trẻ phát triển tư duy phản biện, khả năng giải quyết vấn đề. Khi trẻ cảm thấy rằng ý kiến của mình được lắng nghe và tôn trọng, sẽ tự tin hơn trong việc bày tỏ suy nghĩ và cảm xúc.
Lòng tự trọng là một trải nghiệm cảm xúc quan trọng giúp trẻ nhận thức về giá trị bản thân. Khi trẻ không bị bỏ lại phía sau và tin rằng mình không thua kém người khác, sẽ có động lực để phấn đấu, khám phá khả năng của chính mình.
Những đứa trẻ có lòng tự trọng cao thường có xu hướng đặt ra mục tiêu cho bản thân và kiên trì theo đuổi, điều này sẽ góp phần tạo dựng một tương lai tươi sáng hơn.
Để trẻ thực sự trưởng thành, việc cho phép trẻ tham gia vào quyết định và thảo luận trong gia đình sẽ giúp bản thân cảm thấy mình có giá trị và quyền lực trong cuộc sống.